Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Tình trạng môi khô, nứt nẻ và bong tróc không chỉ thường xảy ra vào mùa đông, mà còn do nhiều “thủ phạm” cao tay khác nữa. Và hiển nhiên chúng chẳng ở đâu xa, mà nằm ngay trong chính cơ thể của bạn. Cùng tìm hiểu một số trường hợp gây khô môi quanh năm, và cùng chúng tôi áp dụng những biện pháp khắc phục hiệu quả, để chấm dứt tình trạng này nhé!

Show

1. Nguyên nhân gây khô môi

Khô môi do thiếu nước: Một trong những nguyên nhân chính gây khô môi mà các nàng thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Trong khi đó, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen xấu này, chẳng mấy chốc tình trạng khô môi, bong tróc thậm chí nứt nẻ chảy máu sẽ còn đeo bám bạn thường xuyên hơn.

Khô môi do di truyền: Thường thì nguyên nhân này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà “xem nhẹ” trường hợp này. Hãy chăm sóc kỹ đôi môi của mình, để chúng không trở thành khuyết điểm khiến bạn trở nên thiếu tự tin nhé.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Bên cạnh đó, nếu bạn mắc phải một số bệnh về tuyến giáp, vảy nến, hay tiểu đường hoặc nặng hơn nữa là bệnh Perleche, thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ và tìm ra hướng điều trị kịp thời, để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhé. Bởi đây là những trường hợp bệnh không chỉ khiến bờ môi bạn khô ráp, nứt nẻ, bong tróc mà thậm chí còn gây lở loét, đau đớn.

Khô môi do môi trường: Nắng, nóng, bụi bẩn… cũng là một trong những do khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ xảy đến với bạn. Chưa kể, với tính chất công việc thường xuyên ngồi phòng lạnh, bờ môi của bạn cũng từ đó dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, vào mùa lạnh thời tiết hanh khô, bạn nên thoa kem dưỡng môi để cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi.

Khô môi do thiếu vitamin: Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ “ghé đến”, nhất là khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B2 khiến cho môi của bạn không chỉ bị lột da, mà còn gay ngứa ngáy.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Thiếu hụt vitamin B2 sẽ dẫn đến tình trạng khô môi, nứt nẻ

Khô môi do thực phẩm nạp vào: Các loại trái cây như quýt, cam, chanh, cà chua khi tiếp xúc với da môi sẽ làm cho tình trạng khô môi, nứt nẻ càng trở nặng thêm. Cho nên, bạn hãy hạn chế để chúng chạm vào môi nhé. Thay vào đó, nếu muốn thưởng thức chúng bạn có thể dùng ông hút nhé.

Khô môi do mỹ phẩm: Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng son môi, hoặc đã trải qua quá trình xăm môi. Tốt nhất, bạn nên dành chút thời gian để chăm dưỡng cho bờ môi của mình, và đừng quên tẩy trang cho môi thật sạch sau mỗi lần sử dụng nhé.

Khô môi do thói quen liếm môi thường xuyên: Cuối cùng, nguyên nhân mà dần đi vào thói quen của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ cũng đã “lộ diện”.

Chỉ cần liếm môi nhiều lần trong 1 ngày, cũng đủ làm tình trạng khô môi thêm trở nặng. Bởi chúng không cung cấp độ ẩm cho môi như bạn nghĩ đâu, thậm chí tuyến nước bọt của bạn còn lấy đi độ ẩm còn lại trên môi, do có chứa thức ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với ô xy. Hãy từ bỏ “thói quen xấu” này ngay hôm nay, bạn nhé!

2. Cách khắc phục

Sau khi tìm hiểu cặn kẽ những nguyên nhân khiến cho tình trạng da môi của bạn trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc. Bạn cần tìm ngay cách khắc phục chúng, để sở hữu một bờ môi căng mọng, mịn màng hơn. Có như vậy, gương mặt bạn mới thật sự mang một nét đẹp hoàn hảo hơn bao giờ hết.

“Thiếu gì, bù nấy” là một trong những cách khắc phục tình trạng khô môi hiệu quả nhất, mà bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ. Bằng cách tích cực bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, các chất dinh dưỡng từ trái cây, rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, đậu nành, hạnh nhân, sữa trứng, khoai lang, cà rốt.

Bên cạnh đó, đừng quên tẩy tế bào chết cho môi để loại bỏ các lớp tế bào da chết, giúp da môi hấp thụ tốt các chất dưỡng từ son dưỡng môi. Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp dưỡng môi từ nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, đường, dưa chuột, hoa hồng nhé! Chúc bạn luôn xinh đẹp, và có bờ môi “thu hút” mọi ánh nhìn của đối phương.

Môi khô thiếu chất gì là thắc mắc của rất nhiều người. Một bờ môi căng mọng tràn đầy sức sống sẽ giúp nâng cao vẻ đẹp cho gương mặt của bạn. Đôi môi được ví như một vũ khí bí mật để thu hút sự chú ý của người khác giới, vì vậy việc giữ cho đôi môi luôn mịn màng là điều cực kỳ quan trọng. Thế nhưng tại sao môi lại thường xuyên bị khô? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Môi khô thiếu chất gì?

Biểu hiện của môi khô

Môi khô là tình trạng khi bề mặt môi trở nên khô và thiếu độ ẩm. Biểu hiện của môi khô thường bao gồm một loạt các dấu hiệu như môi bị nứt nẻ và sần sùi, gây cảm giác khó chịu khi cử động hoặc cười. Các biểu hiện cụ thể hơn là môi bị bong tróc các lớp vảy trắng, nứt ra và thậm chí là chảy máu.

Đặc biệt, khói, lạnh, gió, và ánh nắng mặt trời cũng có thể làm tăng cảm giác khó chịu này. Hơn nữa, môi khô thường dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm cho môi trở nên đỏ và đau.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Biểu hiện của môi khô

Môi khô thiếu chất gì?

Môi khô là một tình trạng tiêu cực vì môi đang không đủ độ ẩm. Nguyên nhân chính của môi khô là do môi đang thiếu một số dưỡng chất quan trọng. Vậy khô môi thiếu chất gì?

Môi khô do thiếu Vitamin nhóm B

Môi khô do thiếu Vitamin nhóm B, nhóm vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của làn da trên môi. Môi khô thường xuất hiện khi chúng ta thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày.

Cụ thể, các vitamin nhóm B có vai trò lớn trong việc ngăn ngừa tình trạng môi khô. Do đó, khi môi trở nên khô và nứt nẻ, có thể nguyên nhân chính là sự thiếu hụt các vitamin B sau đây:

Vitamin B2

Để duy trì vẻ đẹp của môi, cơ thể cần cung cấp đủ lượng vitamin B2, còn được gọi là riboflavin. Nếu bạn thiếu vitamin này, có thể thấy xuất hiện các vết loét trong miệng hoặc trên môi.

Vitamin B3

Thiếu vitamin B3 có thể dẫn đến môi khô, nứt nẻ hoặc tình trạng sưng đỏ trên môi và miệng. Bạn có thể bổ sung vitamin B3 bằng cách ăn thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, hạt ngũ cốc, cá bơn, cá ngừ, sữa và rau xanh.

Vitamin B6

Môi khô và vết nứt tại khóe miệng có thể xuất hiện do thiếu vitamin B6. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 thông qua các loại hạt, đậu, thịt và rau xanh.

Môi khô do thiếu sắt

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “Môi khô nứt nẻ thiếu chất gì?” là Sắt. Môi khô cũng có thể là hậu quả của việc thiếu sắt trong cơ thể. Một số thực phẩm chứa sắt như rau bina và bông cải xanh nhưng lại khó được cơ thể hấp thụ. Điều tương tự cũng xảy ra với các thức uống chứa sắt như trà, cà phê và rượu vang. Đặc biệt, phụ nữ có thể dễ bị thiếu sắt hơn do kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Môi khô do thiếu kẽm

Kẽm cũng là một đáp án cho thắc mắc “Bị khô môi là thiếu chất gì?”. Kẽm là chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì đôi môi căng mọng và hấp dẫn. Bạn có thể cung cấp kẽm từ nhiều nguồn thực phẩm như thịt và cá, đậu và hạt.

Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và làm da môi trở nên mềm mịn.Ngoài ra, môi khô cũng có thể xuất phát từ việc sử dụng một số loại thuốc hoặc mỹ phẩm không phù hợp. Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc cao huyết áp có thể gây tác động phụ làm khô môi.

Các loại mỹ phẩm như kem đánh răng, son môi, hoặc son dưỡng môi cũng có thể gây kích ứng và gây môi khô, đặc biệt là khi những sản phẩm này chứa các thành phần như propyl gallate hoặc sodium lauryl sulfate. Vì vậy việc tìm hiểu kỹ về thành phần trong mỹ phẩm có thể giúp tránh tình trạng này.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Môi khô thiếu chất gì?

Các phương pháp trị môi khô hiệu quả tại nhà

Chăm sóc môi khô với son siêu dưỡng SkinIdent Lip Balm Vitamin

SkinIdent Lip Balm Vitamin là phương án hoàn mỹ dành cho việc chăm sóc môi, sản phẩm này là một siêu son dưỡng không gây nhờn cho môi. Với hàm lượng cao các thành phần chất lượng như:

  • Vitamin E, A, panthenol (provitamin B5) tăng cường độ ẩm cho môi, chống môi khô bong tróc.
  • Niacinamide (vitamin B3) giúp giảm thâm môi và tăng sắc tố môi.
  • Cyanocobalamin (vitamin B12) tạo sắc tố hồng hào và cải thiện tình trạng thâm môi.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Chăm sóc môi khô với son siêu dưỡng SkinIdent Lip Balm Vitamin

Sản phẩm này cam kết đem đến sự chăm sóc tối ưu cho đôi môi nhạy cảm của bạn. SkinIdent Lip Balm Vitamin có màu đỏ tự nhiên do chứa nhiều vitamin B12, yếu tố này mang lại sự tươi tắn cho môi. Công dụng của SkinIdent Lip Balm Vitamin làm cho đôi môi của bạn trở nên mềm mại hơn, đầy sức sống. Sản phẩm giúp môi luôn ửng sắc tự nhiên.

Đặc biệt, đôi môi sẽ luôn khoẻ khoắn, tươi tắn, và được dưỡng ẩm tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn thuần chay Bionome, không chứa chất bảo quản hóa học, chất tạo màu, chống nắng hóa học, dầu khoáng, hương liệu, oxygen.

Đây là lựa chọn thân thiện với làn da, môi trường và động vật với sự cam kết tối đa đến vẻ đẹp và sự an toàn của bạn. Để sử dụng sản phẩm này, bạn chỉ cần chấm nhẹ vài điểm lên môi, sau đó sử dụng ngón út hoặc cọ để thoa đều lên cả môi trên và dưới. Với SkinIdent Lip Balm Vitamin, đôi môi của bạn sẽ luôn được bảo vệ và chăm sóc một cách tận tâm, giúp bạn tự tin thể hiện vẻ đẹp tự nhiên của mình.

[spbv]https://drbaumann.vn/products/lip-balm-vitamin[/spbv]

Dùng mật ong để chữa khô môi

Mật ong là một chất giữ ẩm xuất sắc và thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng môi và làm đẹp da. Khi đôi môi của bạn bị khô và nứt nẻ, bạn có thể áp dụng một lượng nhỏ mật ong lên vùng da môi để giúp làm dịu và cung cấp độ ẩm. Mật ong cũng có khả năng tẩy tế bào da chết và ngăn ngừa tình trạng bong tróc môi một cách hiệu quả.

Sử dụng dưa chuột để làm dịu môi khô

Dưa chuột được biết đến với khả năng cung cấp độ ẩm cho da tuyệt vời. Bạn có thể đắp dưa chuột lên môi để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, giúp làn môi trở nên mềm mịn hơn.

Dưỡng môi bằng dầu dừa

Dầu dừa là một lựa chọn tốt để cung cấp axit béo cho môi, làm cho môi trở nên mềm mịn và giảm đau đớn do nứt nẻ. Để dưỡng môi bằng dầu dừa, bạn chỉ cần dùng tăm bông chấm một chút dầu dừa và bôi đều lên môi.

Sử dụng nha đam để chữa khô môi

Nha đam chứa nhiều dưỡng chất giúp dưỡng ẩm và giảm nếp nhăn trên môi. Để thực hiện, bạn chỉ cần cắt một lá nha đam và lấy gel bên trong để bôi lên môi hàng ngày sau khi đã làm sạch môi.

Sử dụng hỗn hợp nước chanh và kem tươi để trị khô môi

Bạn có thể kết hợp nước chanh và kem tươi để làm dịu môi, đồng thời cung cấp độ ẩm cho môi. Nước chanh giàu vitamin C, trong khi kem tươi chứa nhiều lipit giúp dưỡng ẩm từ bên trong môi, giúp làm dịu tình trạng môi khô và nứt nẻ. Để thực hiện, bạn chỉ cần kết hợp một thìa kem tươi và một thìa nước cốt chanh, sau đó thoa lên môi trước khi đi ngủ và để qua đêm để có hiệu quả tốt nhất.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Dầu dừa có thể bổ sung axit béo cho môi giúp môi bớt khô hơn

Chăm sóc môi khô như thế nào?

Duy trì độ ẩm cho môi

Chăm sóc môi khô là một phần quan trọng của việc duy trì làn da mềm mịn và đẹp cho đôi môi của bạn. Để làm điều này, việc duy trì độ ẩm là vô cùng quan trọng. Bạn cần uống đủ nước hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho cơ thể và môi. Đồng thời, sử dụng dưỡng ẩm môi là một phần quan trọng của chế độ chăm sóc môi hàng ngày. Sản phẩm như son dưỡng môi hoặc ủ môi chứa thành phần dưỡng ẩm giúp duy trì độ mềm mịn và ngăn ngừa tình trạng môi khô.

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho môi khô

Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng. Các vitamin nhóm B như B2, B3 và B6 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ làn da và ngăn ngừa tình trạng môi khô. Bạn có thể tìm thấy chúng trong các nguồn thực phẩm như sữa, thịt, đậu, hạt, và rau xanh.

Ngoài ra, sắt và kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc môi. Đảm bảo bạn cung cấp đủ sắt và kẽm từ các nguồn thực phẩm đa dạng để giúp môi trở nên mềm mịn và khỏe mạnh.

Bảo vệ môi

Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây khô môi như gió, lạnh, và ánh nắng mặt trời cũng là một phần quan trọng của chăm sóc môi. Nếu cần, hãy sử dụng mũ rộng và khẩu trang khi tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá, vì chúng có thể làm cho môi của bạn bị khô.

Chăm sóc môi ban đêm

Hãy thực hiện các biện pháp đặc biệt để chăm sóc môi vào ban đêm, bạn có thể sử dụng dưỡng môi hoặc dầu dưỡng môi trước khi đi ngủ để cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng môi suốt đêm. Đồng thời, đừng quên sử dụng dụng cụ hỗ trợ tẩy tế bào chết cho môi nhẹ nhàng hoặc kem tẩy tế bào chết cho môi để loại bỏ tế bào da chết trên môi định kỳ.

Tránh các thói quen xấu gây tiêu cực cho môi

Để môi luôn được đẹp, bạn nên tránh liếm môi thường xuyên vì thói quen này có thể làm môi trở nên khô hơn. Nếu cần hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ cho không khí đủ ẩm, giúp ngăn ngừa môi bị khô. Cuối cùng, hãy xem xét kỹ các sản phẩm mỹ phẩm bạn sử dụng để tránh những thành phần gây kích ứng môi.

Chọn các sản phẩm mỹ phẩm không chứa các chất gây kích ứng, gây khô môi, ngoài ra hãy luôn chọn son môi và son dưỡng môi chứa thành phần dưỡng ẩm và bảo vệ môi. Chăm sóc môi khô đòi hỏi sự kiên nhẫn, hãy thực hiện các biện pháp này một cách thường xuyên. Việc thực hiện các biện pháp chăm sóc này sẽ giúp bạn duy trì đôi môi mềm mịn và khỏe mạnh.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Chăm sóc môi khô như thế nào?

Tóm lại, chúng ta vừa tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Môi khô thiếu chất gì?”. Nếu bạn đang gặp vấn đề về môi khô thì nguyên nhân có thể xuất phát từ sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đã được bài viết đề cập. Để cải thiện tình trạng này, hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ dinh dưỡng.

Bằng việc bổ sung các vitamin tự nhiên thông qua thực phẩm và một số mẹo trị môi khô tại nhà, bạn có thể giữ cho đôi môi luôn căng mọng và tràn đầy sức sống.

Liên hệ với Dr. Baumann ngay hôm nay để sở hữu bờ môi căng đầy sức sống!

DR BAUMANN VIETNAM - 16 tháng 09, 2023

Bài viết kế tiếp:

Lý do bạn nên chọn sử dụng son môi không chì

Son môi không chì đã trở thành cụm từ khóa trong top tìm kiếm của phái đẹp. Lý do là nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da an toàn đã trở thành một nhu cầu cấp thiết mỗi ngày. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về son môi không chì thì bài viết này là bài viết dành cho bạn. Cùng theo dõi để đúc kết được những thông tin ý nghĩa nhé!

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Vì sao nên sử dụng son môi không chì?

Vì sao nên dùng son môi không chì?

Chì là một nguyên tố hóa học quen thuộc với con người. Chì hiện diện khắp nơi trong cuộc sống, thông thường người ta biết đến công dụng của chì qua những vật dụng như lưới đánh cá hoặc trong xây dựng. Đây là một loại kim loại nặng và có khả năng gây nhiễm độc chì với cả con người và động vật.

Vậy tại sao son môi lại chứa chì? Trên thực tế, nguyên tố chì được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm với một công dụng đặc biệt là giữ màu cho môi. Tuy nhiên, việc sử dụng liên tục có thể dẫn đến tích tụ chì trên môi, gây khô và làm thâm môi.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Nguyên tố chì có công thức hóa học là Pb

Tác hại của son môi có chứa chì

Theo báo cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), có hơn 400 sản phẩm son môi trên thị trường Mỹ chứa chì, trong đó có cả cái tên rất quen thuộc đang được chị em săn đón sử dụng tại thị trường Việt Nam. Mỗi ngày, hàng triệu phụ nữ sử dụng son môi đều có nguy cơ tiếp xúc với chì và chịu rủi ro về sức khỏe.

Chì trong son môi là một chất độc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, ngay cả ở liều lượng nhỏ. Khi sử dụng son môi có chứa chì dù chỉ là với một lượng nhỏ, chì vẫn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua việc nuốt hoặc tiếp xúc qua da môi.

Tác hại của việc sử dụng son môi chứa chì là một vấn đề quan trọng về sức khỏe, và chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe và vẻ đẹp của người sử dụng.

Nhiễm độc chì

Chì là một kim loại nặng độc hại, và việc tiếp xúc với nó thông qua son môi có thể dẫn đến nhiễm độc chì. Chì có khả năng tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là trong hệ thần kinh, thận, tim mạch và hệ tiêu hóa. Nhiễm độc chì có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương hệ thần kinh, suy thận, rối loạn tim mạch và vấn đề về tiêu hóa.

Thâm môi

Tác hại dễ thấy nhất khi sử dụng son môi chứa chì chính là thâm môi. Sử dụng son môi chứa chì liên tục có thể làm môi trở nên sậm màu và thâm. Điều này không chỉ làm mất đi vẻ quyến rũ của môi mà còn gây tự ti cho người sử dụng.

Lão hóa sớm

Chì cũng có khả năng gây lão hóa sớm cho da môi. Việc sử dụng son môi chứa chì trong thời gian dài có thể làm cho môi xuất hiện các nếp nhăn và trở nên khô, làm mất đi vẻ tươi trẻ ban đầu.

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Phụ nữ mang thai sử dụng son môi chứa chì có nguy cơ gặp vấn đề lớn về sức khỏe thai nhi. Chì có thể gây ra dị tật, sẩy thai hoặc sinh non, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai kỳ. Vì vậy các mẹ bầu cần phải đặc biệt cẩn thận.

Nguy cơ ung thư

Một lý do khác khiến bạn không thể ngó lơ những tác hại của việc sử dụng son chứa chì là nguy cơ ung thư. Nhiễm độc chì cũng được đánh giá với nguy cơ mắc bệnh ung thư cao, đặc biệt là ung thư máu và các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Sử dụng son môi chứa chì không an toàn cho sức khỏe

Lý do bạn nên sử dụng son môi không chì

Có nhiều lý do mà bạn nên sử dụng son môi không chứa chì. Dưới đây là một số lý do quan trọng:

Bảo vệ sức khỏe

Sử dụng son môi chứa chì có thể dẫn đến nhiễm độc chì, gây hại cho sức khỏe. Sử dụng son môi không chứa chì sẽ giúp đảm bảo bạn không tiếp xúc với chất này và giữ an toàn cho sức khỏe.

Bảo vệ da môi

Sử dụng son môi không chứa chì giúp duy trì vẻ đẹp tự nhiên của môi, làm cho chúng mềm mịn và quyến rũ.

Tránh tác động lão hóa

Chì có thể gây lão hóa sớm cho da môi, do đó việc sử dụng son môi không chì sẽ giúp bảo vệ da môi khỏi tác động lão hóa này.

An toàn cho thai kỳ

Sử dụng son môi chứa chì khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Son môi không chứa chì là một lựa chọn an toàn cho phụ nữ mang thai và có thể giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho thai kỳ.

Hạn chế nguy cơ ung thư

Nhiễm độc chì từ son môi có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Sử dụng son môi không chứa chì giúp giảm nguy cơ này.

Thân thiện với động vật

Các sản phẩm son môi không chứa chì được sản xuất với tư duy thân thiện với động vật nên là sự ưu tiên đối với bạn, bởi các sản phẩm này không thử nghiệm trên động vật và không chứa chiết xuất từ động vật.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Nên sử dụng son môi không chứa chì

Cách chọn sản phẩm son môi không chứa chì

Vậy làm sao để chọn được sản phẩm son môi không chứa chì giữa vô vàn sản phẩm son môi trên thị trường. Cùng tiếp tục theo dõi một số mẹo sau đây nhé.

Đọc kỹ bảng thành phần

Việc đọc kỹ bảng thành phần không chỉ giúp bạn xác định được son môi có chứa chì hay không mà còn giúp bạn biết được những thành phần nào có trong son môi tốt hoặc không tốt đối với sức khỏe và môi. Khi xem thành phần, hãy bỏ qua những dòng son môi có chứa mineral oil. Bạn có thể chọn son có chứa shea butter hoặc jojoba bởi các thành phần này dưỡng ẩm và làm mềm môi hiệu quả nhưng lành tính hơn so với dầu mỏ

Thử son môi có hay không bằng vàng

Một phương pháp được lưu truyền trong dân gian là sử dụng trang sức bằng vàng để kiểm tra hàm lượng chì trong son môi. Theo kiến thức hóa học, chì và vàng khi tiếp xúc sẽ sẽ xảy ra phản ứng hóa học.

Hãy sử dụng nhẫn vàng hoặc bất kỳ đồ trang sức bằng vàng và chà sát vào vùng da thoa sẵn son môi nhiều lần, nếu son đổi sang màu sẫm thì chứng tỏ son đó có chứa một hàm lượng chì nhất định. Bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi vùng chà sát chuyển sang màu đen, điều này cho thấy hàm lượng chì trong son đặc biệt cao, bạn cần tránh sử dụng sản phẩm son này.

Test son có chì hay không với nước

Cách tiếp theo được sử dụng để kiểm tra liệu có chì trong thành phần của son hay không đó là dùng nước. Khối lượng riêng của chì cao hơn khối lượng riêng của nước, do đó nếu bạn thả một mẩu son vào nước mà mẩu son ấy lập tức chìm xuống thì chứng tỏ hàm lượng chì trong son cực kỳ cao, ngược lại nếu son nổi trên mặt nước thì bạn có thể sử dụng, tuy nhiên cần kiểm tra kỹ hơn bằng các phương pháp khác để chắc chắn không có chì trong thành phần nhé.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Kiểm tra hàm lượng chì trong son môi là việc rất quan trọng

Son môi không chì tốt nhất hiện nay - SkinIdent Lip Balm Vitamin

Son môi đến từ nhà Dr Baumann luôn là cái tên dẫn dầu trong danh sách son môi không chứa chì bởi các sản phẩm từ Dr. Baumann luôn đáp ứng 100% tiêu chuẩn thuần chay Bionome.

Cho những ai chưa biết tiêu chuẩn này là một bộ 8 tiêu chí nghiêm khắc được áp dụng vào toàn bộ quá trình nghiên cứu và sản xuất bất kỳ sản phẩm nào của thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng hàng đầu tại Đức.

8 tiêu chí này bao gồm: Không chứa chất chống nắng độc hại, không chứa chất bảo quản hóa học, không chứa dầu khoáng, không chứa oxygen, không chứa hương liệu, không chứa màu nhân tạo, không thử nghiệm và sử dụng chiết xuất từ động vật, tiêu chí cuối cùng là hạn chế bao bì không cần thiết để bảo vệ môi trường.

Bị khô môi là thiếu chất gì năm 2024

Một số màu son môi Dr. Baumann Makeup Lipstick

Son môi Dr. Baumann Makeup Lipstick số 1 tại Đức là một sản phẩm xuất sắc không chỉ về màu sắc mà còn về thành phần. Sản phẩm này được làm từ các thành phần tự nhiên như thầu dầu, đậu nành và dầu bắp, giúp dưỡng ẩm và ngừa thâm môi. Dr. Baumann hiện có hơn 20 màu sắc cho mọi tông da và mọi độ tuổi. Các ưu điểm của son môi Dr. Baumann Makeup Lipstick:

  • Không chứa hóa chất, chì, chất tạo màu hóa học, hoặc các thành phần có thể gây hại cho môi.
  • Không gây kích ứng môi như việc xuất hiện mụn nước hay mụn liti.
  • Sản phẩm chứa dầu thầu dầu, giúp môi mềm mịn tự nhiên.
  • Màu sắc tự nhiên và phù hợp với sắc tố môi, mang lại vẻ rạng rỡ tự nhiên.
  • An toàn cho mẹ bầu và người đang cho con bú, được cam kết bởi bác sĩ Baumann với hơn 30 năm kinh nghiệm, sử dụng chỉ các thành phần an toàn và lành tính.

Son môi Dr.Baumann Makeup Lipstick có kết cấu mềm mịn, không để lại vân môi và giữ màu tự nhiên. Công thức sản phẩm tập trung vào các thành phần như dầu thầu dầu, dầu hạt bắp Zea Mays, và hỗn hợp vitamin E tự nhiên từ thực vật để nuôi dưỡng và làm mềm môi, đồng thời không gây bít tắc lỗ chân lông hoặc gây mụn.

Có thể thấy, Dr. Baumann Makeup Lipstick là sự lựa chọn đúng đắn cho việc làm đẹp theo cách khoa học, bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân của bạn trong thời gian dài. Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong về tác hại của chì trong son môi và những lợi ích của son môi không chì.

[spbv]https://drbaumann.vn/products/lipstick-son-moi[/spbv]

Sản phẩm "Son môi không chì" là lựa chọn hoàn hảo cho bạn nếu bạn đang tìm kiếm một dòng sản phẩm môi an toàn và lành tính. Với xu hướng ngày càng gia tăng về ý thức về sức khỏe và làm đẹp tự nhiên, son môi không chứa chì đang trở thành một trào lưu không thể bỏ qua. Chúng không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho đôi môi mà còn giúp bạn tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sự lựa chọn hoàn hảo cho đôi môi của mình, sản phẩm Dr. Baumann Makeup Lipstick chắc chắn sẽ đáp ứng được những kỳ vọng của bạn. Hãy trải nghiệm ngay để có làn môi đẹp và khoẻ mạnh mà bạn luôn mơ ước! Liên hệ với Dr. Baumann ngay hôm nay.

Môi bị khô nên uống gì?

Uống đủ nước là cách đơn giản nhất để chữa khô môi từ trong ra ngoài. Vậy nên cần phải uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất là khoảng 2 lít. Ngoài nước lọc thì chị em cũng có thể bổ sung nước qua các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam, dâu tây, dứa... để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng.

Tại sao môi bị khô nứt nẻ?

Môi nứt nẻ là hậu quả của tình trạng da môi bị khô nứt do thời tiết lạnh hay việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, liếm môi hoặc mất nước. Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới và môi có thể bị đau cũng như chảy máu.

Khô nứt môi là thiếu chất gì?

Thiếu Vitamin B2 Vitamin B2 được gọi là Riboflavin đây là một hoạt chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe của móng tay, da và môi của bạn. Thiếu vitamin B2 dẫn đến tình trạng ngứa, khô môi và có thể làm nứt nẻ môi. Trung bình mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 1,7 mg vitamin B2 cho cơ thể.

Trẻ bị khô môi do thiếu chất gì?

Vitamin B3 (còn được gọi là niacin), đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa và trao đổi chất tại các tế bào trong cơ thể. Ở trẻ em, khô môi do thiếu vitamin B3 được mô tả là tình trạng khô, nứt nẻ, thậm chí là đau đớn khi ăn uống. Điều này đặc biệt khiến trẻ khó chịu và mất tập trung.