Bức xạ không ion hóa lò vi sógn năm 2024

Trước những băn khoăn này, bác sĩ Tạ Tùng Duy - Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: Vi sóng là một loại bức xạ tần số thấp được phân loại là không ion hóa. Các dạng khác của bức xạ không ion hóa bao gồm sóng radio và sóng ánh sáng hồng ngoại. Bức xạ không ion hóa không liên quan đến ung thư.

Loại bức xạ liên quan đến ung thư được gọi là bức xạ ion hóa. Các loại sóng này bao gồm bức xạ tần số cao hơn như tia cực tím (UV), tia X, bức xạ gamma. Bức xạ ion hóa làm bật electron ra khỏi nguyên tử trong phân tử - yếu tố làm tổn thương DNA trong tế bào, khiến một số tế bào trở thành ung thư. Còn bức xạ không ion hóa từ lò vi sóng để lại các nguyên tử nguyên vẹn, do đó, lò vi sóng không thể làm cho thực phẩm trở nên phóng xạ hoặc thay đổi DNA.

Mặc dù bức xạ từ lò vi sóng không gây ung thư, song nhiều nghiên cứu cho thấy nấu ăn bằng lò vi sóng có thể gây rủi ro gián tiếp lên sức khỏe. Ví dụ, một số loại nhựa khi đun nóng trong lò vi sóng có thể giải phóng các chất hóa học như phthalates, khả năng tan vào thực phẩm và chúng ta sẽ nuốt phải nó khi ăn. Những hợp chất hóa học này đặc biệt có hại cho hệ thống nội tiết tố và sự trao đổi chất.

Bộ đồ ăn làm bằng PP (polypropylene) là loại hộp nhựa duy nhất có thể cho vào lò vi sóng. Tuy nhiên, một số hộp cơm dùng trong lò vi sóng được làm bằng nhựa PP nhưng nắp bằng nhựa PETE (polyethylene terephthalate), không chịu được nhiệt độ cao nên cần phân biệt kỹ khi sử dụng.

Nguy cơ gây bệnh của lò vi sóng cho đến nay vẫn là giả thuyết, không có bằng chứng chắc chắn. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng đồ đựng được đánh dấu là "an toàn với lò vi sóng" để nấu hoặc hâm nóng thức ăn và không sử dụng vượt quá thời gian khuyến nghị. Bất kỳ phương pháp làm nóng nào cũng có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

Cùng quan điểm, theo PGS Trần Hồng Côn - khoa Hóa học, ĐHQG Hà Nội, khi chế biến thực phẩm trong lò tuyệt đối không được dùng đồ nhựa, ngay cả các đồ nhựa có ghi sử dụng được trong lò vi sóng. Tốt nhất chúng ta nên sử dụng đồ thủy tinh để đựng thực phẩm như vậy sẽ không lo sợ bị ảnh hưởng bởi các chất nhựa chảy ra và lẫn vào thực phẩm. Với những lò vi sóng cao cấp bạn có thể hoàn toàn yên tâm và sử dụng lò đúng cách thì không có gì ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Còn theo nghiên cứu của PGS Nguyễn Chương - nguyên giảng viên khoa Thần kinh (Đại học Y Hà Nội) thì sóng của lò vi sóng không ảnh hưởng bằng sóng điện thoại. Cho nên sóng của lò vi sóng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người miễn sao bạn biết cách sử dụng lò theo đúng yêu cầu.

Bạn đã bao giờ được mẹ, dì, hay bất kỳ “tiền bối” nào trong lĩnh vực sử dụng lò vi sóng dặn đi dặn lại rằng: “Không được đứng phía trước lò khi lò đang hoạt động!” không? Lý do là đứng xớ rớ như vậy sẽ khiến bạn bị nhiễm bức xạ, và ai nghe nói đến bức xạ mà chả thấy ghê hết cả người. Tuy nhiên cũng có những người khác nói rằng không có vấn đề gì đâu nếu bạn đã đóng cửa lò cẩn thận. Và có cả những người khác “may mắn” sống được đến lúc này dù hoàn toàn chẳng được ai dặn dò gì hết.

Bức xạ không ion hóa lò vi sógn năm 2024

(Ảnh: Internet)

Thực tế đúng là lò vi sóng có bức xạ, cụ thể hơn, vi sóng chính là dạng bức xạ không ion hóa. Nhưng khác với bức xạ ion hóa, hay bức xạ tần số cao - phát ra bởi các tia X hay tia gamma, và có khả năng gây ung thư trong một số trường hợp - các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bằng chứng bức xạ không ion hóa có thể gây hại đến con người. Chưa kể Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) có những quy định về lượng bức xạ tối đa mà những công ty sản xuất lò vi sóng buộc phải tuân theo và đảm bảo các sản phẩm bán ra thị trường đều không vượt quá mức đó. Loại vật liệu được sử dụng lót ở cửa lò cũng được lựa chọn dựa vào khả năng giữ những vi sóng có thể gây hại bên trong.

Tuy nhiên, có một thực tế khác đó là... lò vi sóng có thể bị rò rỉ. Ngoài trường hợp sử dụng lò mà không đóng chặt cửa thì vi sóng cũng có thể lọt ra ngoài qua những khoảng trống ở gần cửa, và những lò bẩn thì dễ bị tình trạng này hơn lò sạch. Bạn có thể làm một việc đơn giản để xem lò vi sóng nhà mình có đang trong tình trạng này hay không bằng cách đặt một chiếc điện thoại vào lò, lưu ý là lúc này lò không hoạt động, sau đó gọi vào máy này xem có đổ chuông hay không - nếu điện thoại đổ chuông thì cho thấy lò nhà bạn đã bị rò rỉ nên sóng điện từ có thể lọt qua.

Tất nhiên không ai muốn đùa giỡn, mang sức khỏe của mình ra thử nghiệm bất cứ điều gì, nên trước thông tin này, có thể bạn muốn cẩn thận vẫn hơn và đứng xa khỏi chiếc lò vi sóng đang hoạt động, như lời mẹ bạn vẫn dặn dò. Nhưng bên cạnh đó, đừng quá lo lắng và sợ hãi, vì cho đến lúc này, khoa học vẫn đang đứng về phía bạn, và thậm chí lượng bức xạ từ điện thoại di động của chúng ta thậm chí cao hơn lượng sinh ra từ lò vi sóng nữa kia. Mối nguy hiểm từ chiếc lò vi sóng, cho đến nay, mới chỉ đến từ việc sử dụng không đúng cách như cho vào lò những thứ không phù hợp hoặc quá vội vàng dẫn đến bỏng do nhiệt… bạn chỉ cần cẩn trọng những điều này thôi nhé!