Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực khi nào

Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nó thể hiện những quan điểm cơ bản nhất của nhà nước trong điều chỉnh các quan hệ pháp luật tư, thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất cho các mối quan hệ trong đời sống dân sự, đồng thời xác lập các quy tắc điều chỉnh cho quan hệ dân sự phát sinh (thậm chí cả những trường hợp được dự liệu có thể phát sinh). Các đạo luật điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của quan hệ pháp luật tư (như thương mại, đất đai, tín dụng, sở hữu trí tuệ….) cũng đều phải căn cứ vào các nguyên tắc chung của BLDS.

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2005 ra đời trong thời điểm nước ta cần hoàn tất các bước cần thiết cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đó có việc rà soát và điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ tổ chức này. Và cũng vì được ban hành khá nhanh chóng và trong bối cảnh như vậy nên đây cũng là nguyên nhân khiến Bộ luật dân sự 2005 được ban hành nhưng chưa dựa trên những nghiên cứu đầy đủ và còn rất nhiều vấn đề cần phải được bàn thảo, từ kỹ thuật lập pháp đến nội dung các quy định cụ thể.

* Về Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:

Khoản 1 - Điều 61 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ”. Quy định này có vẻ phù hợp với tư duy, tâm lý của người Việt Nam là theo thứ bậc trong gia đình. Tuy nhiên trong thực tế, không hiếm trường hợp người em chưa thành niên đang sống và được người anh, chị thứ chăm sóc, nuôi dưỡng, còn người anh, chị cả bỏ mặc người em hoặc vì nhiều lý do khác không thể chăm sóc em chưa thành niên. Bản chất của việc giám hộ là chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ. Như vậy vấn đề đặt ra là ai đang quan tâm chăm sóc cho người em chưa thành niên chứ không nhất thiết phải là anh, chị cả.

* Về Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:

+ Khoản 1 - Điều 62 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”. Nhìn chung, quy định như vậy là phù hợp, nhưng trong một số trường hợp cụ thể lại rất khó giải quyết theo luật. Vì khi một bên là chồng (hoặc vợ) muốn ly hôn với người kia (bị mất năng lực hành vi dân sự) thì việc để người chồng (hoặc vợ) làm người giám hộ cho bên kia sẽ không bảo vệ được quyền lợi của bên mất năng lực hành vi dân sự.

+ Khoản 2 - Điều 62 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ”. Quy định này bất hợp lý ở chỗ người con cả chưa hẳn đã là người thương yêu, có hiếu, quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, có trách nhiệm với cha, mẹ.

* Về Việccử người giám hộ:

Điều 63 BLDS 2005 và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Về đăng ký và quản lý hộ tịch đã có hướng dẫn, quy định về các trường hợp cử người giám hộ, về trình tự, thủ tục cử người giám hộ… nhưng một số UBND xã, phường một phần không am hiểu quy định của pháp luật, phần vì không có cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện, đồng ý nhận giám hộ nên địa phương rất ngại, không hợp tác với Tòa án trong việc cử người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự, dẫn đến việc Tòa án không thể giải quyết được vụ án.

* Về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

+ Điều 122 BLDS 2005 quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, trong đó có điều kiện về người tham gia giao dịch (phải có năng lực hành vi dân sự và hoàn toàn tự nguyện). Quy định này chưa làm rõ điều kiện chủ thể của một giao dịch dân sự và chưa phân biệt chủ thể với người trực tiếp tiến hành giao dịch. Giao dịch dân sự có thể do cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác thực hiện và do vậy, vấn đề năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và các chủ thể khác là yếu tố quan trọng để xác định hiệu lực của giao dịch. Bên cạnh đó, người trực tiếp thực hiện giao dịch không phải lúc nào cũng đồng nhất với chủ thể của giao dịch mà có thể là người đại diện và trong trường hợp là người đại diện thì thẩm quyền đại diện phải trở thành điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Mặt khác, Điều 122 chỉ quy định nội dung và mục đích giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, để có hiệu lực thì nội dung và mục đích của giao dịch không chỉ "không vi phạm điều cấm" mà phải rộng hơn, đó là "không trái pháp luật".

* Về Giao dịch dân sự vô hiệu:

Điều 127 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Ngoài trường hợp vô hiệu do vi phạm Điều 122 như trên, BLDS 2005 còn có các điều khoản cụ thể nêu các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu như Điều 128 (giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội), Điều 129 (giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo), Điều 130 (giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện), Điều 131 (giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn), Điều 132 (giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa), Điều 133 (giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình), Điều 134 (giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức). Như vậy, những trường hợp vô hiệu quy định tại các Điều từ 128 đến 134 đã cụ thể hóa trường hợp vô hiệu do không tuân thủ các điều kiện như quy định tại Điều 122 BLDS 2005, nên sự tồn tại của Điều 127 là không cần thiết.

* Về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

Điều 134 BLDS 2005 quy định: “trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”. Quy định này trên thực tế chỉ có ý nghĩa trong trường hợp cả hai bên chủ thể của giao dịch đều có thiện chí mong muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên trường hợp này hầu như không xảy ra. Bởi việc yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là do một bên yêu cầu, có nghĩa là họ mong muốn hợp đồng đó không được tiếp tục thực hiện nữa nên lợi dụng việc vi phạm về mặt hình thức để yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu và không hợp tác với bên còn lại trong hợp đồng để cùng ra công chứng chứng thực hợp đồng theo yêu cầu của Tòa án. Hậu quả là việc Tòa án yêu cầu hoàn thiện về mặt hình thức của giao dịch dân sự đó hầu như không bao giờ được các đương sự thực hiện.

* Về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

Điều 137 BLDS 2005 quy định: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

+ Quy định này chưa xác định việc hoàn trả bằng tiền theo giá trị của vật tại thời điểm giao kết hay thời điểm hoàn trả. Quy định này cũng chưa tính đến trường hợp có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã giao thì ai sẽ là người nhận phần phát sinh đó. Đây là trường hợp khá phức tạp vì có những trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh một cách tự nhiên nhưng có trường hợp lại là do công sức của người nhận chuyển giao tài sản, nếu BLDS không quy định về trường hợp này thì sẽ không đủ cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên.

+ Đối với những tài sản là nhà, đất không còn nguyên giá trị ban đầu thì giải quyết như thế nào và cần áp dụng khung giá nào khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Thực tế có sự chênh lệch giá quá cao giữa giá nhà đất do UBND cấp tỉnh quy định với giá thị trường tại thời điểm xét xử.

+ Bên cạnh đó, không phải giao dịch lúc nào cũng vô hiệu tuyệt đối bởi có những trường hợp giao dịch rơi vào trường hợp vô hiệu nhưng các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ giao dịch và lợi ích của việc công nhận giao dịch lớn hơn lợi ích của việc hủy giao dịch thì cần công nhận giao dịch đó và việc vi phạm của các bên có thể xử lý bằng các biện pháp pháp lý khác.

1.2. Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu

* Về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu:

+ BLDS 2005 cũng chưa quy định loại việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Hiện nay, có quan điểm cho rằng: Đối với các trường hợp việc chiếm hữu thỏa mãn các điều kiện được quy định ở Điều 247 BLDS mà không có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính, đó là: tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, bên đang chiếm hữu đến cơ quan hành chính để làm thủ tục xác lập quyền sở hữu, nếu là nhà, đất đến UBND xã lập quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất…Nếu việc chiếm hữu đó thỏa mãn điều kiện được quy định của Điều 247 BLDS mà xảy ra tranh chấp thì thuộc thẩm quyền của Tòa án. Người yêu cầu Tòa án xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cho họ phải thực hiện nghĩa vụ xuất trình tài liệu, chứng cứ chứng minh họ là người chiếm hữu tài sản ngay tình, liên tục, công khai và tài sản đó không thuộc sở hữu Nhà nước.

+ Mặt khác, Điều 305 BLDS 2005 quy định trách nhiệm do việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại hai khoản, tuy nhiên, nội dung của hai khoản trong điều luật này đặt ra tranh cãi: đây là hai quy định loại trừ nhau hay có thể áp dụng trong cùng một tình huống? Cụ thể là: trong trường hợp người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trả tiền thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm theo Khoản 2 - Điều 305 hay họ phải chịu trách nhiệm tại cả hai khoản? Nếu người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trả tiền phải chịu trách nhiệm theo quy định tại toàn văn điều luật thì có nghĩa là, người có quyền không những được yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ, mà còn được quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; còn nếu người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trả tiền chỉ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 - Điều 305 thì người có quyền chỉ được yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ và được đền bù thiệt hại theo thỏa thuận đã có trong hợp đồng hoặc được hưởng lãi trên số tiền chậm được nhận, theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, mà không có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại. Sự thể hiện không rõ ràng trong Điều luật này có thể tạo ra tranh chấp giữa các bên trong các tình huống tương ứng và Tòa án không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết và có thể sẽ có những cách vận dụng pháp luật khác nhau tại các cơ quan Tòa án khác nhau.

* Về Chuộc lại tài sản đã bán:

Điều 462 BLDS 2005 quy định về chuộc lại tài sản đã bán. Đây là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua tài sản được pháp luật công nhận. Khoản 2 – Điều 462 quy định: “Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, phải chịu rủi ro đối với tài sản”. Theo đó, bên mua tài sản trong thời hạn chuộc tài sản đã bị hạn chế quyền sở hữu tài sản mà mình đã mua. Trong thực tế công tác xét xử, đã phát sinh những quan hệ liên quan tới tài sản trong thời hạn chuộc như: người mua có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản này không? Một trong người bán hoặc người mua chết thì những người thừa kế của họ có được quyền hưởng quyền chuộc hoặc cho chuộc lại tài sản không?

* Về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng:

Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vợ / chồng còn sống, giúp cho tài sản chung không bị phân chia ngay sau khi có một người chết trước. Tuy nhiên, qua thực tế xét xử các vụ án tranh chấp thừa kế, nhận thấy quy định này cũng bộc lộ hạn chế. Đó là, sau khi một người chết, người vợ (chồng) còn lại có thể còn sống 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Trong khi đó người sẽ được hưởng thừa kế đang có hoàn cảnh rất khó khăn, chờ đến khi người còn lại chết rồi mới được hưởng phần di sản thừa kế thì cũng bất cập. Thiết nghĩ, cần phải cân bằng lợi ích của các bên khi xét đến quy định này. So sánh với BLDS 1995, Điều 671 quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thi di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được chia từ thời điểm đó”. Quá trình áp dụng quy định của BLDS 1995 về di chúc chung vợ chồng, chúng tôi thấy cũng không có vướng mắc gì.

Nghiên cứu các quy định về các hợp đồng cụ thể trong BLDS - đặc biệt là hợp đồng mua bán - thì không có điều, khoản nào quy định về hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng (ngoại trừ Điều 494 “Quyền của bên cho thuê nhà ở”). Theo Khoản 1 - Điều 425 thì nếu các bên không có các thỏa thuận trước về điều kiện hủy bỏ thì hợp đồng không thể bị hủy bỏ. Quy định như vậy là bất hợp lý, không bảo vệ được quyền lợi của bên nghiêm túc thực hiện hợp đồng và dung túng cho sự vi phạm của một bên khi pháp luật không có cơ chế bảo vệ hữu hiệu. Trên thực tế các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản, nhất là mua bán nhà và một bên yêu cầu hủy hợp đồng do bên kia vi phạm nghĩa vụ dân sự (thường là nghĩa vụ trả tiền) không phải là hiếm. Và, tòa án vẫn chấp nhận hủy hợp đồng nếu một bên không có thỏa thuận trước về điều này khi giao kết hợp đồng.

BLDS năm 2005 (chương XVIII, mục 12 Hợp đồng ủy quyền, từ Điều 581 đến Điều 589) không có điều luật nào quy định về hình thức của hợp đồng uỷ quyền. So sánh với BLDS năm 1995, có Điều 586 quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”. Qua thực tế xét xử các vụ án dân sự khi có ủy quyền, Tòa án vẫn phải đòi hỏi các hợp đồng ủy quyền phải có công chứng hoặc xác nhận của chính quyền địa phương để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền mặc dù BLDS 2005 không quy định.

3- Điều 63: Luật cần quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm của chính quyền cơ sở phải thực hiện việc cử người giám hộ theo yêu cầu của Tòa án.

4- Điều 122: Đề nghị để giao dịch có hiệu lực thì về mặt chủ thể, cần quy định chủ thể của giao dịch dân sự có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với phạm vi nội dung của giao dịch và người trực tiếp thực hiện giao dịch nhân danh chính mình hoặc có đủ thẩm quyền để đại diện cho chủ thể của giao dịch;nội dung và mục đích của giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội và có thể thực hiện được; giao dịch phải được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, tự định đoạt ý chí của chủ thể và các bên phải tiến hành giao dịch với sự thiện chí, trung thực.

5- Điều 127: Đề nghị nên bỏ quy định này.

6- Điều 134: Đề nghị BLDS không nên coi hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà chỉ là yếu tố để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho giao dịch. Khi Tòa án đã yêu cầu các bên hoàn thiện về mặt hình thức giao dịch dân sự - nếu một trong các bên (trong hợp đồng) vẫn cố tình không thực hiện thì cần phải coi là giao dịch đó có hiệu lực.

7- Điều 136: Đề nghị không nên quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu mà nên đưa loại thời hiệu yêu cầu đòi quyền lợi, thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự vào Phần Quy định chung về Thời hiệu.

8- Điều 137: Đề nghị bổ sung quy định về giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật mà hoàn trả bằng tiền thì tính theo giá trị của vật tại thời điểm hoàn trả.Trong trường hợp tài sản mà các bên chuyển giao có phát sinh hoa lợi, lợi tức: nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh một cách tự nhiên thì phải trả lại cùng với tài sản và người trả lại được thanh toán chi phí quản lý. Nếu hoa lợi, lợi tức hoàn toàn do kết quả của sáng kiến và công sức lao động của bên quản lý tài sản thì người quản lý tài sản không phải chuyển giao lại cùng với tài sản, nhưng phải thanh toán chi phí sử dụng tài sản cho bên kia. Đồng thời, cần có quy định những trường hợp giao dịch vô hiệu tương đối: là những trường hợp không tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng không bị vô hiệu.

+ Mặt khác, để tránh sự không rõ ràng cũng như khắc phục các điểm không rõ của điều 305, thì trách nhiệm dân sự trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ cần được quy định lại theo hướng bên chậm thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Tiền lãi không cần quy định riêng trong một khoản mà nên coi là thiệt hại nói chung. Việc sửa đổi theo hướng này đồng thời cũng đòi hỏi BLDS phải có quy định rõ ràng, cụ thể và hợp lý hơn về cách tính thiệt hại.

10- Khoản 1 - Điều 425: Đề nghị BLDS 2005 nên bổ sung quy định về hủy bỏ hay đình chỉ hợp đồng bị vi phạm khi việc vi phạm đó ảnh hưởng lớn đến hợp đồng, ngay cả khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khi bên kia vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

16- Khoản 5- Điều 652:Đề nghị BLDS cần có quy định cụ thể ai là người đưa di chúc đi công chứng (hai người làm chứng hoặc người được hưởng di sản thừa kế).

19- Bên cạnh đó, vẫn còn có một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự hiện chưa được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là tài sản hay không; Quan hệ giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài chưa được điều chỉnh một cách cụ thể; Quan hệ thừa kế phát sinh khi thai nhi hình thành trước khi người để lại di sản chết; Các loại hợp đồng thông dụng phát sinh như: hợp đồng cung cấp điện năng, nước, điện thoại; Hợp đồng mua bán hoặc cho thuê doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; Hợp đồng cho thuê tài chính; Hợp đồng kỹ thuật; Các hợp đồng liên quan đến hoạt động ngân hàng; Hợp đồng liên doanh, liên kết kinh tế; Vấn đề nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Trên thực tế những vấn đề nêu trên đã được các đương sự giao dịch. Do đó, khi phát sinh tranh chấp thì các cơ quan pháp luật lúng túng trong quá trình giải quyết vì chưa được pháp luật quy định.

Bộ luật Dân sự 2005 hết hiệu lực khi nào?

Hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, thay thế bằng Luật số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.

Luật dân sự có từ khi nào?

Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996).

Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?

Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 (Bộ Luật dân sự 2015), có hiệu lực ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ Luật dân sự 2005 số 33/2005/QH11 được ban hành ngày 14/06/2005 (Bộ Luật dân sự 2005).

Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực khi nào?

1. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996.