Bệnh viêm gan mãn tính là gì năm 2024

Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Viêm gan mạn tính ít gặp hơn nhiều so với viêm gan vi rút cấp tính, nhưng có thể tồn tại trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Ở nhiều người, nó khá nhẹ và không gây tổn thương gan đáng kể. Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng viêm tiếp tục làm tổn thương gan từ từ, cuối cùng dẫn đến xơ gan, suy gan và đôi khi là ung thư gan.

Bệnh viêm gan mãn tính là gì năm 2024

(Nguồn internet)

Những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm gan mạn tính là:

- Virus viêm gan C

- Virus viêm gan B

- Gan nhiễm mỡ không do rượu

- Bệnh gan do rượu

- Viêm gan tự miễn

- Viêm gan mạn do thuốc

Vi rút viêm gan C gây ra khoảng 60 đến 70% trường hợp, và ít nhất 75% trường hợp viêm gan C cấp tính trở thành mạn tính. Khoảng 5 đến 10% trường hợp nhiễm vi rút viêm gan B ở người lớn và khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút viêm gan B trở thành mạn tính, có thể đồng nhiễm vi rút viêm gan D ở bệnh nhân viêm gan B, không có bệnh viêm gan D đơn thuần. Vi rút viêm gan E hiếm khi gây viêm gan mạn tính nhưng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người đang dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng, những người đang dùng thuốc để điều trị ung thư hoặc những người bị nhiễm HIV. Virus viêm gan A không gây viêm gan mạn tính.

Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu thường xảy ra ở những người có trọng lượng cơ thể dư thừa (béo phì), tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid khiến cơ thể tổng hợp nhiều chất béo hơn, chuyển hóa chất béo chậm hơn. Kết quả là, chất béo tích tụ và sau đó được lưu trữ bên trong các tế bào gan.

Bệnh gan liên quan đến rượu thường xảy ra ở những người uống nhiều rượu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bệnh gan liên quan đến rượu được đặc trưng bởi gan nhiễm mỡ và tình trạng viêm gan lan rộng có thể dẫn đến chết các tế bào gan dẫn đến xơ gan.

Viêm gan tự miễn do cơ thể sinh ra các kháng thể, tự chống lại các mô của chính mình. Viêm gan tự miễn phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Một số loại thuốc có thể gây ra viêm gan mạn tính, đặc biệt là khi chúng được dùng trong thời gian dài. Chúng bao gồm isoniazid, methyldopa và nitrofurantoin.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, ta có thể gặp những nguyên nhân ít gặp hơn gây viêm gan mạn tính là:

- Viêm đường mật nguyên phát.

- Thiếu alpha-1 antitrypsin (là một rối loạn di truyền, trong đó thiếu hoặc thấp mức độ của enzym alpha-1 antitrypsin làm tổn thương phổi và gan)

- Bệnh Celiac (một bệnh di truyền không dung nạp gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch)

- Hemochromatosis (một rối loạn di truyền khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt)

- Bệnh Wilson ở trẻ em và thanh niên (một rối loạn di truyền hiếm gặp liên quan đến việc giữ đồng bất thường trong gan).

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tung Hoành - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán bị viêm gan, bạn cần thực hiện các xét nghiệm để xem mức độ viêm đến đâu và bị nhiễm viêm gan mãn tính hay viêm gan cấp tính, bởi có rất nhiều loại viêm gan với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Loại vi rút gây viêm gan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian mà virus tồn tại. Dưới đây là danh sách các loại viêm gan mạn tính, cấp tính, bao gồm:

  • Viêm gan A: Bạn có thể bị nhiễm virus nếu bạn ăn hoặc uống phải những thứ có sự tồn tại của virus. Đây là loại virus ít gây rủi ro nhất vì những người bị nhiễm virus viêm gan A thường sẽ tự khỏi sau một thời gian nhất định. Mặc dù vậy, có đến khoảng 20% những người bị viêm gan A xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, khiến họ phải nhập viện để được điều trị. Hiện đã có vắc - xin phòng ngừa viêm gan A.
  • Viêm gan B: viêm gan B được lây lan theo nhiều cách. Bạn có thể mắc bệnh do quan hệ tình dục với người bị bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm. Virus này cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Một tỷ lệ nhỏ những người mắc viêm gan B có thể lây sang cho người khác ngay cả khi các triệu chứng của bệnh biến mất.
  • Viêm gan C: bạn có thể bị nhiễm virus viêm gan C khi tiếp xúc với máu hoặc kim tiêm bị nhiễm bẩn hay khi xăm mình. Những người bị viêm gan C thường không xuất hiện triệu chứng nào rõ ràng hoặc có thể chỉ là những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm virus viêm gan C có nguy cơ bị xơ gan.
  • Viêm gan D: chỉ xảy ra khi bạn bị nhiễm viêm gan B. Thường nó có xu hướng làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Viêm gan D có thể từ mẹ sang con hoặc qua đường tình dục.

Viêm gan E: chủ yếu lây lan ở châu A, Mexico, Ấn Độ và Châu Phi. Một số ít xuất hiện ở Mỹ và thường là những người đến từ các quốc gia có nơi bùng phát dịch. Giống với viêm gan A, bạn có thể bị nhiễm virus viêm gan E thông qua ăn hoặc uống những thứ đã bị nhiễm virus.

Bệnh viêm gan mãn tính là gì năm 2024

Viêm gan C ít có nguy cơ bị xơ gan hơn

2. Nguyên nhân gây viêm gan

Một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc viêm gan A, chẳng hạn như:

  • Bạn tiếp xúc trực tiếp với những người bị viêm gan A
  • Đã đi du lịch đến một quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan A cao
  • Đã tiếp xúc gần gũi với một người đã đi du lịch đến từ quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh cao
  • Quan hệ tình dục đồng giới
  • Sử dụng chất gây nghiện
  • Rối loạn yếu tố đông máu
  • Bạn làm việc với các loài linh trưởng.

Các nhóm sau đây nên được kiểm tra virus viêm gan B:

  • Những người sinh ra ở những khu vực có HBV là đặc hữu
  • Quan hệ tình dục đồng giới
  • Người dùng thuốc tiêm tĩnh mạch (cả người dùng hiện tại và người dùng cũ)
  • Bất cứ ai bị bệnh thận mãn tính
  • HIV
  • Phụ nữ có thai
  • Các thành viên gia đình và bạn tình của những người nhiễm HBV (ngay cả khi tình dục chỉ xảy ra trong một lần)
  • Quan hệ tình dục với nhiều người trong vòng 6 tháng
  • Những người sử dụng thuốc khiến hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu.
  • Người bị viêm gan C
  • Trẻ sinh ra từ những bà mẹ có HBV.

Đối với viêm gan C, CDC khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm máu nếu xuất hiện các yếu tố sau:

  • Bạn đã được ghép tạng hoặc truyền máu trước tháng 7-1972.
  • Bạn được nhận máu hoặc ghép tạng từ một người hiến tặng sau đó đã được chẩn đoán dương tính với căn bệnh này
  • Bạn đã từng tiêm thuốc, thậm chí chỉ một lần cách đây nhiều năm
  • Bạn đã nhận được một sản phẩm máu được sử dụng để điều trị các vấn đề đông máu vào trước năm 1987
  • Bạn được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1965
  • Bạn đã được lọc thận lâu dài
  • Bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm gan
  • Bạn bị nhiễm HIV
  • Bạn đã tiếp xúc với HCV
  • Bạn được xét nghiệm máu có chức năng phát hiện tổn thương gan kéo dài gọi là ALT ( nồng độ alanine aminotransferase)
  • Trẻ sinh ra từ mẹ dương tính với HCV.

Mặt khác, việc kiểm tra viêm gan định kỳ thường không được khuyến khích trừ khi bạn có các triệu chứng hoặc dấu hiệu (như xét nghiệm máu có liên quan đến tình trạng gan bất thường ).

3. Triệu chứng của viêm gan

Thường ở giai đoạn đầu mắc viêm gan, bạn sẽ không thể nhận ra bởi không có sự xuất hiện của triệu chứng nào hoặc có thể không có chẩn đoán chính xác vì bệnh thường có các dấu hiệu giống với cúm. Theo đó, các triệu chứng thường gặp nhất ở những người mắc viêm gan, bao gồm:

  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng.

Một số người có các vấn đề khác, chẳng hạn như:

  • Nước tiểu đậm
  • Phân màu sáng
  • Vàng da
  • Ngứa
  • Choáng váng hoặc hôn mê.

Bạn cần được bác sĩ kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm gan. Nếu bạn không được điều trị, bạn có nguy cơ cao bị xơ gan, đây là một tổn thương nghiêm trọng của gan . Nếu bạn bè hoặc thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh, bạn cũng cần được kiểm tra. Có khả năng cao bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Bạn cần cảnh giác với các triệu chứng viêm gan nếu bạn đi du lịch đến một quốc gia nơi căn bệnh này xảy ra phổ biến. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn đang có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.

Bệnh viêm gan mãn tính là gì năm 2024

Vàng da là triệu chứng điển hình của viêm gan

4. Chẩn đoán và điều trị viêm gan

Nếu bạn có các triệu chứng hay dấu hiệu viêm gan virus, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra sự xuất hiện của kháng thể. Nếu bạn bị viêm gan B hoặc C, có thể cần thêm các mẫu máu về sau bởi ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, bạn cũng cần được kiểm tra các biến chứng và xác định xem tình trạng của bạn đã tiến triển từ cấp tính (bị nhiễm trong vòng sáu tháng qua) sang mãn tính ( virus tồn tại hơn sáu tháng) hay chưa. Hầu hết những người bị viêm gan đều không thấy bất cứ có triệu chứng nào cả hoặc không có những triệu chứng bệnh đặc hiệu; do đó, viêm gan virus thường được gọi là một căn bệnh thầm lặng.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện sinh thiết gan, hoặc mẫu mô, để xác định mức độ tổn thương của gan. Sinh thiết thường được thực hiện bằng cách chèn một cây kim vào gan và lấy ra một mảnh mô, sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Việc điều trị viêm gan virus phụ thuộc vào loại virus gây bệnh và giai đoạn nhiễm trùng. Trong vài năm qua, các phương pháp điều trị cho cả viêm gan B và C đã có sẵn. Nhiều phương pháp điều trị khác đang được nghiên cứu. Nếu bạn bị viêm gan nặng, bạn có thể cần điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa gan hoặc bác sĩ tiêu hóa, các chuyên gia về các bệnh về gan. Bạn không nhất thiết phải nhập viện trừ khi bạn không thể ăn hoặc uống hay bị nôn .

Viêm gan A thường cần được điều trị tối thiểu và gan của bạn thường lành lại trong vòng 2 tháng. Mặc dù tiêm vắc-xin có thể ngăn bạn khỏi bệnh viêm gan A, nhưng một khi bạn đã mắc bệnh này, bạn không thể bị nhiễm lại.

Bạn cũng có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc khi bị viêm gan B và C. Gần đây, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm gan C mạn tính là một liệu trình điều trị bằng peginterferon cộng với ribavirin cho người có kiểu gen 2 và 3, và peginterferon cộng với ribavirin cộng với thuốc ức chế protease cho người có kiểu gen 1. Những phương pháp điều trị này đã được chứng minh là có hiệu quả từ 50 % đến 80% những người bị nhiễm viêm gan C nhưng tác dụng phụ rất khó để mọi người có thể dung nạp.

Điều trị viêm gan hiện nay xoay quanh các loại thuốc chống vi rút tác dụng trực tiếp (DAA). Những loại thuốc này có hiệu quả cao đối với hầu hết những người bị viêm gan C, không có interferon và thường không có ribavirin . Điều này có nghĩa là những loại thuốc này thường có ít tác dụng phụ hơn. Các phương pháp điều trị thường đơn giản hơn, bao gồm ít thuốc hơn và dùng trong khoảng thời gian ngắn hơn. DAA có sẵn dưới dạng thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác trong một viên thuốc. Elbasvir -grazoprevir (Zepatier), ledipasvir - sofosbuvir (Harveston) và sofosbuvir velpatasvir (Epclusa) và một lần dùng thuốc kết hợp hàng ngày. Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng viêm gan C, chúng thường có thể được chữa khỏi trong 8 đến 12 tuần.

Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra bạn xem bạn có bị viêm gan B hay không; Nếu bạn bị nhiễm vi-rút, em bé sẽ được tiêm globulin miễn dịch và tiêm vắc-xin viêm gan. Điều này sẽ giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi nhiễm virus. Ngoài ra, nếu người mẹ có HBV hoạt động nên được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Bệnh viêm gan E có thể gây tử vong cho phụ nữ mang thai trong ba tháng cuối của thai kỳ, và nếu người mẹ bị viêm gan B, em bé có khả năng mắc bệnh khi sinh ra.

Nếu bạn bị viêm gan, do virus hoặc không do virus, đang ở giai đoạn cấp tính (xảy ra trong vòng sáu tháng qua), không nên dùng đồ uống có cồn để tránh tình trạng gan làm việc quá tải, khiến tình trạng tổn thương gan càng nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn tình bị viêm gan, đặc biệt là nếu bạn bị viêm gan B, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Viêm gan C rất khó lây truyền qua quan hệ tình dục, trừ khi có tiếp xúc với máu của người mắc bệnh. Hầu hết người lớn sẽ hồi phục hoàn toàn sau khi mắc viêm gan A và B cấp tính trong vòng sáu tháng.

Bệnh viêm gan là căn bệnh nguy hiểm và để lại biến chứng nhưng các dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng nên hầu hết người mắc đều chủ quan. Tuy nhiên các chuyên gia Y tế khuyến cáo khi gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm gan cũng như các đối tượng thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có cồn nên thăm khám sức khỏe gan mật định kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Tại sao người lớn cần tiêm vắc-xin viêm gan A?

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bệnh viêm gan B mạn tính sống được bao lâu?

Trong trường hợp bị viêm gan B mạn tính mà người bệnh không biết hoặc không đi thăm khám kịp thời, virus viêm gan B hoạt động mạnh và phát triển thành ung thư gan, người bệnh chỉ có thể sống trong khoảng 2 - 5 năm. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch, khả năng chống lại bệnh tật cũng quyết định đến thời gian sống của bệnh nhân.

Viêm gan mạn tính thể tồn tại là gì?

Viêm gan mạn tính là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Nguyên nhân phổ biến bao gồm virus viêm gan B, C và tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Viêm gan mãn tính có thể tồn tại nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.

Viêm gan mạn có triệu chứng gì?

Các triệu chứng thường gặp như: chán ăn, mệt mỏi, khó chịu. Thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy sốt, đau tức vùng bụng trên. Thông thường các triệu chứng đầu tiên của viêm gan mạn tính có thể là phình lá lách, đỏ lòng bàn tay, tích tụ dịch trong ổ bụng.

viêm gan B mạn tính kiêng ăn gì?

Cụ thể:.

Bị viêm gan B kiêng ăn nội tạng..

Thịt dê.

Viêm gan B tránh ăn nhiều tôm..

Bị viêm gan B kiêng ăn măng..

Nhân sâm..

Các món ăn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Viêm gan B hạn chế ăn các món cay nóng..

Thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp..