Cá ngựa đẻ con như thế nào

Loài cá ngựa đặc biệt ở chỗ chính con đực mới “mang thai” và sinh con. Đã vậy, khi đẻ, con đực sẽ cho chào đời hơn 1.000 cá ngựa con.

Thay vì nuôi thai nhi trong tử cung như ở động vật có vú, các con cá ngựa đực sẽ mang con trong một cái túi, giống như túi kangaroo.
 

Cá ngựa đẻ con như thế nào

Cá ngựa đực đẻ con. (Ảnh: YouTube)
 

Để tạo ra con, lũ cá ngựa (còn gọi là hải mã) trước tiên phải giao phối với nhau. Con đực và con cái sẽ nhảy múa quanh nhau và vẫy vây. Chúng có thể nhảy múa như vậy trong vài ngày trước khi thực sự giao phối.

Khi thấy hợp ý nhau, cá ngựa cái sẽ bơi lên mặt nước và con đực bám theo. Con cái sau đó đặt các trứng màu da cam sáng vào túi tự nhiên ở bụng con đực thông qua một lỗ ở đỉnh túi. Khi các trứng đã ở trong đó an toàn, con đực sẽ bơm tinh dịch và khép kín miệng túi lại. Trứng được thụ tinh và bắt đầu phát triển thành các cá ngựa con.

  Đến đây nhiệm vụ của cá ngựa cái xong xuôi. Nó bơi đi và để cho cá ngựa bố tự chăm sóc lũ con. Bên trong túi cá ngựa bố, các cá ngựa con sẽ phát triển mắt, vòi, và đuôi nhỏ. Cá con mất 20 ngày để phát triển.

  Khi đến đúng thời kỳ, con cá ngựa bố sẽ mở miệng túi sinh sản của mình và các cơ trong đó sẽ co giật mạnh để tống tất cả các cá ngựa con ra ngoài. Chúng lao ra rất nhanh một cách rất ấn tượng. Một số loài cá ngựa có thể đẻ cùng lúc hơn 1.000 con.

  Sau khi đẻ xong, cá ngựa bố chẳng làm gì thêm với lũ con. Lũ con phải tự chăm sóc bản thân và trốn các loài ăn thịt vì không được bố mẹ bảo vệ. Con cá ngựa bố thường không ăn gì trong vài tiếng sau khi sinh. Nhưng nếu lũ con còn lảng vảng xung quanh thì chúng có thể trở thành mồi ngon cho chính bố của mình.

  Trong số hàng trăm cá ngựa con được sinh ra, chỉ có một hoặc hai con là sống sót để trở thành cá ngựa trưởng thành và sinh tiếp con cái./.


 

Theo vov.vn

Video: Cận cảnh ca sinh 2.000 con của cá ngựa

Chủ Nhật, 13:05, 28/06/2020

VOV.VN - Ở loài cá ngựa, con đực có trọng trách mang thai và sinh con. Chúng có thể sinh tới hàng nghìn cá ngựa con trong mỗi ca sinh như vậy.

Video mới

Cá ngựa đẻ con như thế nào

Ốc khế khan hiếm, có tiền chưa chắc đã mua được

VOV.VN - Được biết đến là loại ốc lớn với thịt trắng, dai giòn và bổ dưỡng, ốc khế phát triển chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới. Tuy nhiên, loài ốc này khá khan hiếm, số lượng ít nên không phải khi nào thực khách cũng có thể đặt được

Cá ngựa đẻ con như thế nào

Binh sỹ Nga tập trận chiến thuật ở Belarus

VOV.VN - Binh sỹ Nga tham gia tập trận chiến thuật ở Belarus trong bối cảnh các nước phương Tây lo ngại Moscow gây sức ép để đồng minh tham gia nhiều hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine.

Cá ngựa đẻ con như thế nào

Quân đội Nga và Ukraine giao tranh dữ dội tại Bakhmut

VOV.VN - Chiến sự vẫn diễn ra dữ dội ở mặt trận miền Đông Ukraine, nhất là tại Bakhmut. Các binh sỹ Ukraine cho biết, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công ở khu vực xung quanh Bakhmut – một thành phố chiến lược ở vùng Donetsk.

    Cá ngựa đẻ con như thế nào

    Cá ngựa đẻ con như thế nào

    Cá ngựa là loài cá gì?

    Cá ngựa hay hải mã đều là tên gọi chung của một chi động vật sống ở đại dương ở các vùng biển nhiệt đới. Cá ngựa có chiều dài trung bình là 16 cm, những cũng có loài dài đến 35 cm. Cá ngựa được xem là loài thuốc quý ở khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam.

    Cá ngựa là loài cá biển thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae, bao gồm cả cá chìa vôi. Chúng được tìm thấy ở những vùng biển nhiệt đới và ôn đới ở khắp nơi trên thế giới.

    Cá ngựa và cá chìa vôi là 2 chi cá đặc biệt ở chỗ con đực “mang thai” và sinh con thay vì là con cái.

    Cá ngựa thật sự đúng là một loài cá. Nó có vây ngực ở phía trên lưng gần mang và vây lưng nằm phía dưới cơ thể. Một số loài cá ngựa có phần thân thể trong suốt nên sẽ rất khó nhìn thấy trong các bức ảnh.

    Số lượng cá ngựa đã giảm sút đến mức nghiêm trọng do đánh bắt cá gia tăng. Cá ngựa được dùng như một vị thuốc trong những vị thuốc truyền thống của Trung Quốc, hàng năm có khoảng 20 triệu con cá ngựa bị đánh bắt chỉ để phục vụ cho mục đích này.

    Việc nhập và xuất khẩu cá ngựa được tổ chức CITES kiểm soát bắt đầu từ ngày 15/05/2004.

    Cá ngựa ăn cá hương và những loài giáp xác như tôm nhỏ, chúng ăn bằng cách dùng miệng để mút con mồi.

    Cá ngựa được tìm thấy chủ yếu ở những vùng biển nhiệt đới và ôn đới nông ở khắp nơi trên thế giới, từ 45° Nam đến 45° Bắc và sống trong các khu vực được che chở như những thảm cỏ biển, cửa sông, các rặn san hô, hoặc rừng ngập mặn. 4 loài được tìm thấy ở trong vùng biển Thái Bình Dương từ Bắc Mỹ đến Nam Mỹ. Ở Đại Tây Dương, H. erectus phân bố từ Nova Scotia đến Uruguay. H. zosterae, hay còn được gọi là cá ngựa lùn, được tìm thấy ở Bahamas.

    Colonies được tìm thấy ở một số vùng biển Châu Âu như Thames Estuary.

    3 loài sống ở biển Địa Trung Hải: H. guttulatus (cá ngựa mõm dài), và H. fuscus (cá ngựa nhỏ), H. hippocampus (cá ngựa mõm ngắn). Những loài này hình thành nên lãnh thổ; con đực ở trong phạm vi 1m2 (11 sq ft) của môi trường sống, trong khi phạm vi của con cái rộng hơn khoảng 100 lần.

    Cá ngựa đẻ con như thế nào

    Tập tính sinh sản của cá ngựa

    Cá ngựa sinh sản theo một cách khá kỳ lạ: con đực mang thai. Theo một số báo cáo của Công trình nghiên cứu về cá ngựa thì cá cái đưa trứng vào túi ấp của cá đực làm cho con đực có vẻ như đang mang thai. Những nghiên cứu mới đây cho thấy cá đực truyền tinh dịch của chúng ra xung quanh chứ không đưa trực tiếp vào túi ấp. Thời gian mang thai từ khoảng 2-3 tuần.

    Tới ngày sinh sản thì màu da của cá ngựa đực sẽ bắt đầu thay đổi. Khi thời khắc sinh con tới cá ngựa đực phóng hàng trăm con cá ngựa con ra ngoài. Mỗi lần sinh con sẽ có tới khoảng 2.000 cá ngựa con được chào đời. Theo một số thống kê chỉ khoảng 5 trên 1000 con cá ngựa con là còn sống sót do bị trở thành thức ăn cho các loài cá khác. Đó là một trong số nguyên nhân khiến cá ngựa mỗi lần sinh sản nhiều cá ngựa con số lượng nhiều như vậy.

    Trứng cá ngựa nở khi nào phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Một số sẽ trải qua thời gian phát triển chung với những phiêu sinh vật biển. Đôi khi những con cá ngựa đực có thể sẽ ăn một số con của nó trước khi chúng được tự do. Những loài cá ngựa khác ngay lập tức bắt đầu cuộc sống bên dưới đáy biển.

    Thông thường cá ngựa sẽ sống thành cặp, nhưng có một số loài sẽ sống thành bầy đàn. Khi sống thành cặp, cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi là vào chập tối để củng cố thêm mối quan hệ của chúng. Phần thời gian còn lại chúng dành cho việc tìm kiếm thức ăn.

    Những món ăn thuốc từ cá ngựa

    Cá ngựa hầm tôm nõn và gà trống: cá ngựa 10g, tôm nõn 15g, 1 con gà trống nhỏ, một ít rượu, hành, các loại gia vị, nước. Gà trống làm sạch, loại bỏ nội tạng, sau đó chặt miếng. Cá ngựa, tôm nõn rửa sạch, ngâm nước sôi trong khoảng 10 phút. Cho cả 3 thứ vào nồi hầm nhừ. Dùng thường xuyên có tác dụng bổ thận và tráng dương.

    Gà giò hầm cá ngựa: cá ngựa 2 con, gà giò 1 con, nấm hương 30g, lạp sườn hoặc giăm bông 30g. Cá ngựa đem đi chế biến, gà giò làm sạch, nấm hương rửa sạch ngâm nước cho nở bung ra. Gà luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên bên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị. Ninh nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùng tốt cho nam giới bị liệt dương, di tinh, tảo tiết…

    Rượu hải mã: cá ngựa 30g, rượu 500ml, ngâm trong vòng 7 ngày hoặc càng lâu càng tốt. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 – 3 lần. Dùng cho nam giới bị liệt dương; chấn thương đụng đập, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

    Cháo cá ngựa: cá ngựa 2 đến 4 con, gạo tẻ 60 – 80g vo sạch. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ và nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu cháo, thêm gia vị. Dùng tốt cho nam giới liệt dương; viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương.