Các bà mẹ nông thôn nuôi con thế nào năm 2024

Mới đây, một gia đình ở nông thôn sinh sống tại Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng. Gia đình này có hoàn cảnh nghèo khó, làm nông nghiệp đơn thuần nhưng lại có 3 con đều được nhận vào những ngôi trường top đầu Trung Quốc.

Các bà mẹ nông thôn nuôi con thế nào năm 2024

Bà mẹ nông dân có 3 con đều học các trường Đại học top đầu châu Á.

Theo chia sẻ của người mẹ, gia đình có 3 người con, gồm 2 con gái và 1 con trai. Con gái lớn đỗ vào Đại học 211 - một trong những trường trọng điểm, có thế mạnh cũng như thành tích đào tạo vô cùng xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau. Điều kiện xét tuyển của các trường Đại học 211 rất khắt khe, đòi hỏi sự nỗ lực học tập không ngừng để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Còn cô con gái thứ 2 và cậu con trai út đều đỗ vào trường Đại học Thanh Hoa – ngôi trường được xem là "điểm đến mơ ước của học sinh Trung Quốc và sinh viên quốc tế". Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) được coi là "MIT Trung Quốc", đứng đầu về đào tạo khối ngành Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Kỹ thuật.

Khi được hỏi về bí quyết nuôi dạy các con đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, đạt thành tích cao, người mẹ nông dân chỉ mỉm cười lặng lẽ. Cô khiêm tốn chia sẻ bản thân không có phương pháp gì cao siêu, chỉ áp dụng duy nhất 2 điều trong quá trình nuôi dạy các con.

1. Luôn đối xử công bằng, không phân biệt nam nữ

Điều đầu tiên, người mẹ có 3 con đỗ đạt cao cho biết, cô luôn đối xử công bằng với các con. Trong gia đình, các con nhận được sự yêu thương, quan tâm như nhau, không có chuyện "trọng nam khinh nữ". Theo cô, con trai hay con gái cũng cần được học tập, lao động, giải trí đúng độ tuổi.

Cô cũng không bao giờ đặt các con lên bàn cân để phán xét xem đứa trẻ nào hơn đứa trẻ nào, kém nhau ở điểm gì. Hay đặt ra những áp lực cho con: "Con trai phải thế này…", con gái phải thế kia…". Cứ thử đặt mình vào vị trí của con sẽ rõ bản thân ghét sự so sánh đến thế nào thì các bậc cha mẹ sẽ hiểu cảm giác của con.

Các bà mẹ nông thôn nuôi con thế nào năm 2024

Dù là con trai hay con gái, người mẹ luôn đối xử với các con một cách công bằng.

Việc đối xử không công bằng, "trọng nam khinh nữ" sẽ khiến những đứa trẻ cảm thấy tự ti về bản thân. Ngoài ra, trẻ có xu hướng ganh ghét, đố kỵ anh chị em ruột dẫn đến hoà khí gia đình bị ảnh hưởng. Đừng để trong trí óc của trẻ hình thành suy nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình như anh/chị/em của trẻ.

Khi các con chung sống hoà thuận, yêu thương nhau sẽ tạo tiền đề tốt trong quá trình phát triển. Các con sẽ hỗ trợ nhau trong học tập, thúc đẩy nhau cùng tiến bước.

2. Dạy con về lòng trung thực

Điều thứ hai trong bí quyết nuôi dạy con, người mẹ chia sẻ, cô đã dạy các con luôn phải trung thực trong mọi hoàn cảnh. Trẻ thường nói dối vì không muốn chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Chẳng hạn như nếu bị điểm kém, trẻ có xu hướng né tránh, thậm chí là nói dối một số điểm cao hơn. Hay khi con làm hỏng đồ dùng trong nhà sẽ nói dối vì lo sợ cha mẹ phạt.

Để dạy 3 con về tính trung thực, người mẹ hiểu phương pháp tốt nhất là trở thành tấm gương sáng. Trong mọi chuyện, cô không nói dối con, không giấu giếm con. Đôi khi hành động của cha mẹ ảnh hưởng nhiều hơn là lời nói. Nếu chỉ giảng dạy mà không làm gương sẽ khiến những đứa trẻ chưa "tâm phục nể phục".

Các bà mẹ nông thôn nuôi con thế nào năm 2024

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, dạy trẻ trung thực không chỉ riêng với mẹ hay trong gia đình, mà với cả những người xung quanh mỗi khi trẻ thấy người đó mắc lỗi. Chẳng hạn như khi nhìn thấy bạn gian lận trong thi cử, trẻ cần khuyên bạn dừng lại. Trong trường hợp bạn vẫn tiếp tục thực hiện hành vi xấu, hãy dạy con cần thông báo đến giáo viên.

Không làm ngơ trước hành động dối trá của người khác quả thực là điều cực kỳ khó, ngay cả với người lớn chứ chưa nói đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không chỉ bảo đúng đắn, củng cố cho con niềm tin về tính trung thực, trẻ sẽ có nguy cơ bao che hay nguy hiểm hơn là trở thành "đồng minh" thực hiện cùng.

Người mẹ có con đỗ 3 trường Đại học danh giá cũng chia sẻ, cô thường nói với các con về sự không hoàn hảo của mỗi người. Ai cũng có những lúc sai lầm nhưng quan trọng nhất chính là biết sửa sai. Nếu chẳng may phát hiện con nói dối, hãy đề nghị con suy nghĩ lại về mọi thứ. Sau đó, cha mẹ và con cái hãy ngồi xuống nói chuyện lại với nhau về vấn đề này.

Trẻ bị Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những sai lầm trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ.

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14,1%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,6%. Sau đây là 5 sai lầm bà mẹ thường gặp khi nuôi con:

Không cho con bú sữa mẹ

Năm 2005, tỉ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là 15,5%, hiện nay tỉ lệ này ở mức 19,6% và Việt Nam đang nằm trong nhóm có tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp. Theo kết quả nghiên cứu tại Kiến Thụy, Hải Phòng, tỉ lệ bà mẹ cho con bú sau sinh 1 giờ đầu là 55,2%, nhưng tỉ lệ bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 20,2%.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng (suy dinh dưỡng), các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường...

Các bà mẹ nông thôn nuôi con thế nào năm 2024
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ

Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm, bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng...

Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi

Trẻ phải uống sữa ngoài, ăn dặm trước 6 tháng, vì người mẹ phải đi làm, nên trẻ không có điều kiện được bú sữa mẹ hoàn toàn. Tình trạng quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ (thậm chí cả sữa non) đã tác động khá tiêu cực khiến một số bà mẹ không tin tưởng vào giá trị sữa của mình, hoặc quá chuộng sữa ngoại. Nhiều bà mẹ muốn giữ gìn vóc dáng sau sinh nên đã cho con bú sữa ngoài thay vì bú mẹ. Ngoài ra, một số bà mẹ không biết cách cho trẻ bú đúng cách và bảo vệ nguồn sữa của mình cho con.

Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thức ăn cho trẻ. Hiện nay vẫn còn bà mẹ quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ mau cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy đã cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt, một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm gây mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn bổ sung thường tiêu hóa chậm, nên bé sẽ biếng ăn, không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Một chế độ ăn phù hợp với trẻ là chế độ ăn phải được thực hiện tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ cũng sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm ít nhất là 1 - 2 bữa bột trong một ngày và số bữa ăn tùy theo độ tuổi.

Chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trước, trong, sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật. Khi trẻ bị ốm: sốt, tiêu chảy... thì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường, trong khi đó một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, không cho trẻ ăn chất đạm, không cho trẻ ăn rau xanh, chỉ cho ăn bột ngọt (đường)... vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn. Trẻ bị sốt sẽ mất nước, nhưng không bù nước cho trẻ và uống nước Oresol, bắt trẻ ăn kiêng... Sau khi khỏi bệnh, không cho trẻ ăn nhiều hơn để trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe. Chế độ ăn uống kiêng khem, bữa ăn của trẻ mất cân đối không đủ chất, chính vì vậy trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi là 2 - 2,2 g/kg/ngày hay từ 18 - 20g/ngày (tương ứng với 20 - 30g thịt/bữa). Nhu cầu dầu hoặc mỡ từ 1 - 2 thìa cà phê/bữa và rau xanh 1 - 2 thìa cà phê/bữa. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7 - 9 tháng tuổi gồm: bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê. Trong năm đầu, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao cần thiết cho sự phát triển, trong khi đó dạ dày của trẻ thì nhỏ, hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi dưỡng không tốt rất dễ bị tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi lựa chọn thực phẩm, trong bảo quản/chế biến... , đồng thời cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.

Các bà mẹ nông thôn nuôi con thế nào năm 2024
Cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi. Nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy...

Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, chỉ cho trẻ ăn nước không cho trẻ ăn cái... trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu. Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng... sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh... dễ gây chán ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.

Lớn lên sẽ “nuôi dưỡng/chăm sóc bù”

Do tác động của lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ thường không có điều kiện chăm sóc con từ bé, vì họ quan niệm rằng sau này con lớn lên, họ có thể chăm sóc “bù”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, vẫn còn tồn tại ở không ít phụ huynh, nhất là những gia đình trẻ.

Thực tế khoa học đã chứng minh suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người - trước và trong quá trình mang thai và trong 2 năm đầu đời của trẻ đã lập trình cho mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Do vậy, suy dinh dưỡng đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này: học tập kém, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém... Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng như: thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương. Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong vào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, nó quyết định đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành. Nếu giai đoạn 1.000 ngày vàng không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”. Vì vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này đạt kết quả tối ưu so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ.