Bé bị bong da tay là thiếu chất gì năm 2024

Chào bác sĩ! Cháu nhà tôi gần 1 tuổi, nặng 9kg, cao 75cm. Nhìn cháu khá bụ bẫm. Cháu ăn tốt. Cháu đã mọc 4 cái răng, nhưng giờ vẫn chưa thêm cái nào, đọc trên mạng tôi thấy theo tuổi thì lẽ ra con tôi phải mọc 8 cái rồi. Cháu ngủ hay ra mồ hôi trộm, hay quấy khóc về đêm.

Về dinh dưỡng, mỗi ngày cháu ăn 4 bữa bột đầy đủ 4 nhóm chất; 2 bữa hoa quả; 1 chén sữa (vì cháu rất lười uống sữa); 1 cái xúc xích hoặc sũa chua hay pho mai; bú mẹ 4-5 lần .

Tóc cháu mọc rất tốt, đen, tuy nhiên phía sau gáy không mọc đều. Đi khám Bác sĩ nói thiếu canxi, Vitamin D. Tôi cho cháu uống một liều duy nhất cách đây khoảng 4 tháng. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy tốt hơn. Tôi mua thêm 1 lọ Vitamin D3, định sẽ cho cháu uống mỗi ngày 1 giọt. Xin hỏi Bác sĩ liệu có được không, có ảnh hưởng gì không? Cháu nhà tôi bị bong da đầu ngón tay, chân liệu có phải do thiếu vitamin C? Xin Bác sĩ trả lời giúp tôi qua hộp thư: [email protected]. Xin Chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Đinh Thị Thu Hằng

Trả lời:

Bé bị bong da tay là thiếu chất gì năm 2024

Chào bạn.

Trẻ 1 tuổi có chiều cao 75 cm là rất tốt. Để cân đối với chiều cao này, nếu là con trai cần cân nặng 9,6 kg và con gái cần 9,1 kg. Như vậy về thể chất con bạn phát triển khá tốt. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể thiếu 1 số chất dinh dưỡng cho dù lúc đầu cân nặng và chiều cao bình thường, để đánh giá cần có 1 bác sĩ chuyên về dinh dưỡng xem xét kỹ thành phần bữa ăn và khả năng hấp thu của trẻ. Bong tróc da tay của trẻ có thể do thiếu chất hay dị ứng, nấm…Con bạn có thể có thiếu vitamin D nếu không phơi nắng thường xuyên. Về nguyên tắc, bạn có thể dùng vitamin D3 uống mỗi 6 tháng để phòng ngừa, nhưng hiệu quả sẽ tùy thuộc cơ thể hấp thu được bao nhiếu và dự trữ thế nào. Nguồn vitamin D chủ yếu là do da trẻ tổng hợp dưới tác dụng của tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời, còn lượng qua tiêu hóa là rất ít. Tuy nhiên, nếu uống thừa vitamin D cũng có thể ngộ độc. Do đó, bạn nên đến khám dinh dưỡng trước xem bé có thực sự cần bổ sung thêm hay không. Phơi nắng thường xuyên thì sẽ tốt hơn vì cơ thể không tổng hợp khi không có nhu cầu.

Việc ăn quá nhiều chất đâm cũng làm trẻ mất canxi qua nước tiểu và có những dấu hiệu của thiếu canxi. Bạn nên xem lại chế độ ăn của bé, nếu ăn xúc xích hay phomai thì cần điều chỉnh bớt lượng thịt cá.

Chúc bạn và cháu luôn khỏe!

Trả lời bởi: BS.CK2.Nguyễn Thị Thu Hậu

[Trở về]

Các tin khác

Từ khóa tìm nhiều nhất trong tháng

Lịch nghỉ tết, Lịch khám bệnh, tuyển dụng, Táo bón, Khám dinh dưỡng, khoa tâm lý, Hoá đơn , tài liệu xét tuyển viên chức, Khám mắt, Gây mê hồi sức

Bong tróc da tay chân ở trẻ em là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về da. Vậy khi xuất hiện tình trạng này, cha mẹ nên làm gì?

Làn da của trẻ nhỏ vẫn còn mỏng và rất dễ bị tổn thương. Vì vậy việc xuất hiện tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ em rất phổ biến. Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

1. Nguyên nhân gây tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bong tróc da ở trẻ. Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp đặc biệt liên quan tới bệnh lý. Vì vậy, nếu tình trạng bong tróc của con quá nặng, bất thường bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để được kiểm tra.

1.1. Bong tróc da tay chân ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh việc xuất hiện tình trạng bong tróc da là bình thường khi ở những tuần đầu. Tình trạng này có thể bong tróc ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, chẳng hạn như tay, chân, mắt cá chân của con.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng gặp một số vấn đề bong tróc da bệnh lý như bệnh vảy nến, bệnh chàm. Đối với bệnh lý này thường xuất hiện vảy đỏ, da đỏ, ngứa, … Tùy vào biểu hiện của bong tróc da mà có thể biết được đó là bệnh lý hay không.

Bé bị bong da tay là thiếu chất gì năm 2024

Trẻ sơ sinh thường bị tróc da tay chân ở những tuần đầu, đây thường là hiện tượng bình thường (Ảnh: Internet)

1.2. Do dị ứng

Một số trẻ có làn da nhạy cảm, chỉ cần tiếp xúc với các vật dụng bình thường như: vải, giày, mỹ phẩm, … sẽ gây dị ứng. Khi bị dị ứng thường có biểu hiệu da bị nổi mẩn đỏ, ngứa, bong tróc da.

Ngoài ra, còn có một số bé bị dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, sữa, trứng, … khi này có thể xuất hiện tình trạng bong tróc da.

1.3. Do thừa hoặc thiếu vitamin

Việc thiếu một số loại vitamin như Vitamin B3, B7 có thể là lý do dẫn tới tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ em.

Ngoài ra, việc thừa Vitamin cũng sẽ gây tình trạng bong tróc da. Nếu cơ thể có tình trạng tích lũy quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc với các triệu chứng nhẹ như: bong tróc, lòng bàn tay có tình trạng khô, da khô, nứt ở góc miệng, … Nếu mức độ nặng có thể gây các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, buồn ngủ, rụng tóc, còn tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

1.4. Do chàm da

Trẻ bị chàm da sẽ thường có triệu chứng mẩn đỏ, ngứa và bên cạnh đó cũng sẽ xuất hiện tình trạng bong tróc da. Bệnh chàm da rất phổ biến, có thể gặp ở rất nhiều trẻ.

Nếu da của trẻ còn có tiếp xúc với hóa chất kích thích, thuốc tẩy rửa thì tình trạng bong tróc sẽ càng nặng hơn.

1.5. Bong tróc da do nhiễm trùng, nhiễm nấm

Nhiễm trùng, nhiễm nấm là bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Đối với bệnh nấm da thường phổ biến là nấm Kawasaki. Bệnh sẽ có những biểu hiện đầu tiên ở mắt, môi, lưỡi, miệng hay cổ họng. Sau đó xuất hiện thêm các triệu chứng như tróc da tay chân, vàng da, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau sưng khớp hay đau đầu.

1.6. Do hội chứng APSS

Hội chứng APSS là một hội chứng rối loạn da, khi mắc hội chứng này thì da có tình trạng lớp ngoài cùng bị bong ra từng mảng. Đây là hội chứng có tính di truyền, nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lớp da chủ yếu có hiện tượng bong tróc là ở tay, chân, và nó không gây đau, thế nhưng nếu khi tiếp xúc, cọ xát ở nhiệt độ cao thì tình trạng có thể trầm trọng hơn.

1.7. Có thể do tác dụng phụ của thuốc

Có một số thuốc khi sử dụng gây tác dụng phụ, tùy thuộc vào loại thuốc khác nhau mà tác dụng phụ xảy ra với những phản ứng khác nhau.

Bong tróc da ở tay chân cũng là một trong những biểu hiện đó. Một số các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như: thuốc chống co giật, thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm canxi, lợi tiểu hay điều trị huyết áp, …

2. Cha mẹ cần làm gì khi con bị tróc da chân tay

Để khắc phục tình trạng tróc da chân tay ở trẻ, cha mẹ xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, khi thấy trẻ xuất hiện tình trạng này, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như:

2.1. Vệ sinh cho bé đúng cách

Việc vệ sinh cho bé rất cần thiết, nếu trẻ không được vệ sinh đúng cách thì rất dễ xảy ra tình trạng bong tróc da tay chân.

Nên vệ sinh tắm cho trẻ trong thời gian từ 5-10 phút, không nên tắm quá nhanh hoặc quá lâu. Nước tắm cho trẻ cần sử dụng nước ấm, việc lựa chọn sữa tắm gội cũng rất quan trọng, nên dùng loại sữa tắm gội chuyên dụng cho trẻ, có thành phần tự nhiên, êm dịu không gây tình trạng kích thích, dị ứng với trẻ.

Nếu sử dụng nước quá nóng có thể gây tình trạng bong tróc da của trẻ, do lớp dầu tự nhiên bảo vệ da bị mất đi. Việc tắm cho trẻ cũng cần nhẹ nhàng, không cọ mạnh vì có thể làm trẻ bị đau.

Bé bị bong da tay là thiếu chất gì năm 2024

Vệ sinh cho bé đúng cách giúp giảm tình trạng nhiễm nấm gây bong tróc da cho trẻ (Ảnh: Internet)

2.2. Tránh các tác động từ môi trường

Trong môi trường khắc nghiệt nhiều gió và bụi bẩn,lạnh, khô hanh, … bố mẹ cần chú ý bảo vệ con, tránh để con tiếp xúc với các nhân tố gây hại. Hạn chế nhất việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi bẩn, hóa chất, ...

Nên chọn lựa quần áo, tất tay, tất chân, giày dép thoáng mát, chất liệu mềm mại, tránh việc tiếp xúc, cọ xát của các đồ dùng với da, gây tình trạng bong tróc, xước, ngứa.

2.3. Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp

Việc giúp trẻ có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối rất quan trọng. Nên chú ý việc bổ sung cho trẻ các loại vitamin C từ các loại quả tự nhiên như: cam, quýt, ổi, dâu tây, bông cải xanh, ... Đây là cách cung cấp dinh dưỡng cần thiết, giúp bảo vệ da khỏe mạnh hơn, không gây hiện tượng bong tróc da tay chân ở trẻ.

Đồng thời, nên bổ sung cân bằng các loại vitamin khác nhau, để tăng cường nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ tốt nhất.

Tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ khá phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con đến các bệnh viện da liễu để được kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.

Da tay chân bị bong tróc là thiếu chất gì?

Thiếu Vitamin B3 hoặc thừa vitamin A có thể dẫn đến bong tróc da tay. Trong trường hợp thiếu hụt vitamin bạn nên bổ sung bằng rau xanh, trái cây và các loại thức ăn khác.

Bong tróc da tay nên ăn gì?

Bạn nên thêm vào thực đơn những loại thực phẩm giàu vitamin C là: Bắp cải, rau cải xanh, đậu, khoai lang, ớt chuông, cam, quýt, dứa, xoài, ổi, dâu tây,... Vitamin A là nguồn dưỡng chất dồi dào trong lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, các loại rau củ quả màu vàng, đỏ, hoặc màu xanh đậm,...

Da khô bong tróc là thiếu chất gì?

Vitamin A: Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A thì bề mặt da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc, đóng vảy. Vitamin A có đặc điểm là tan trong dầu, mỡ (chất béo), vì vậy cần bổ sung các chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) để giúp hấp thu vitamin A một cách tốt nhất.

Bong da tay do thiếu chất gì?

Vitamin C là hoạt chất tham gia vào quá trình sản sinh collagen cho da và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của da. Hơn nữa, chất này còn có chức năng hình thành mạng lưới giữ nước và làm ẩm da từ sâu bên trong. Chính vì thế, nếu không cung cấp đủ vitamin C thì da tay sẽ trở nên khô sần, nứt nẻ và sừng hóa nang lông.