Các trường Đại học về truyền hình

Trường Cao đẳng Phát thanh -Truyền hình II là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Trường được thành lập năm 1977, được nâng cấp thành trường cao đẳng năm 2006 theo Quyết định số 3016/QĐ-BGD-ĐT ngày 19/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại, Trường có hai cơ sở đào tạo: 

- Cơ sở 1: 75 Trần Nhân Tôn, Phường 9, Quận 5, TpHCM

- Cơ sở 2: số 01 đường ĐHT 27, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TpHCM

Trường thực hiện sứ mệnh đào tạo chính quy dài hạn trình độ cao đẳng, liên kết đào tạo trình độ đại học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho nguồn nhân lực báo chí, truyền thông, phát thanh, truyền hình khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Trong công tác hợp tác quốc tế, được sự cho phép của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trường đã phối hợp với Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á Thái Bình Dương (AIBD) và Đài DW của Đức tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn cho người học đến từ các quốc gia trong khu vực. Trường cũng đã cử giảng viên, cán bộ tham gia giảng dạy, học tập, tập huấn tại Đức, Thụy Điển, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Bangladesh,...

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3060/QĐ-HVBCTT ngày 28/9/2015 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Ngành đào tạo           :Báo chí

Chuyên ngành          :Phát thanh - Truyền hình

Trình độ đào tạo        :Đại học thứ hai

Mã số                        :52 32 01 01

Loại hình đào tạo      :Chính quy tập trung

1. Mục tiêu đào tạo

1. 1. Mục tiêu tổng quát

             Đào tạo các nhà báo có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành báo phát thanh – truyền hình, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình; làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng; làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức

            + Được đào tạo cơ bản, hệ thống về báo chí trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

            +  Có tri thức chuyên sâu về báo phát thanh– truyền hình, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tổng quát đã nêu.

            - Về kỹ năng: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có những kỹ năng sau:

+ Kỹ năng thực hiện các thể loại báo chí, đặc biệt là báo phát thanh– truyền hình.

+ Kỹ năng biên tập tác phẩm và biên tập chương trình phát thanh– truyền hình.

+ Kỹ năng tổ chức sản xuất các chương trình phát thanh– truyền hình.

+  Kỹ năng dẫn chương trình phát thanh– truyền hình...

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức:

            + Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

            + Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, chống lại những âm mưu và hành động phá hoại chế độ, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị trên cơ sở nhận thức đầy đủ và tự giác về vai trò, vị thế xã hội của báo chí và truyền thông đại chúng.

            - Về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

+ Có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới.

+ Có khả năng làm việc tại các cơ quan báo chí, nhất là hệ thống các đài phát thanh- truyền hình.

            + Có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hóa – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội…

+ Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.

+ Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị-  xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Trình độ ngoại ngữ

Người học tốt nghiệp từ năm 2017 trở đi đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 550điểm TOEIC hoặc 500 điểm TOEFL hoặc 5.0điểm IELTS).

- Trình độ Tin học

Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo: 2 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:

Chương trình đào tạo toàn khóa gồm 65 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

             Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể dự thi vào ngành Báo chí, chuyên ngành Phát thanh-Truyền hình nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp đại học;

            - Có đủ sức khỏe sức khỏe để học tập theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học.

            Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

            Thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

6. Thang điểm

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

             Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:

TT

Mã học phần

Học phần

Số tín chỉ

Phân bổ

Học phần tiên quyết

Phân kỳ

Lý thuyết

Thực hành

7.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

10

       

1

TM01011

Triết học Mác-Lênin

2.0

1.5

0.5

 

1

2

KT01011

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2.0

1.5

0.5

 

1

3

CN01011

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.0

1.5

0.5

 

2

4

LS01002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.0

1.5

0.5

 

3

5

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

1.5

0.5

 

3

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

55

       

7.2. Kiến thức cơ sở ngành

         

Bắt buộc

12

       

6

BC02101

Lý thuyết truyền thông

2.0

1.0

1.0

 

1

7

BC02110

Cơ sở lý luận báo chí

3.0

2.0

1.0

 

1

8

PT02301

Lịch sử báo chí

2.0

1.0

1.0

 

1

9

PT02305

Ngôn ngữ báo chí

2.0

1.0

1.0

BC02110

3

10

PT02304

Luật pháp và đạo đức báo chí

3.0

2.0

1.0

BC02110

3

Tự chọn

4/8

       

11

PT03405

Tác phẩm báo chí đa phương tiện

2.0

1.0

1.0

 

1

12

PT03348

Lao động báo chí đa phương tiện

2.0

1.0

1.0

 

1

13

BC02103

Xã hội học báo chí

2.0

1.0

1.0

 

1

14

PT02310

Báo chí và dư luận xã hội

2.0

1.0

1.0

 

1

Kiến thức chuyên ngành

         

Bắt buộc

25

       

15

PT03371

Lý thuyết và kỹ năng truyền hình

2.0

1.0

1.0

 

1

16

PT03366

Lý thuyết và kỹ năng phát thanh

2.0

1.0

1.0

 

1

17

PT03423

Tin và bản tin phát thanh

3.0

1.5

1.5

PT03366

2

18

PT03349

Phóng sự phát thanh – truyền hình

4.0

2.0

2.0

PT03366

PT03371

3

19

PT03432

Tổ chức sản xuất chương trình PT

3.0

1.5

1.5

PT03366

3

20

PT03310

Âm nhạc và tiếng động phát thanh

2.0

1.0

1.0

PT03366

2

21

PT03425

Tin và bản tin truyền hình

3.0

2.0

1.0

PT03371

2

22

PT03350

Phỏng vấn - tọa đàm phát thanh - truyền hình

3.0

1.5

1.5

PT03371

2

23

PT03434

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

3.0

2.0

1.0

PT03371

3

Tự chọn

4/8

       

24

PT03362

Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử

2.0

1.0

1.0

BC02110

2

25

PT03353

Lý thuyết và kỹ năng báo ảnh

2.0

1.0

1.0

BC02110

2

26

PT03357

Lý thuyết và kỹ năng báo in

2.0

1.0

1.0

BC02110

2

27

PT03328

Dẫn chương trình truyền hình

2.0

1.0

1.0

PT03371

2

28

PT03426

Thực tập tốt nghiệp

3.0

     

4

Khóa luận hoặc học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7.0

     

4

29

PT03322

Các chuyên đề truyền hình 1

4.0

2.0

2.0

PT03371

4

30

PT03321

Các chuyên đề phát thanh 3

3.0

1.5

1.5

 

4

Tổng số

65

   

PT03371

 

GIÁM ĐỐC

Đã ký

PGS, TS. Trương Ngọc Nam