Bệnh bạch hầu là bệnh gì năm 2024

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính. Độc tố do bạch hầu tiết ra tác động vào tim và các mô ngoại vi gây nên tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân, có thể dẫn đến tử vong.

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính, gây ra bởi một trực khuẩn ái khí, gram dương có tên là Corynebacterium tấn công vào niêm mạc vùng mũi họng. Vi khuẩn này tạo nên một loại giả mạc trắng dai, bám chặt và lan nhanh ra bao phủ toàn bộ lớp niêm mạc của đường hô hấp. Độc tố do bạch hầu tiết ra tác động vào tim và các mô ngoại vi, gây nên tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân.

- Độc tố tiết ra từ vi khuẩn bạch hầu tấn công vào các tế bào vật chủ, ngăn cản sự tổng hợp chuỗi Protein và gây chết tế bào.

- Giả mạc vùng họng bít lấp đường thở.

Phương thức truyền bệnh:

Trực khuẩn bạch hầu có dạng hình que, sắp xếp thành đám, 2 đầu của trực khuẩn mầu tím, giống hình chùy. Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Do đó, bạch hầu lây chủ yếu qua đường dịch tiết.

+ Lây truyền trực tiếp: Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.

+ Lây truyền gián tiếp: Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

Bệnh bạch hầu là bệnh gì năm 2024

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính.

Bệnh bạch hầu biểu hiện như thế nào?

- Thời gian ủ bệnh trung bình 3 - 4 ngày, thậm chí là 1 ngày.

- Biểu hiện tại chỗ:

+ Bạch hầu mũi: 1 hay 2 bên lỗ mũi bị bít lấp bởi giả mạc màu trắng hoặc xám lan rộng ra cửa mũi. Mũi chảy dịch lẫn máu. Loét phần cửa mũi 1 hoặc 2 bên. Dịch mũi hôi thối.

+ Họng: Niêm mạc họng đỏ. Hai amidan xung huyết, có giả mạc trắng xám bám chặt, khó bóc, nếu cố bóc sẽ chảy máu.

Nếu giả mạc xuất hiện ở thành sau họng phải lưu ý mở khí quản sớm, vì có thể lan xuống vào vùng thanh quản, gây bít tắc thanh môn nhanh chóng.

+ Hạch ngoại biên nhiều, sưng to và đau.

- Biểu hiện toàn thân:

Biểu hiện tình trạng nhiễm trùng kèm nhiễm độc: Sốt cao, da xanh tái, mạch nhanh rồi trụy mạch.

Hình ảnh nghĩ đến bạch hầu được y văn mô tả lại như sau:

  • Sốt cao, đau họng kèm da xanh tái.
  • Đau đầu.
  • Ho.
  • Hơi thở có mùi thối.
  • Màng giả mạc xám - dính chặt, cố bóc sẽ chảy máu.
  • Loét mũi.
  • Nuốt khó, nuốt đau.
  • Khàn tiếng.
  • Tắc nghẽn thanh quản và đường hô hấp dưới gây khó thở
  • Dẫn tới viêm cơ tim, viêm cầu thận, liệt các chi.

- Chẩn đoán và xử trí:

  • Thăm khám lâm sàng có các biểu hiện như đã mô tả ở trên.
  • Lấy dịch hầu họng soi tươi, nuôi cấy xác định trực khuẩn bạch hầu.
  • Tìm độc tố bạch hầu trong máu.
  • Xử trí: Cách ly người bệnh, đồng thời khoanh vùng ổ dịch.

Bệnh bạch hầu là bệnh gì năm 2024

Cần đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch tiêm chủng. Ảnh minh hoạ.

Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính, có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và gây bùng phát dịch. Căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có tỷ lệ tử vong cao, người nhiễm bệnh có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày. Dưới đây là một số thông tin về triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh và phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Bệnh bạch hầu gây ra những triệu chứng như thế nào?

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại lâu trong vùng hầu họng của người bệnh và có thể tồn tại khoảng 6 tháng với điều kiện thiếu sáng ví dụ như tồn tại trên các loại đồ chơi của trẻ nhỏ, một số vật dụng, quần áo,... Tuy nhiên, nếu có tác động từ ánh sáng mắt trời chúng sẽ chết sau khoảng vài giờ và ở nhiệt độ 58 độ C, chúng có thể bị tiêu diệt chỉ sau 10 phút.

Bệnh bạch hầu là bệnh gì năm 2024

Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra

Khi bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể người bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng bất thường. Tùy vào từng thể bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau. Cụ thể như sau:

Bệnh bạch hầu là bệnh gì năm 2024

Bạch hầu họng là thể bệnh phổ biến

- Thể bạch hầu họng:

+ Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 5 ngày và không gây ra triệu chứng.

+ Giai đoạn khởi phát: Người bệnh có thể bị sốt nhưng thân nhiệt không quá cao, có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, da xanh xao, đau họng, chán ăn, sổ mũi, dịch mũi có thể lẫn máu, amidan có điểm trắng mờ dạng giả mạc, vùng cổ của bệnh nhân có thể xuất hiện hạch nhỏ, khi ấn vào không cảm thấy đau và có khả năng di động.

+ Giai đoạn toàn phát: Sau 2 đến 3 ngày tính từ thời điểm xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, mạch nhanh và hạ huyết áp.
  • Giả mạc ở họng tiến triển và lan rộng. Có thể chuyển từ máu trắng ngà sang màu vàng nhạt và dính chặt vào niêm mạc. Giả mạc thường rất dài, nếu cố tình bóc tách có thể gây chảy máu.
  • Hạch góc hàm của người bệnh bị sưng lên và gây đau, sổ mũi nhiều và trong dịch mũi thường có lẫn mủ.
  • Thời kỳ lui bệnh: Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh hết sốt và các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm.

- Bạch hầu ác tính: Một số triệu chứng của người bệnh có thể kể đến như sốt cao, hạch cổ sưng rất to, giả mạc lan rộng.

- Bạch hầu thanh quản với một số triệu chứng như xung huyết, phù nề tại thanh quản, gây khàn giọng.

- Bạch hầu mũi: Thể bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và gây ra một số triệu chứng như trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt, sụt cân, da xanh xao, tiêu chảy hoặc nôn nhiều, trẻ thường hay quấy khóc,...

- Bạch hầu mắt: Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như phù mi mắt trên, viêm màng tiếp hợp có giả mạc.

- Bạch hầu da gây ra một số triệu chứng như loét trợt ngoài da hay tình trạng da bị chốc lở,... Với người da lành thì rất hiếm gặp những triệu chứng này.

- Bạch hầu rốn: Thường gặp ở trẻ sơ sinh với triệu chứng giả mạc ở rốn bị dính chặt vào niêm mạc da. Sau khoảng 2 đến 3 tuần thì tự rơi.

- Bạch hầu âm đạo với triệu chứng viêm loét môi lớn và xuất hiện giả mạc trên niêm mạc, nếu bóc tách có thể gây chảy máu.

2. Bệnh bạch hầu nguy hiểm ra sao?

Bệnh bạch hầu được đánh giá là bệnh nguy hiểm bởi những lý do sau:

- Có nguy cơ lây lan nhanh qua những con đường sau:

+ Lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là khi người bệnh nói to, ho và hắt hơi thì người đối diện rất dễ nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh.

+ Lây qua đồ dùng của người bệnh, ăn phải các loại thức ăn có chứa vi khuẩn. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bị lây bệnh qua những tổn thương trên da chẳng hạn như vết thương hở hay vết muỗi đốt,...

Bệnh bạch hầu là bệnh gì năm 2024

Bệnh bạch hầu có thể gây ra những biến chứng về tim mạch

- Một số biến chứng của bệnh bạch hầu nếu không được điều trị kịp thời:

+ Biến chứng tim mạch như viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền cơ tim, huyết khối tim,... có thể khiến người bệnh tử vong đột ngột.

+ Biến chứng thần kinh: Liệt màn hầu khiến bệnh nhân khó nuốt và nói, liệt bàn tay, liệt 2 chân, liệt các cơ quan khác,... Tuy nhiên, tình trạng này có thể hồi phục sau một thời gian.

+ Biến chứng thận: Là những tổn thương ở cầu thận và ống thận.

Trước đây, bệnh bạch hầu thường rất phổ biến với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay, đã có vắc xin phòng bệnh nên tỷ lệ mắc bệnh cũng ít hơn và nhờ có thuốc điều trị đặc hiệu nên hiệu quả điều trị bệnh được cải thiện rõ rệt.

3. Phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu

- Các biện pháp chẩn đoán bệnh:

+ Mẫu bệnh phẩm chính là dịch hầu họng, phần quanh vùng giả mạc.

+ Nhuộm soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi để tìm vi khuẩn.

+ Nuôi cấy trong điều kiện môi trường thích hợp để tìm vi khuẩn cũng như xác định độc tố bạch hầu.

+ Sử dụng phương pháp khuếch đại gen PCR.

+ Một số xét nghiệm để theo dõi biến chứng bệnh như xét nghiệm máu, xét nghiệm men tim, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực,...

- Phương pháp điều trị:

+ Trước hết, bệnh nhân cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho người bệnh.

+ Sử dụng các loại thuốc điều trị đặc hiệu như thuốc kháng sinh, thuốc kháng độc tố bạch hầu để giảm nguy cơ biến chứng.

+ Cần theo dõi người bệnh liên tục để phát hiện và xử trí sớm những bất thường.

+ Người bệnh cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng sức khỏe.

Bệnh bạch hầu là bệnh gì năm 2024

Phòng ngừa bệnh bằng phương pháp tiêm vắc xin

- Phòng ngừa bệnh bạch hầu:

+ Người bệnh cần được cách ly để tránh lây bệnh cho người khác cho đến khi kết quả xét nghiệm là âm tính ít nhất 2 lần.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các loại dung dịch sát khuẩn khác.

+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đồ dùng trong phòng và quần áo của người bệnh.

+ Tiêm vắc-xin phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Những người đã tiếp xúc và phơi nhiễm bệnh cần được xét nghiệm, theo dõi và có thể dự phòng bằng cách tiêm Benzathine penicillin, uống Erythromycin hoặc Azithromycin trong 7 ngày.

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, dù là trẻ em hay người lớn đều cần tiêm phòng bệnh. Nếu xuất hiện những triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Mọi thắc mắc về căn bệnh này hoặc có nhu cầu tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bệnh bạch hầu có những triệu chứng gì?

Bệnh bạch hầu có triệu chứng và dấu hiệu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, cụ thể như sau:.

Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu..

Đau họng và khàn giọng..

Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Khó thở hoặc thở nhanh..

Chảy nước mũi..

Sốt và ớn lạnh..

Khó chịu..

Bệnh bạch hầu sống được bao lâu?

Việc điều trị bệnh không khó nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng phác đồ, đúng thuốc. Nếu chủ quan, không điều trị, điều trị muộn thì bệnh trở thành cấp tính, tỉ lệ tử vong tương đối cao (5% đến 10%). Nếu người bệnh mắc bạch hầu thể tối cấp thì có thể tử vong trong vòng 24 - 48 tiếng.

Bệnh bạch hầu tên tiếng Anh là gì?

Bệnh bạch hầu (tên tiếng anh là Diphtheria) là bệnh nhiễm trùng cấp tính làm xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà, bám chặt và lan nhanh bao phủ toàn bộ vòm họng, mũi, tuyến hạnh nhân, thanh quản. Bệnh còn có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác (kết mạc mắt, bộ phận sinh dục,…).

Bị bạch hầu nên làm gì?

Cách điều trị bệnh bạch hầu là:.

Phát hiện bệnh sớm và cách ly ngay khi phát hiện ca bệnh;.

Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh (penicillin G, erythromycin, azithromycin) ngay để ngăn chặn biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong;.

Theo dõi, phát hiện sớm, xử lý nhanh các biến chứng;.

Chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân..