Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bộ Tài chính: Tiêu cực trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp là những sự việc đơn lẻ

VTV.vn - Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trị trường thời gian tới Bộ Tài chính sẽ rà soát lại các cơ chế chính sách liên quan.

Để bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện một số giải pháp để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, làm lành mạnh hóa thị trường. Trong đó, cần nhanh chóng bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giám sát thị trường.

Thực tế, thời gian qua, thị trường chứng khoán nói chung, trong đó trái phiếu doanh nghiệp qua đã có bước phát triển nhanh để trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp.

"Thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu doanh nghiệp mặc dù mới hình thành và phát triển nhưng đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn rất quan trọng", ông Tạ Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.

Ông Tạ Anh Tuấn cũng cho biết, cho đến nay quy mô thị trường chứng khoán đạt hơn 92% GDP. Cùng với sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô, theo đánh giá của các tổ chức cũng như chuyên gia quốc tế thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Những tiêu cực trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp là những sự việc đơn lẻ, không phản ánh bức tranh chung. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh của thị trường trái phiếu cũng đã phát sinh những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường, đã có những vụ việc đáng tiếc xảy ra. Cơ quan điều tra của Bộ Công an đã khởi tố một số vụ án liên quan đến vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

"Tuy nhiên có thể khẳng định rằng đây là những sự việc đơn lẻ, không phản ánh bức tranh chung của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và cũng không ảnh hưởng tới sự phát triển chung của thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp", ông Tạ Anh Tuấn khẳng định.

Cũng theo ông Tuấn, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới Bộ sẽ rà soát lại các cơ chế chính sách liên quan để sửa đổi phù hợp với tình hình thực tiễn. Hướng tới lành mạnh, công khai, minh bạch thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, cũng như thực hiện chủ trương chung của Chính phủ là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và giao dịch dân sự để đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh và kiểm soát chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Dấu hiệu nào giúp nhà đầu nhận diện trái phiếu kém chất lượng?

VTV.vn - Sau vụ việc 9 lô trái phiếu phát hành trị giá hơn 10.000 tỷ đồng bị yêu cầu hủy cho thấy việc phát hành TPDN riêng lẻ đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lợi dụng tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán, một số tổ chức, cá nhân đã đăng tải các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội để “thổi giá” cổ phiếu

Công khai thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Để đảm bảo thị trường thị trường chứng khoán vận hành theo đúng nguyên tắc “công khai, công bằng và minh bạch”, điều kiện tiên quyết là cần thực hiện tốt việc công bố đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm

Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để lành mạnh hóa thị trường chứng khoán

Tình trạng vi phạm nguyên tắc công khai thông tin

Những năm qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có bước phát triển nhanh. Chỉ số, giá trị giao dịch và số lượng nhà đầu tư (NĐT) mới... liên tục gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều hành vi tiêu cực, thiếu minh bạch gây ra không ít đợt sóng gió, ảnh hưởng đến thị trường.

Từ cuối tháng 3/2022 tới nay, TTCK chứng kiến nhiều phiên giảm điểm liên tục, điển hình tại phiên giao dịch ngày 25/4, VN-Index giảm 68,31 điểm (-4,95%) còn 1.310,92 điểm trước áp lực bán mạnh của khối nội. Tình trạng này là kết quả của sự tác động đồng thời nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, ở cả trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trong số đó, không thể không nhắc tới sự ảnh hưởng không nhỏ của các vụ việc thao túng cổ phiếu, hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu, đưa thông tin sai lệch, mua bán chênh lệch bất thường trong phiên...

Những vụ việc trên tựu chung lại đều xuất phát từ sự kém minh bạch của các doanh nghiệp (DN). Một lần nữa, yêu cầu về việc thực hiện công khai thông tin trên TTCK lại càng trở nên cấp thiết.

Các hành vi thiếu minh bạch trên TTCK diễn ra dưới nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, chủ yếu bao gồm: vi phạm nguyên tắc công bố thông tin liên quan đến DN và giao dịch như công bố không kịp thời, công bố thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật; Không báo cáo các giao dịch mua bán cổ phiếu, không công bố thông tin trước khi giao dịch hoặc không ghi nhận trong báo cáo tình hình quản trị công ty về giao dịch của các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan;

Lợi dụng tình trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK, một số tổ chức, cá nhân đã đăng tải các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội để “thổi giá” cổ phiếu, tạo lập và lôi kéo các nhóm đầu tư, nhóm tư vấn mua bán cổ phiếu để trục lợi, gây thiệt hại cho NĐT...

Tại Việt Nam, tuy là lực lượng đông đảo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng TTCK, nhưng các NĐT vừa và nhỏ thường xuyên phải chịu tình trạng bất bình đẳng về thông tin.

So với các cổ đông nội bộ, người có liên quan, luật sư, kiểm toán viên và các NĐT chứng khoán chuyên nghiệp, nhóm nhà đầu tư cá nhân thường không nắm bắt kịp thời hoặc hoàn toàn không biết tới các thông tin trọng yếu, có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cổ phiếu của công ty như các vụ mua bán, sáp nhập, thay đổi lãnh đạo DN hoặc dự báo sớm kết quả kinh doanh, các dự án lớn sắp triển khai...

Do thiếu hụt thông tin, cộng thêm năng lực đầu tư hạn chế nên vấn nạn đầu tư theo kiểu “mua theo tin nhắn, bán theo tin đồn” vẫn diễn ra phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh và ổn định của TTCK.

Tầm quan trọng của việc công khai thông tin

Xét từ góc độ lý luận hay thực tiễn, thông tin đều giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Tính đầy đủ, chính xác và kịp thời của thông tin công bố quyết định trực tiếp đến mức độ hiệu quả và an toàn của các khoản đầu tư.

Do đó, cơ quan quản lý TTCK ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu DN tham gia thị trường phải thực hiện việc công khai, minh bạch toàn bộ thông tin liên quan đến chứng khoán phát hành, nhằm đối phó với những hành vi như gian lận và giao dịch nội gián, đồng thời cải thiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đang tồn tại một cách khách quan trên TTCK.

Thiết lập cơ chế để DN tiến hành công bố thông tin bắt buộc là chìa khóa giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Vai trò của việc công bố thông tin đối với sự phát triển của TTCK chủ yếu thể hiện ở bốn khía cạnh sau:

Thứ nhất, đảm bảo công bằng, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT, từ đó giúp xây dựng, củng cố niềm tin của họ vào TTCK.

NĐT vừa và nhỏ luôn ở thế yếu so với các cổ đông sáng lập, ban lãnh đạo, NĐT chứng khoán chuyên nghiệp... bởi sự bất cân xứng về thông tin, tỷ lệ sở hữu cổ phần nhỏ.

Do đó, việc xây dựng hiệu quả và khoa học cơ chế về công bố thông tin bắt buộc nhằm đảm bảo các NĐT được tiếp cận mọi thông tin liên quan đến DN một cách bình đẳng, toàn diện và cùng lúc. Tổ chức công bố có trách nhiệm sử dụng nhiều loại phương tiện và hình thức để giúp đối tượng tiếp nhận có thể nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Thứ hai, nâng cao uy tín và danh tiếng của công ty, từ đó làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, đồng thời giúp tăng cường hiệu quả công tác quản trị DN.

Việc cải thiện chất lượng hệ thống công bố thông tin cho phép các công ty cung cấp tới cổ đông nhiều thông tin có giá trị hơn, giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin và tiết kiệm hiệu quả chi phí quảng bá DN.

Báo cáo kết quả Chương trình đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch của các DN đại chúng quy mô lớn trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2020-2021cho thấy, giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với chất lượng công bố thông tin và mức độ minh bạch.

Bên cạnh đó, việc công bố thông tin kế toán, tài chính đóng vai trò là cơ chế kiểm soát trong quản trị DN, giúp DN tuân thủ tốt hơn quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả điều hành, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững.

Trong quản trị DN, công bố thông tin kế toán, tài chính là phương tiện chủ yếu để nhà đầu tư phổ thông thực hiện theo dõi và giám sát DN mà họ đầu tư, thúc đẩy DN hành động vì lợi ích của cổ đông, trở thành một công cụ cần thiết để kiểm soát hoạt động của ban lãnh đạo.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK. Chức năng quan trọng của TTCK là phân bổ các nguồn lực trong xã hội một cách hợp lý, cân bằng thị trường vốn, giúp DN huy động nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ cho mục tiêu đầu tư và phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Việc công bố thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời giúp ngăn chặn và giảm thiểu các hành vi vi phạm gây nhiễu loạn thị trường. Ở một thị trường minh bạch về thông tin, giá cổ phiếu phản ứng sự kỳ vọng về tăng trưởng và tiềm lực của DN, nhiệm vụ của NĐT là căn cứ vào các thông tin mà DN công bố để đánh giá và tiên liệu các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của DN trong tương lai rồi đưa ra quyết định đầu tư.

Khi đó, những hành vi như thao túng, “thổi giá” chứng khoán sẽ không còn cơ hội để xuất hiện. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư mà quan trọng hơn là cải thiện hiệu quả điều tiết dòng tiền trong xã hội, từ đó kích thích sự tăng trưởng ổn định, có trật tự của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư, góp phần cải thiện công tác giám sát TTCK. Xét từ thực tiễn quản lý TTCK trên thế giới, việc vận hành TTCK cần tuân thủ nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho DN và NĐT.

Giám sát chất lượng thông tin công bố là điều kiện cần thiết để nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường, đồng thời là một phương tiện quan trọng để hạn chế sự gia tăng nạn đầu cơ, ngăn chặn độc quyền và thao túng thị trường, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.

Ở một TTCK chuyên nghiệp, trách nhiệm chủ yếu của cơ quan quản lý nhà nước là ban hành các chuẩn mực công bố thông tin và giám sát việc công bố thông tin theo đúng quy định, thay vì can thiệp sâu vào hoạt động của DN.

Vì vậy, việc xây dựng cơ chế để thực hiện công bố thông tin bắt buộc có ý nghĩa thúc đẩy thị trường vốn phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, từng bước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, sớm nâng hạng TTCK Việt Nam.

In bài viết

Việt Nam nhà đầu tư thị trường chứng khoán công khai thông tin

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

    Nhịp điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá hấp dẫn

  • Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

    Xử phạt các doanh nghiệp vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán

  • Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

    Vốn ngoại dự báo sẽ mạnh lên sau khi vượt qua được áp lực ngắn hạn

Tin nổi bật

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thực thi đồng bộ các chính sách tài khóa thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

6 giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức hội nghị, tổng kết

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc kê khai, nộp thuế

Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhiều nội dung quan trọng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 15