Cách chức hay cắt chức

Khi xảy ra vi phạm trong quá trình làm việc, lao động thì người đó có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức. Vậy cách chức là gì? Mắc sai phạm tới mức nào sẽ bị cách chức? Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về cách chức là gì. Mời các bạn cùng theo dõi.

Cách chức hay cắt chức
Cách chức là gì

Cách chức là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

Cách chức là một trong những hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Áp dụng đối với cán bộ

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Cách chức.
  • Bãi nhiệm.

Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Giáng chức.
  • Cách chức.
  • Buộc thôi việc.

Áp dụng đối với viên chức quản lý

  • Khiển trách.
  • Cảnh cáo.
  • Cách chức.
  • Buộc thôi việc.

Trong phạm vi lao động thì cách chức là một trong bốn hình thức xử lý kỷ luật lao động, bao gồm:

  • Khiển trách.
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
  • Cách chức.
  • Sa thải.

2. Các trường hợp cách chức đối với cán bộ, công chức

Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
  • Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

3. Các trường hợp cách chức đối với viên chức

Căn cứ Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
  • Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
  • Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.

4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động về cách chức

Hình thức cách chức nói riêng và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói chung đều phải tuân thủ quy định sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến cách chức là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích để bạn tham khảo thêm về vấn đề này. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây – ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330