Em bé sống trong bụng mẹ như thế nào

Một trong những bài học đầu đời của thai nhi, đó chính là nhận biết âm thanh. Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể lắng nghe, thậm chí còn nhận biết được âm thanh. Đặc biệt, bé có thể nhận diện được giọng nói của mẹ một cách khá chính xác. Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, thai nhi hoàn toàn có khả năng biểu lộ được việc mình nắm bắt được giọng nói của mẹ như thế nào.

Hiện nay các mẹ cũng đã thường xuyên nói chuyện với bé, đọc sách cho bé nghe và cho bé nghe nhạc.

Em bé sống trong bụng mẹ như thế nào
Bé có thể nhận biết âm thanh khi còn ở trong bụng mẹ

\>> Mẹ có thể tham khảo thêm sách để đọc cho bé nghe hàng ngày tại BiBo Mart

2. Phân biệt các ngôn ngữ

Thai nhi rất nhạy bén với các âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Thậm chí còn học ngôn ngữ mẹ đẻ từ khi chưa chào đời. Trẻ sẽ dành nhiều sự chú ý với ngôn ngữ của người mẹ hơn bất kỳ ai hay âm thanh từ đâu.

3. Nắm bắt ánh sáng

Khi bé bước sang giai đoạn phát triển ở tuần thứ 18, mặc dù mí mắt khép chặt nhưng bé hoàn toàn cảm nhận được những tác động của ánh sáng.Khi bước sang tuần thứ 28, mí mắt vẫn khép chặt để sự phát triển của võng mạc được hoàn thiện.

Đến tuần thứ 33, đồng tử sẽ có thể co giãn một chút khi tiếp xúc với ánh sáng. Khi đó, bé đã có thể nhìn được những hình dạng nhất định nhưng chưa thực sự rõ nét.

Theo các chuyên gia, nếu bạn thực hiện thai giáo thị giác đúng cách sẽ giúp kích thích đến thị giác của bé một cách tích cực. Bé sẽ có đôi mắt khỏe mạnh hơn khi vừa chào đời.

\>>> Xem thêm: 4 cách thai giáo cho thai nhi

4. Phát triển vị giác

Từ khoảng 15 tuần thai trở đi, bé đã có thể cảm nhận được các vị như ngọt, chua và đắng trong những món bạn ăn. Điều này giải thích vì sao mẹ bầu không nên thử những loại gia vị hay đồ ăn lạ. Việc làm này có thể ảnh hưởng xấu tới việc phát triển vị giác của bé sau này.

.jpg)Bé phát triển vị giác ngay khi ở trong bụng mẹ

5. Phát triển khứu giác

Ngoài biết nếm vị, thai nhi còn có khả năng ngửi mùi. Nước ối được cho là có mùi giống thìa là Ai Cập, tỏi và một số loại gia vị mẹ bầu hay ăn. Trẻ phát triển trong môi trường đầy nước ối, nên có thể nuốt và thở cùng với loại dung dịch này. Điều đó giải thích vì sao sau khi chào đời, trẻ đã nhận biết và quen với mùi của mẹ. Thậm chí, trẻ còn thích được bú bầu ngực của mẹ khi chưa được rửa sạch mùi tự nhiên từ cơ thể.

Trong bụng mẹ, thai nhi nổi trong một chất lỏng trong suốt và có màu hơi vàng (Ảnh minh họa: National Geographic).

Chất lỏng này có vai trò bảo vệ, cho phép bào thai chuyển động và rèn luyện cơ bắp trong thế giới nước trước khi chào đời.

Trong đó có nhau thai, nó có tác dụng lọc các chất dinh dưỡng từ người mẹ và cung cấp khí oxy cho thai nhi thông qua dây rốn đến khi sinh. Đồng thời, nhau thai còn có vai trò loại bỏ các chất thải, độc hại.

Tại sao thai nhi thở mà không sử dụng phổi?

Loài cá và con người rất giống nhau vào khoảng bốn tuần sau khi thụ tinh. Ở cá, các cấu trúc cổ gấp lại và phát triển thành các sợi thịt được gọi là mang, chúng chứa đầy các mạch máu có chức năng chiết xuất oxy từ nước, đồng thời giải phóng khí carbon dioxide (CO2).

Trong khi ở người, những cấu trúc gấp tương tự đó phát triển thành hàm của chúng ta.

Vào khoảng tuần thứ tư đến tuần thứ năm của thai kỳ, hệ hô hấp thai nhi bắt đầu hình thành và phổi phát triển.

Đến cuối tuần thứ tám, cấu trúc cơ bản của phổi dần hoàn thiện. Trong suốt những tuần tiếp theo, mô phổi phát triển và trưởng thành.

Ở thời điểm thai kỳ đủ tháng, phổi của thai nhi đã hoàn hảo và gần như sẵn sàng hít vào và thở ra trong khoảnh khắc em bé chào đời.

Nhưng khi trong bụng mẹ, phổi của thai nhi chứa đầy chất lỏng. Chúng được tiết ra bởi chính nó để cung cấp lớp đệm và bảo vệ các cơ quan đang phát triển, ngăn ngừa sự chèn ép và tránh những tổn thương.

Oxy từ máu của người mẹ được truyền qua nhau thai vào máu của thai nhi, trong khi carbon dioxide và các chất thải khác từ bào thai được đào thải qua nhau thai rồi vào máu của người mẹ.

Quá trình này được gọi là hô hấp nhau thai, nó cho phép thai nhi lấy khí oxy cần thiết để trao đổi chất mà không cần sử dụng phổi của chính mình.

Máu giàu oxy từ nhau thai được phân phối đến các cơ quan và mô đang phát triển thông qua các động mạch rốn, trong khi máu khử oxy được đưa trở lại nhau thai thông qua tĩnh mạch rốn.

Quá trình phát triển trong bụng mẹ, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nhau thai để cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy. Do phổi của chúng chứa đầy chất lỏng nên không hoạt động và sẽ được kích hoạt vài giây sau khi em bé chào đời.

Làm thế nào để một em bé bắt đầu hít thở không khí qua phổi?

Thai nhi bắt đầu thực hiện một số động tác thở vào khoảng 10 hoặc 12 tuần, và tăng dần lên khi người mẹ mang thai đủ 40 tuần. Điều này giúp thai nhi huấn luyện, sử dụng các cơ hô hấp, phát triển phổi và các mạch thần kinh kiểm soát hô hấp để sẵn sàng kích hoạt khi ra em bé khỏi bụng mẹ.

Em bé sống trong bụng mẹ như thế nào

Em bé vừa được sinh ra đều được các bác sĩ tác động để chúng cất tiếng khóc, kích hoạt quá trình hô hấp của phổi (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Trong quá trình em bé chào đời, lực nén sẽ ép một phần chất lỏng từ phổi ra.

Bên cạnh đó, sự thay đổi áp lực trong quá trình sinh và nội tiết tố ở em bé giúp cơ thể chúng hấp thụ dịch phổi.

Khi em bé được sinh ra, nhiệt độ giảm đột ngột từ bên trong tử cung ra thế giới bên ngoài sẽ kích thích các phản ứng vật lý của cơ thể, không khí lạnh và ánh sáng là những yếu tố kích hoạt quá trình hô hấp phổi của em bé.

Bác sĩ Tingay, Bệnh viện Nhi Hoàng gia ở Melbourne (Úc) giải thích: "Phổi của thai nhi hoạt động như một miếng bọt biển lớn, chúng bị lấp đẩy bởi chất lỏng và ít không gian cho không khí".

Áp lực gây ra bởi dòng không khí ở hơi thở đầu tiên của em bé sẽ đẩy chất lỏng còn lại ra khỏi phổi.

Điều này cũng lý giải vì sao khi em bé vừa được sinh ra đều được các bác sĩ tác động để chúng cất tiếng khóc.

Bác sĩ Fernandes, Đại học Y Baylor (Mỹ) cho biết thêm: "Khi đứa bé vừa chào đời, chúng ta đều muốn chúng khóc nhiều nhất có thể bởi vì nó giúp mở phổi rất tốt".

Khi phổi mở ra, không khí sẽ lấp đầy các khoảng trống và các cơ quan khác sẽ hấp thụ phần chất lỏng cuối còn sót lại trong phổi.

Cùng với đó, các kích thích thần kinh sẽ kích hoạt hơi thở của trẻ sơ sinh và một số gen cụ thể sau khi sinh.

Đáng chú ý, trong sinh mổ, quá trình chuyển dạ có thể không bắt đầu một cách tự nhiên khiến sự hấp thụ chất lỏng trong phổi không xảy ra.

Điều này dẫn đến một số em bé có thể vẫn còn chất lỏng trong phổi và gặp các vấn đề về hô hấp sau khi sinh.

Tuy nhiên, vấn đề này xảy ra thường xuyên hơn ở những đứa trẻ sinh non, bởi vì chúng không chỉ có chất lỏng không được hấp thụ trong phổi mà nguyên nhân có thể đến từ phổi của chúng kém phát triển.

Vì lý do này, một số bác sĩ sơ sinh cảnh báo hoặc chống lại các thủ tục sinh mổ tự chọn, trừ khi được bảo đảm về mặt y tế.

Bằng cách hít thở lớn đầu tiên đã giúp trẻ phá vỡ sự phụ thuộc vào tử cung và nhau thai, lúc này chúng thoát khỏi thế giới dưới nước trong bụng mẹ.

Nó giống như một lời tuyên bố độc lập của trẻ, đây cũng là lúc chúng bắt đầu hít thở không khí bên ngoài.

Em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào?

Share: Thai nhi được nuôi dưỡng và phát triển trong buồng tử cung của người mẹ, thai nhi sẽ nằm trong túi ối trong suốt thời gian mẹ mang thai. Như vậy, thai nhi trong bụng mẹ luôn hoạt động và phát triển hệ tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu trong suốt thai kỳ.

Tại sao em bé lại gỡ trong bụng mẹ?

Em bé gò trong bụng mẹ là tình trạng co bóp tại tử cung, làm tử cung của người mẹ cong sang một bên. Cơn gò tử cung kéo dài trong vòng 30 giây đến một phút. Em bé gò trong bụng mẹ xuất hiện từ 3 tháng giữa thai kỳ và khi em bé càng phát triển thì tần suất và cường độ xảy ra cơn co bóp tử cung càng nhiều.

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào?

Có lẽ trong bụng mẹ, điều bé thích làm nhất là ngủ. Như vậy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt).

Khi nào thì em bé đạp trong bụng mẹ?

Từ tuần 16 – 22, thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp hay vươn vai của bé. Số cử động trung bình của thai nhi là 16 – 45 lần mỗi ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút. Khi bé ngủ, mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy.