Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản

Không ít đề tài xuất phát từ mối quan tâm của người trẻ đến những vấn đề trong đời sống, sinh hoạt của chính mình và của cộng đồng.

Tiếp lửa cho đam mê khoa họcEuréka 2012 vào vòng chung kếtAudio Nhịp sống trẻ: Sinh viên và nghiên cứu khoa học

Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Phóng to

Các sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM - thuộc nhóm tác giả đề tài "Xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12-18 tuổi tại Trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiều, TP.HCM" - thu âm cho đĩa CD - Ảnh: nhân vật cung cấp

Câu chuyện của những chiếc CD

Khi câu chuyện giáo dục giới tính cho người trẻ vẫn đang "nóng" thì nhóm 5 sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM: Đặng Mạnh Cường, Quang Thục Hảo, Trương Thị Hằng, Trần Thái Hòa, Nguyễn Thị Trúc Linh quan tâm "chi tiết" hơn: giáo dục giới tính cho học sinh mù hoàn toàn từ 12-18 tuổi - những đối tượng dễ bị xâm hại tình dục.

Đề tài "Xây dựng đĩa CD hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12-18 tuổi tại Trường THPT đặc biệt Nguyễn Đình Chiều, TP.HCM" được "khởi động" từ mối quan tâm ấy. Đĩa CD được thu âm bởi chính nhóm tác giả, với các nội dung giới tính và sự khác biệt nam nữ, những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì, lệch lạc tâm lý, tình yêu, tình dục...

Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Phóng to
Bìa đĩa CD Hỗ trợ giáo dục giới tính dành cho học sinh mù hoàn toàn từ 12-18 tuổi - Ảnh: nhân vật cung cấp
Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Phóng to

Sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM (áo thun xanh) khảo sát học sinh mù bằng phiếu hỏi để thực hiện đề tài xây dựng CD hỗ trợ giáo dục giới tính - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh viên Quang Thục Hảo cho biết: "Nhóm hi vọng sẽ có điều kiện để tiếp tục hoàn thiện CD này trong thời gian tới . Một trong những mục tiêu quan trọng khác là phổ biến rộng rãi CD tại các trường học, các cơ sở nuôi dạy trẻ khiếm thị".

Cũng có sản phẩm là đĩa CD, song, "nguồn cơn" để Nguyễn Hồ Phương Trâm - sinh viên ĐH Mở TP.HCM - thực hiện CD phần mềm trắc nghiệm "Vui học sử 12" là thực tế điểm thi tuyển sinh đại học môn sử năm 2011 thấp đến mức lo ngại và thực tế dạy - học sử ở bậc THPT.

Với mong muốn giúp học trò bớt "ngán" sử, từ đó thích học sử và học hiệu quả hơn, Phương Trâm thiết kế CD bằng phần mềm Violet. CD gồm 120 câu hỏi liên quan đến chương trình sử lớp 12, với các dạng bài tập trắc nghiệm với nhiều đáp án, trắc nghiệm đúng - sai, điền vào chỗ trống...

Mang tặng 30 CD cho 30 học sinh lớp 12 tại TP.HCM, Phương Trâm nhận được phản hồi: 90% học sinh cho biết yêu thích hoặc rất yêu thích CD và đánh giá đây là tài liệu bổ ích.

Và những mô hình, hệ thống "made by sinh viên"

Tại sao không dùng thẻ sinh viên làm thẻ giữ xe máy, vừa tiết kiệm thời gian - chi phí, vừa an toàn? Xuất phát từ suy nghĩ ấy, nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng, gồm Bùi Phú Tân, Nguyễn Minh Hùng, Trần Đạt Ước Nguyện - thực hiện đề tài "Thiết kế hệ thống bãi giữ xe bằng thẻ sinh viên".

Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Phóng to

Nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện đề tài "Thiết kế hệ thống bãi giữ xe bằng thẻ sinh viên". Từ trái sang, Nguyễn Minh Hùng, Trần Đạt Ước Nguyện, Bùi Phú Tân - Ảnh: nhân vật cung cấp

Các bạn trẻ xác định rõ: kết quả quan trọng nhất mà hệ thống nghiên cứu mong đạt được là cho thấy ứng dụng cụ thể từ thẻ sinh viên.

Hệ thống được phát triển trên ngôn ngữ C Sharp, từ công cụ lập trình Visual Studio 2010 và công cụ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008, kết hợp cùng thư viện xử lý ảnh SimpleLPR 2.2

Clip về hệ thống giữ xe bằng thẻ sinh viên - Nguồn: nhân vật cung cấp

Bùi Phú Tân cho biết: "Chúng tôi đã mời một số sinh viên tham gia kiểm tra hoạt động của hệ thống trong điều kiện thực tế. Kết quả cho thấy hệ thống vận hành ổn định. Cụ thể là việc nhận dạng bảng số xe có độ chính xác cao. Chúng tôi tin tưởng vào khả năng ứng dụng hệ thống này trong thực tế các trường".

Một sản phẩm khác từ đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên thu hút ban giám khảo giải thưởng là "Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước đơn giản cho các hộ gia đình nghèo sống ven sông Sài Gòn", của nhóm sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng gồm Nguyễn Quốc Nghị, Nguyễn Thị Yến Trinh, Lê Hoàng Nghiêm.

Các vật liệu cần để thực hiện mô hình khá dễ tìm như thùng nhựa, ống nước, van khóa, tấm laphông... Quy trình xử lý nước khá đơn giản: nước lấy lên từ sông được cho lắng phèn trước khi đổ vào bể lắng, sau đó nước vào bể lắng ngang rồi sang bể lọc (với lớp cát và lớp đá).

Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Phóng to
Bản vẽ mô hình xử lý nước đơn giản cho các hộ gia đình nghèo sống ven sông Sài Gòn - Nguồn: Nhân vật cung cấp
Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Phóng to
Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản
Một số hình ảnh của mô hình xử lý nước - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bên cạnh những ưu điểm (thiết kế đơn giản, vật liệu thiết kế phổ biến, dễ vận hành, chi phí thấp), mô hình tồn tại hai nhược điểm: đòi hỏi thời gian lưu nước tại bể lắng và có thể phát sinh mùi trong quá trình lọc nước.

15 triệu đồng cho giải đặc biệt

Vòng chung kết “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 14-2012” với 94 đề tài (gồm 73 đề tài nghiên cứu khoa học và 21 khóa luận tốt nghiệp được chọn từ 507 đề tài và khóa luận dự thi) diễn ra ngày 25-11 tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Tiêu chí chấm đề tài gồm tính mới, tính sáng tạo, phương pháp nghiên cứu khoa học, có khả năng ứng dụng cao.

Lễ trao giải dự kiến vào cuối tháng 12-2012. Về đề tài nghiên cứu khoa học, giải nhất ở mỗi lĩnh vực dự thi trị giá 10 triệu đồng và bằng khen của UBND TP.HCM. Từ các đề tài đạt giải nhất ở mỗi lĩnh vực, ban tổ chức sẽ chọn một đề tài đoạt giải đặc biệt (15 triệu đồng và bằng khen của UBND TP.HCM).

Về khóa luận tốt nghiệp, mỗi lĩnh vực dự thi sẽ có hai khóa luận được trao giải (2 triệu đồng và giấy khen của Thành đoàn TP.HCM)

Giải thưởng do Thành đoàn TP.HCM và ĐHQG TP.HCM phát động.

TRUNG UYÊN

Bài Làm:

Kết luận của Phle-minh: Loại nấm xuất hiện đã tạo ra một chất có thể giết chết một số vi khuẩn.

Ý nghĩa: Y học dùng chất này để chữa các vết thương bề mặt.

STTNhà khoa họcSản phẩm nghiên cứu
1Thomas EdisonBóng đèn điện
2Tôn Thất TùngPhương pháp cắt gan khô
3Alexander Graham Bell Phát minh ra điện thoại
4Paul BaranPhát minh ra Internet

4. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là gì?

Sau khi nghiên cứu, Phle-minh đã rút ra kết luận gì?

Sản phẩm nghiên cứu của Phle-minh là gì? Nêu ý nghĩa sản phẩm đó với đời sống con người?

Em hãy trao đổi với các bạn và kể tên một số sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học có ý nghĩa quan trọng với đời sống con người (ghi kết quả vào bảng).

STTNhà khoa họcSản phẩm nghiên cứu
1  
2  
...  

Kết luận của Phle-minh: Loại nấm xuất hiện đã tạo ra một chất có thể giết chết một số vi khuẩn.

Ý nghĩa: Y học dùng chất này để chữa các vết thương bề mặt.

STTNhà khoa họcSản phẩm nghiên cứu
1Thomas EdisonBóng đèn điện
2Tôn Thất TùngPhương pháp cắt gan khô
3Alexander Graham Bell Phát minh ra điện thoại
4Paul BaranPhát minh ra Internet


Góc NCKH

Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có bản

Nghiên cứu khoa học là gì ?

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GÌ?

“Nghiên cứu khoa học” (NCKH) là một khái niệm không xa lạ nhưng cũng khá trừu tượng với những ai mới bắt đầu tìm hiểu nó. Nếu bạn là một trong những người mới bắt đầu đó thì bạn đến đúng chỗ rồi đấy, hãy cùng YRC khám phá một vài điều căn bản về NCKH nhé!

1. Khái niệm

NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới.

2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại NCKH. Trong bài viết này, YRC sẽ đề cập 2 cách phân loại thường gặp: theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

a. Theo chức năng nghiên cứu:

  • Nghiên cứu mô tả (Descriptive research):nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
  • Nghiên cứu giải thích (Explanatory research):nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
  • Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research):nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai
  • Nghiên cứu sáng tạo (Creative research):nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn

b. Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.

  • Nghiên cứu ứng dụng (Applied research):vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
  • Nghiên cứu triển khai (Implementation research):vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm

3. Các khái niệm cơ bản của nghiên cứu khoa học

a. Đề tài nghiên cứu (research project):

Là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic):

Là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định.

c. Đối tượng nghiên cứu (research focus):

Là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.

d. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:

  • Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng.
  • Mục đich nghiên cứu (research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”

e. Khách thể nghiên cứu (research population):

Là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý, một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng.

f. Đối tượng khảo sát (research sample):

Là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu

g. Phạm vi nghiên cứu (research scope):

Là sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài)

Mong rằng một vài điều căn bản về NCKH trên sẽ giúp ích cho bạn. YRC chúc bạn có những đề tài nghiên cứu thành công trong tương lai nhé!

Tham khảo:

  1. Vũ Cao Đàm. (1999)Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật, tr.20.
  2. Lê Văn Hảo. (2015)Phương pháp nghiên cứu khoa học.Trường Đại học Nha Trang.

Nguồn :http://yrc-ftu.com