Bầu uống sữa đậu nành fami có tốt không

Không ít phụ nữ có thai thường lo sợ hoạt tính estrogen trong sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng và những lưu ý khi uống sữa đậu nành để giải đáp cho những thắc mắc bấy lâu nay nhé!

Tác dụng của sữa đậu nành với mẹ bầu và thai nhi

Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết tương đương các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt,…rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Axit béo không no trong sữa ngăn ngừa mỡ bám vào mạch máu và giảm lượng cholesterol trong máu.

Trong sữa đậu nành còn có các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, vitamin A… giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.

Trong sữa đậu nành còn có các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm triệu chứng táo bón cho các bà bầu.

Lượng estrogen trong sữa đậu nành vô cùng thấp nên không ảnh hưởng gì đến giới tính thai nhi. Hơn nữa, cho đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói đến việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng giới tính thai nhi. Do đó, các mẹ có thể yên tâm khi uống sữa đậu nành rồi nhé.

Bầu uống sữa đậu nành fami có tốt không

Uống sữa đậu nành bao nhiêu là đủ?

Việc sử dụng quá nhiều một thực phẩm gì đó đều không tốt và sữa đậu nành cũng vậy. Mẹ bầu không nên uống quá 500ml sữa đậu nành một ngày bởi nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.

Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

– Đun sôi kỹ sữa đậu nành trước khi uống để hạn chế bị ngộ độc hoặc đau bụng, buồn nôn.

– Không nên hòa lẫn sữa đậu nành với trứng gà vì chất albumin trong lòng trắng trứng kết hợp với chất tripxin có trong sữa sẽ gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

– Việc pha sữa đậu nành với đường đỏ cũng không nên vì sẽ gây tình trạng chướng bụng ở mẹ bầu.

– Mẹ bầu hay bị đầy bụng, ợ chua, đi ngoài… thì nên tránh dùng sữa đậu nành.

– Mẹ có thể uống sữa đậu nành kết hợp ăn bánh mì, bánh bao… để giúp các chất có trong sữa đậu nành được tiêu hóa tốt.

_ Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây ra hiện tượng kết tủa ở ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.

Với những thông tin trên đây, mẹ bầu có thể yên tâm khi sử dụng sữa đậu nành mà không cần quá lo lắng gì nữa nhé.

Sữa đậu nành là thực phẩm rất tốt, đặc biệt là cho phụ nữ nên nhiều chị em đã có thói quen uống sữa đậu nành hằng ngày. Liệu thói quen này có tốt cho thai kỳ? Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Công dụng tốt của sữa đậu nành

Sữa đậu nành mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như:

  • Bổ sung đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết, giàu canxi, sắt, folat, vitamin A, PP, D, Riboflavin và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ bé sinh ra còi xương, nhẹ cân; giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non và hạn chế tình trạng loãng xương.
  • Chứa chất béo có nhiều axit béo không no thiết yếu như axit linoleic, axit linolenic, omega-3 giúp tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất, giúp mẹ bầu ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp.
  • Chứa chất xơ tiêu hóa hòa tan và không hòa tan, để kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón cho mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống sữa đậu nành hay không?

Nếu đang có thói quen uống sữa đậu nành, mẹ bầu hãy yên tâm vì cho đến nay, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone  trong đậu nành có thể hấp thu qua nhau thai và các bé sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành cũng không có bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe.

Vậy mẹ bầu có thể không còn băn khoăn mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì, uống sữa đậu nành có được không rồi nhé! Tuy nhiên, trong thai kỳ, khi uống sữa đậu nành mẹ nên nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

Uống sữa đậu nành đúng cách mới tốt cho thai nhi

  • Không dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh lâu để tránh uống phải sữa bị biến chất, hư hỏng, từ đó dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Không pha sữa đậu nành với đường đỏ vì sẽ gây nên tình trạng đầy, chướng bụng
  • Không uống quá 500ml sữa đậu nành cùng lúc.
  • không ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành vì axit trong các loại trái cây này sẽ làm kết tử protein của đậu nành, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
  • sữa đậu nành cần được đun sôi kỹ, đảm bảo vệ sinh.

Vậy ngoài sữa đậu nành, mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì? Mẹ bầu có thể uống Optimum Mama Gold với hương vị Vani thơm ngon, thay thế bữa ăn phụ, bổ sung DHA, Canxi, Sắt cùng vitamin và khoáng chất thiết yếu, bổ sung cho chế độ ăn thiếu đạm và vi chất dinh dưỡng, giúp duy trì sức khoẻ của bà mẹ trước và sau khi sinh. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ thật đáng nhớ và khỏe mạnh nhé!