Bệnh nguyên phát và thứ phát là gì năm 2024

Nhiều chị em vẫn đang băn khoăn phân biệt vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Trường hợp vô kinh nào có thai hoặc không có thai? Bài viết dưới dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho chị em phụ nữ.

Không có kinh nguyệt trong một thời gian nhất định là một trong những triệu chứng gợi ý cho những bất thường ở hệ thống cơ quan sinh dục nữ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của quý chị em, tuy nhiên không phải trường hợp vô kinh nào chúng ta cũng nghi ngờ đến các bệnh lý nguy hiểm.

Bài viết này sẽ cung cấp cho quý chị em những thông tin cần thiết về nguyên nhân, chẩn đoán, cách phân biệt vô kinh nguyên phát với thứ phát và hướng điều trị tình trạng vô kinh.

Vô kinh là gì?

Vô kinh (không có kinh nguyệt) có thể là tình trạng thoáng qua, ngắt quãng hoặc vĩnh viễn thường do rối loạn chức năng của trục nội tiết (hạ đồi- tuyến yên- buồng trứng) hoặc bất thường trong cấu trúc đường sinh dục ( sự thông suốt từ buồng tử cung, kênh cổ tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ).

Khái niệm vô kinh không bao gồm đối tượng phụ nữ trước tuổi dậy thì, đang mang thai, cho con bú hoặc đã mãn kinh. Trên thực tế, dựa vào đặc điểm và nguyên nhân, người ta phân thành: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

Vô kinh nguyên phát được chẩn đoán khi một bệnh nhân đến 15 tuổi, phát triển bình thường và có đầy đủ đặc điểm sinh dục thứ phát ( phát triển tuyến vú, lông mu, hệ cơ-xương,..) nhưng chưa có kinh nguyệt.

Vô kinh nguyên phát cũng có thể chẩn đoán sớm hơn vào thời điểm các bé gái được 13 tuổi nhưng không có đặc điểm sinh dục thứ phát và không có kinh nguyệt.

Vô kinh thứ phát được định nghĩa là sự biến mất của kinh nguyệt trong 3 tháng ở bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc từ 6 tháng trở lên ở bệnh nhân có kinh nguyệt không đều. Tần suất của vô kinh thứ phát là phổ biến hơn vô kinh nguyên phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Cần nhấn mạnh rằng, đối với mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, luôn phải loại trừ nguyên nhân có thai nếu như không thấy kinh nguyệt bình thường.

Vô kinh nguyên phát

Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát có thể bao gồm cả nguyên nhân vô kinh thứ phát, nhưng thường là do bất thường về mặt di truyền hoặc giải phẫu…Bao gồm:

  • Không có sự phát triển của đặc điểm sinh dục thứ phát:
  • Rối loạn sinh dục gặp trong hội chứng Turner (46, XO)
  • Suy buồng trứng sớm (POI)
  • Thiếu hormone giải phóng Gonadotropin (GnRH) đơn độc hoặc suy tuyến yên (hiếm gặp
  • Có sự phát triển của đặc điểm sinh dục thứ phát:
  • Bất thường ống Mullerian: không có tử cung, âm đạo
  • Dậy thì muộn về mặt sinh lý ( do bệnh hệ thống, bệnh mạn tính hoặc dậy thì muộn về mặt thể chất)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp vô kinh nguyên phát không xác định được nguyên nhân.

Vô kinh thứ phát

Liên quan đến nội tiết

  • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi:
    • Thiếu hụt GnRH đơn độc
    • Vô kinh vùng dưới đồi chức năng: giảm cân, rối loạn ăn uống (vd: chán ăn do yếu tố tâm lý); tập thể dục nặng; Stress; bệnh nặng và kéo dài;...
    • Các khối u/ chấn thương vùng não
    • Một số hội chứng hiếm gặp khác: Prader-Willi, Laurence-Moon-Biedl, đột biến leptin
  • Rối loạn chức năng tuyến yên:
    • U tuyến yên: bao gồm cả u lactotroph và các u tuyến yên khác ( to cực, u tuyến
    • Corticoid ( hội chứng Cushing )
    • Các khối u khác: u tế bào mầm, u màng não, u thần kinh đệm
    • Hội chứng suy tuyến yên di truyền
    • Đột quỵ hoặc do nhồi máu tuyến yên
    • Suy buồng trứng: suy buồng trứng sớm (POI), hội chứng Turner, do hóa- xạ trị,..
  • Rối loạn chức năng nội tiết khác
    • PCOS
    • Bệnh cường giáp/ nhược giáp
    • Đái tháo đường type 1, 2
    • Sử dụng Androgen ngoại sinh

Không liên quan đến nội tiết

  • Dính lòng tử cung
  • Hội chứng Asherman
  • Viêm nội mạc tử cung do lao

Chẩn đoán

Các bé gái được đánh giá vô kinh nguyên phát nếu không có kinh nguyệt và đạt một trong các mốc sau:

  • 13 tuổi và không có dấu hiệu dậy thì (ví dụ: ngực phát triển, tăng trưởng nhanh)
  • 15 tuổi (ở những bệnh nhân có tăng trưởng và phát triển bình thường các đặc tính sinh dục phụ)

Các bé gái và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên được đánh giá về tình trạng vô kinh thứ phát nếu trước đó họ có kinh nguyệt và có có các dấu hiệu:

  • Mất chu kỳ kinh nguyệt ≥ 3 tháng nếu trước đây họ có chu kỳ kinh nguyệt đều hoặc ≥ 6 tháng nếu trước đó họ có chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • < 9 kỳ kinh/năm hoặc chu kỳ dài > 38 ngày (thiểu kinh)
  • Thay đổi kiểu kinh nguyệt mới và liên tục (tần suất, khối lượng, thời lượng)

Điều trị

Điều trị vô kinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Mất cân bằng hormone có thể được điều trị bằng việc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc hormone tổng hợp, để cân bằng lại lượng hormone của cơ thể.

Trong trường hợp tình trạng vô kinh do những bất thường về mặt cấu trúc, các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật loại bỏ xơ dính, sẹo mổ cũ hoặc tạo hình hệ thống cơ quan sinh dục,...để giải quyết triệt để những nguyên nhân gây mất kinh của bạn.

Mất kinh nguyên phát hay mất kinh thứ phát đều gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản, nhất là khả năng mang thai của chị em phụ nữ. Chị em hãy chủ động tìm hiểu những thông tin cần thiết, điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra.

Huyết áp tâm trương cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Theo đó, tăng huyết áp tâm trương được định nghĩa khi áp suất tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Tình trạng cao huyết áp tâm trương thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, khi huyết áp tâm trương của bạn từ 80 – 89 mmHg, bạn nên chú ý nhiều hơn. Vì giai đoạn này được gọi là tiền tăng huyết áp tâm trường.

Bệnh nguyên phát là gì?

Share: Tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn là loại tăng huyết áp phổ biến vì chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian. Gọi là nguyên phát hay vô căn vì bác sĩ không thể xác định nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể.

Thứ phát có nghĩa là gì?

Thương tật thứ phát là gì? Thương tật thứ cấp (hay thứ phát) là khái niệm chỉ các khiếm khuyết xảy ra sau một bệnh lý nào đó, khiến người bệnh phải nằm yên bất động kéo dài, thiếu thốn sự chăm sóc hoặc nếu được chăm sóc thì lại không đúng cách.

Tăng huyết áp nguyên phát là như thế nào?

Tăng huyết áp nguyên phát là loại tăng huyết áp phổ biến nhất với 95% trường hợp mắc bệnh và các trường hợp này có biến chứng dần theo thời gian. Tăng huyết áp nguyên phát thường không thể xác định được nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể, chính vì vậy nó còn được gọi là tăng huyết áp vô căn.