Bí tiểu khi mang thai tháng cuối

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong thai kỳ đặc biệt là ở 3 tháng cuối. Bệnh nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, thậm chí là thai nhi. Vậy nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối là gì?

1. Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai ba tháng cuối

1.1 Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai ba tháng cuối là gì?

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng mà vi khuẩn, thường là E.Coli xâm nhập và tấn công và bàng quang, thận với mục đích gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cơ quan tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng và chủ yếu gặp ở nữ giới, nhất là trong thời kỳ mang thai.

1.2 Tại sao phụ nữ khi mang thai 3 tháng cuối lại dễ bị viêm đường tiết niệu?

– Nguyên nhân được cho là do phụ nữ có đường tiết niệu ngắn và gần với hậu môn, do đó các bệnh viêm nhiễm thường dễ lây lan đến các vùng lân cận, đây chính là lý do mà phụ nữ thường dễ bị viêm nhiễm hơn là nam giới.

– Trong thai kỳ, sức đề kháng của phụ nữ thường suy yếu, do đó, bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của mẹ bầu đều có thể bị nhiễm khuẩn. Phụ nữ có thai khi bị viêm đường tiết niệu sẽ gây nguy cơ: đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn cần được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

– Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, tử cung của người mẹ thường sẽ có xu hướng nghiêng về phía bên phải, đè vào niệu quản và thận nên dễ gây ứ nước thận, viêm thận khiến cho việc đi tiểu tiện gặp khó khăn, khó kiểm soát, ứ đọng nước tiểu, vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong đường tiết niệu, gây viêm đường tiết niệu.

– Thân nhiệt của phụ nữ khi mang thai cũng thường cao hơn so với bình thường, nóng rát trong người cũng gây nóng rát, tiểu buốt, dễ viêm đường tiết niệu hơn.

1.3 Phụ nữ khi bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như thế nào?

– Triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở 3 tháng cuối của thai kỳ đó chính là tiểu khó, tiểu buốt, mỗi lần đi tiểu rất ít, đau rát, bệnh nếu nặng có thể tiểu ra máu. Người bệnh thường đau, căng tức ở bàng quang, khó chịu vùng bụng dưới, mệt mỏi, bứt rứt. Nước tiểu đục, có màu hồng vì lẫn máu.

– Nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như: đau lưng, buồn nôn, sốt cao thì có thể lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào thận gây ra viêm thận, suy thận… Bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bí tiểu khi mang thai tháng cuối

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Những biện pháp phòng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối?

– Để phòng bệnh viêm đường tiết niệu và điều trị bệnh một cách hiệu quả, thai phụ cần phải thường xuyên thăm khám theo định kỳ, kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai.

– Cần bổ sung, tăng cường nhiều lượng nước hơn so với bình thường, sử dụng thêm các loại nước ép trái cây, rau củ có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu cũng là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Lượng nước cần thiết cho bà bầu trong quá trình mang thai 3 tháng cuối là 1.5 đến 2 lít nước/ngày.

– Khi có nhu cầu đi tiểu cần phải đi ngay, không được nhịn tiểu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu và làm ảnh hưởng đến thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu.

– Cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ. Lưu ý cần vệ sinh vùng kín và hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch sau mỗi lần đi vệ sinh.

– Nếu bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thì cần điều trị triệt để tránh lây lan sang đường tiết niệu.

– Nếu bị mắc viêm đường tiết niệu ở dạng nhẹ, bà bầu có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, sau đó đi xét nghiệm lại để theo dõi và có kết quả chính xác.

– Đối với trường hợp bị viêm bể thận, viêm thận, mẹ bầu cần nhập viện ngay để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Lưu ý cần có sự chăm sóc của bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra tim thai thường xuyên. Nếu mẹ bầu có nguy cơ sảy thai thì cần sử dụng thuốc chống co bóp tử cung theo chỉ định để phòng tránh rủi ro xấu có thể xảy ra với thai nhi.

Bí tiểu khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu ở mỗi lần khám thai để phát hiện sớm nhất các bất thường

Viêm đường tiết niệu khi mang thai ba tháng cuối có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu của bệnh, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế kịp thời để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị.

Vậy những trở ngại khi mang thai thường gặp là gì? Cách vượt qua như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Đây là biểu hiện khá phổ biến trong 3 - 4 tháng đầu của thai kỳ. Cảm giác bí tiểu có thể khiến thai phụ phải vào nhanh nhà vệ sinh, trong khi bàng quang chưa đầy nước. Vì vậy chỉ có sự kiên nhẫn mới giúp cho bàng quang đầy nước và thai phụ đi tiểu một cách bình thường. Các nhà chuyên môn cho rằng những thay đổi nội tiết tố đã gây ra sự bí tiểu tạm thời này. Tình trạng bí tiểu sẽ biến mất sau một vài tuần. Do đó nếu thai phụ chủ động uống ít nước là một sai lầm. Trái lại, thai phụ sẽ đi tiểu dễ dàng hơn nếu họ uống nhiều nước, nhất là trong mùa hè nóng bức này.

BS. Nguyễn Bùi Kiều Linh


Thời gian mang thai quả là dài với nhiều “hiện tượng” gây khó chịu cho sinh hoạt thường ngày của chị em phụ nữ. Trong đó, việc thường xuyên đi tiểu và tiểu về đêm là một trong những nỗi khổ mà phần đông các mẹ bầu gặp phải. Đây là hiện tượng bình thường, thường gặp trong thai kỳ và cũng thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Đi tiểu nhiều đôi khi là hệ quả của một bệnh lý, hoặc do thói quen. Với bà bầu, chứng đi tiểu nhiều xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây nên, vừa do bệnh lý, vừa do sự thay đổi sinh lý bên trong cơ thể khi mẹ mang bầu.

Cùng điểm mặt 7 nguyên nhân chính gây chứng đi tiểu nhiều khi mang thai:

Thai chèn ép vào bàng quang

Thông thường, bàng quang của phụ nữ có thể chứa một lượng nước tiểu tương đối lớn, khoảng 400-500ml. Khi mang thai, tử cung bắt đầu phát triển hơn, nó ngày càng mở rộng và chèn ép lên bàng quang khiến cho bàng quang không chứa được nhiều nước tiểu và hệ quả là mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.

Sự thay đổi nội tiết tố

Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ thay đổi. Chỉ số hCG hoạt động là một trong những nguyên nhân khiến mẹ đi tiểu nhiều trong thai kỳ. Sở dĩ có điều này là do hormone hCG có tác dụng làm tăng lưu lượng về phía vùng chậu, tử cung và thân nên sẽ khiến cho bàng quang bị chèn ép và nhu cầu đi tiểu tăng lên.

Tăng sự đào thải ở thân

Thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên rất nhiều, lên đến 50% so với giai đoạn không mang thai. Do đó, lượng chất lỏng dư thừa được xử lý qua thận cũng tăng lên, sau đó chúng được đưa đến bàng quang và khiến tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng cao.

Bí tiểu khi mang thai tháng cuối

Vì nhiều nhân mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng đi tiểu nhiều lần

Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng bàng quang không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với mẹ bầu và cả thai nhi. Trong đó có tình trạng đi tiểu nhiều lần ở mẹ. 

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nghiêm trọng hơn, những nhiễm trùng này có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai nếu bệnh diễn biến nặng.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày vô cùng khó chịu.

Áp lực từ tử cung người mẹ

Khi mang thai, kích thước tử cung của mẹ không ngừng tăng theo tỷ lệ thuận với kích thước thai nhi. Sự gia tăng này gây áp lực lên xương chậu, chèn ép bàng quang, nhất là những tháng cuối thai kỳ, tần suất đi tiểu của mẹ càng lớn.

Tăng tĩnh mạch

Trong thời kỳ mang thai, tuần hoàn máu của mẹ tăng dẫn đến nước tiểu được bài tiết nhiều hơn và hệ quả là mẹ bầu đi tiểu nhiều lần.

Đi tiểu nhiều khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu. Tình trạng này không gây nguy hiểm nếu nó xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý, thay đổi nội tiết tố…

Ngược lại, nếu chứng đi tiểu nhiều ở mẹ bầu gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý thì nó thật sự nguy hiểm không chỉ đối với mẹ mà còn nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí gây sinh non.

Bí tiểu khi mang thai tháng cuối

Đi tiểu nhiều lần do bệnh lý có thể khiến mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu

Nếu mẹ bầu đi tiểu nhiều và gặp phải tình trạng như: kèm theo cảm giác nóng rát, đi tiểu đau, đôi khi lẫn máu… thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay vì đây không phải là hiện tượng sinh lý bình thường nữa vì có khả năng mẹ đang bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến cô bé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào trong hệ tiết niệu như niệu quản, thận, bàng quang, niệu đạo. Nếu không được chữa trị, bệnh lý này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả thai nhi như gây đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, sảy thai…

Tất cả các nhiễm trùng từ nhiễm trùng tiết niệu hay những bệnh phụ khoa xuất hiện trong thời kỳ mang thai đều gây hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Tiểu nhiều lần trong ngày ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày và sức khỏe của mẹ. Chính vì vậy, tìm kiếm và thực hiện tốt các giải pháp khắc phục tình trạng này là việc mà các mẹ bầu nên làm. Hãy tham khảo 7 cách khắc phục đi tiểu nhiều khi mang thai hiệu quả dưới đây:

Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ

Việc đi tiểu nhiều lần gây bất tiện đối với mẹ bầu nhưng mẹ tuyệt đối không nên vì thế mà uống ít nước bởi nếu không cung cấp đủ nước cho nhu cầu của cơ thể, việc hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi sẽ bị giảm sút, mẹ cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Thay vì hạn chế uống nước, mẹ hãy uống nhiều nước vào ban ngày và chịu khó chấp nhận tình trạng đi tiểu nhiều lần. Đừng uống bất kỳ loại nước nào trước 1-2 tiếng trước khi đi ngủ để hạn chế đi tiểu nhiều vào ban đêm rất bất tiện.

Tránh xa các thức uống có tính chất lợi tiểu

 Chỉ cần uống nước lọc cũng đã khiến mẹ khó chịu với tình trạng đi tiểu nhiều lần. Vậy nên, nếu mẹ bầu uống các loại nước có tính chất lợi tiểu như coca, cafe, soda… thì tình trạng đi tiểu nhiều lại càng tăng mạnh. Mẹ phải tránh xa những loại nước này nếu không muốn mình mệt mỏi và khó chịu thêm nữa.

Bí tiểu khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu không nên uống nhiều nước trước khi ngủ để hạn chế tiểu đêm

Đi tiểu trước khi đi ngủ

Mẹ bầu hãy cố gắng đi tiểu trước khi lên giường ngủ để hạn chế tối đa tình trạng phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu khi đang ngủ. Mẹ hãy cố gắng sắp xếp khoảng cách từ giường ngủ đến nhà vệ sinh an toàn, không có vật cản, công tắc đèn được bố trí ở vị trí thuận tiện để đảm bảo an toàn trong quá trình mẹ đi tiểu vì ban đêm rất dễ xảy ra các yếu tố xấu.

Ngồi chúi người về phía trước khi đi tiểu

Có thể nhiều mẹ bầu không biết nhưng việc ngồi chúi người khi đi tiểu sẽ giúp tạo một lực ép lên bàng quang để bàng quang có thể đẩy hết nước tiểu ra ngoài, không để sót lại. Điều này giúp cho khoảng cách giữa các lần đi tiểu xa nhau hơn.

Đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Nếu mẹ bầu có cảm giác muốn đi tiểu thì hãy đi ngay, đừng cố chịu đựng. Nguyên nhân là do nếu nhịn tiểu nhiều lần có thể khiến cơ sàn chậu của mẹ suy yếu và dễ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.

Dùng băng vệ sinh hàng ngày

Biện pháp này không quá phổ biến nhưng nó cũng giúp ích cho mẹ bầu rất nhiều. Nước tiểu có thể bị rò rỉ khi mẹ hắt hơi, ho hoặc hoạt động mạnh. Lúc này mang băng vệ sinh sẽ giúp mẹ thoải mái và bảo vệ mẹ tốt nhất.

Thực hiện bài tập Kegel

Các bài tập Kegel sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, các cơ bắp quanh niệu đạo và giúp giảm tình trạng đi tiểu không tự chủ ở một số bà bầu.

Bên cạnh đó, các bài tập Kegel còn giúp mẹ kiểm soát bàng quang tốt hơn và giúp thu nhỏ cô bé sau sinh một cách an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, mẹ có thể tập chúng bất cứ lúc nào, mỗi ngày chỉ cần thực hiện khoảng 3 lần, với 10 – 20 cơn co thắt trong khoảng 10 giây.

Bài tập Kegel thực hiện rất đơn giản. Trước tiên mẹ bầu cần xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách ngừng tiểu khi bạn đang đi tiểu. Nước tiểu sẽ bị ngừng bởi cơ sàn chậu khép lại.

Sau khi xác định được vị trí của cơ sàn chậu, hãy làm tương tự như việc ngừng tiểu và giữ trong 10 giây. Sau đó, lặp lại động tác này 4-5 lần và thực hiện 3 lần trong ngày.

Mẹ bầu hãy thực hiện những biện pháp này để hạn chế tối đa chứng đi tiểu nhiều lần. Việc này sẽ giúp mẹ thoải mái và khỏe khoắn hơn nhiều đó ạ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/