Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

> Tình nguyện viên Nhật Bản ở Việt Nam
> Campuchia hư ảo

Với một đứa trẻ hơi chậm nói như Tô, các cô giáo khá vất vả, nhưng họ cũng quen với chuyện này bởi ở trường đôi khi xuất hiện cả những đứa trẻ chuyển từ Wallonie sang (vùng nói tiếng Pháp của Bỉ), hoặc nhập cư từ châu Phi, châu Á với đủ loại ngôn ngữ. Tuần đầu tiên đi học, Tô khóc nhiều, không chịu ăn, đến bữa trưa được gặp chị gái Kate (lớp bốn, khối tiểu học) thì ríu rít “zus ơi”, “zus à”.

Các cô giáo không hiểu bé tìm ai, gọi ai, bèn hỏi chồng tôi. Anh cười “Cháu pha tiếng Việt và tiếng Hà Lan đấy. Cháu gọi chị- zus kèm tiếng ơi à của người Việt. Tôi thấy người Việt không gọi tên trống không mà thường kèm theo từ ơi, à, nghe rất tình cảm!”.

Chuyện bất đồng ngôn ngữ trong một gia đình gây dựng từ cuộc hôn nhân khác chủng tộc thường song hành cảm giác khó chịu và dễ chịu. Con cái trong giai đoạn đầu dễ bị loạn ngôn nếu bố mẹ muốn con song ngữ, nhưng rồi cũng ổn thỏa bởi bản chất của trẻ em là tiếp thu nhanh.

Ngay như giao tiếp giữa vợ chồng tôi chủ yếu bằng tiếng Anh, đều không phải tiếng mẹ đẻ của mình nên có những lúc rơi vào tình thế dở khóc dở cười. Một hôm, chồng tôi đột ngột gọi điện về “Em ơi, nấu thêm suất cơm nhé. Anh đưa bạn Ba Lan về nhà chơi tối nay”. Tôi giãy nảy “Cái gì? Sao lại mang cảnh sát về nhà?!”.

Chồng tôi gào lên “Polish guy, thằng Ba Lan, không phải cảnh sát, ngốc ạ!”. Tôi thở phào nhưng ấm ức để bụng.

Mấy hôm sau, thấy chồng nằm dài trên sofa, tôi hỏi “Anh ơi, câu Đừng đùa với tôi bằng tiếng Hà Lan nói thế nào?”. “Niet spelen met mijn voeten- Đừng chơi với hai chân của tôi”. Tôi bĩu môi “Phí từ quá. Tiếng Việt của em mà dùng đến hai chân là có ngay câu hay khác rồi- Đừng quẩn chân tôi!”

Nhưng hãy tưởng tượng mẹ tôi, một giáo viên dạy Sử về hưu không biết tiếng Anh, đã giao tiếp thế nào khi sang Bỉ thăm con hai tháng hè? Bất đồng ngôn ngữ không làm mẹ ngại nói, ngại tìm hiểu. Và quan trọng hơn, gặp ai mẹ cũng hồ hởi chào hỏi bằng tiếng Việt.

Có những lúc tôi mải trông con, để mẹ chồng và mẹ đẻ vô tư đi bên nhau trong vườn hoa, hai người vẫn nói chuyện rôm rả, ví dụ mẹ chồng giới thiệu “Đây là cây hoa lavender- hoa oải hương ”, mẹ tôi gật gù “Vâng, bên này hành hẹ mới trồng đã tốt thật bà nhỉ”. Mẹ chồng đến nhà tôi chơi, chào và hỏi bà thông gia khỏe không, mẹ tôi đáp “Mai em về rồi”...

Nhưng hóa ra Peeters, họa sĩ trường quay và cũng là hàng xóm của tôi lại thích thú quan sát mẹ tôi nhất. Khi mẹ về nước mấy tháng rồi, anh mới kể “Tôi sang nhà hỏi mượn cái máy xay rau quả nhưng cô đi siêu thị, chỉ mẹ cô ở nhà. Tôi giải thích mãi bà cũng chỉ cười, tôi lôi giấy bút ra vẽ cái máy tròn tròn, bà vẫn không hiểu, nhưng bà vào nhà lấy một cái bánh tròn xoe ra cho con trai tôi ăn”.

Ôi Peeters, trong đầu mẹ tôi làm gì có hình ảnh máy xay rau quả, có vẽ tả thực cũng không nghĩ ra đâu, anh vẽ dao thớt thì mẹ hiểu ngay.

Rồi Peeters bồi hồi “Tôi sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh bà cụ khiêng củi bằng vai. Một bà cụ nhỏ gầy như vậy mà đặt lên vai hai túi củi to nặng đi phăm phăm”.

Khi ở đây mẹ tôi đã tiếc rẻ nhìn đống củi chúng tôi mua về chuẩn bị cho mùa đông giá lạnh nhưng chưa có thời gian xếp vào kho, cứ vứt tạm bên đường trong mưa gió, chờ khi nào sửa được cái máy kéo thì dùng máy cho đỡ mệt.

Mẹ kêu ngồi chơi mãi cũng chán, ra khuân củi vận động chân tay, khỏe người. Nhưng khuân bằng tay được ít, mẹ muốn gánh. Ở đây làm gì có đòn gánh, thúng mủng.

Thế là mẹ tìm một cái cán chổi thật chắc, xếp từng thanh củi vào hai chiếc túi bạt, túi dứa quai to dày rồi lồng cán chồi vào gánh, nhịp nhàng leo từng bậc cầu thang đá lên kho, đoạn đường khoảng 30 m!

Vừa trông con vừa nhìn ra cửa, tôi đã thấy mẹ gánh như thế. Tôi chỉ xúc động chứ không lạ lẫm, Peeters thì khác: “Thật tài tình. Tôi không hiểu ngôn ngữ của mẹ cô nhưng cách lao động của bà đã nói lên tất cả!”.

6 cách "ức chế" bất đồng ngôn ngữ khi đi du lịch

1. Học một vài câu quan trọng

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Thời gian chuẩn bị quá ngắn trước khi đi du lịch không cho phép bạn đọc thông viết thạo một ngôn ngữ, nhưng cũng không phải là rào cản nếu bạn muốn học đôi ba câu quan trọng. Những câu nói cơ bản như: xin chào, cám ơn, xin lỗi hay những câu hỏi đường, hỏi nhà vệ sinh… khá dễ học và chẳng bao giờ là thừa!

2. Mạnh dạn nói

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì


Kể cả khi bạn biết mình đang nói một thứ tiếng “bồi”, lắp ghép từ ngữ, đừng ngại nói hay sắp xếp hoàn chỉnh cả câu mới nói. Hãy nhớ, cái bạn cần là truyền tải thông tin chứ không phải thể hiện bản thân trong lớp học ngoại ngữ. Thường thì chỉ cần bạn nói được vài từ quan trọng, người dân bản địa có thể luận ra được bạn muốn gì và sẵn sàng giúp nếu bạn có thái độ thiện chí và nụ cười trên môi!

3. Nhờ sự trợ giúp của công nghệ

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì


Cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, ngôn ngữ chẳng còn là vấn đề quá lớn lao nữa. Có rất nhiều phần mềm từ điển, hỗ trợ dịch thuật…có thể cài đặt trên điện thoại của bạn. 

4. Tìm hiểu văn hóa

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì


Việc tìm hiểu trước nền văn hóa của những nơi mà bạn sắp ghé qua cũng quan trọng chẳng kém gì việc học ngôn ngữ của nước đó. Chẳng hạn như đừng bao giờ chờ đợi bữa tối trước 7 giờ ở Argentina, hay đừng bao giờ xin thêm sữa trong cà phê vào buổi chiều ở Italy là những luật bất thành văn mà nếu bạn biết, bạn sẽ chiếm được cảm tình của dân địa phương mà chẳng phải nói một lời. 

5. Tận dụng mọi phương tiện khác

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì


Khi bạn không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ, đừng ngại khua chân múa tay. Sử dụng các động tác, cử chỉ: gật đầu, lắc đầu, chỉ tay… sẽ giúp ích bạn không nhỏ trong quá trình truyền tải thông tin. 

6. Mang theo một cuốn từ điển hình ảnh

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Những quyển từ điển hình ảnh bỏ túi khá hữu dụng trong trường hợp này. Chỉ việc cầm cuốn sách và chỉ vào những hình xuất hiện trong đó cùng với một nụ cười thiện chí và bạn sẽ được giúp đỡ tận tình.

Khi “ông nói gà, bà nói vịt”

Đã sang Nhật hai năm nhưng Thủy Tiên (ĐH Sangyo) vẫn không ít lần gặp phải những tình huống ngượng “không đỡ được” mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc hiểu sai ý đối phương. Cô bạn chia sẻ, hồi mới sang do khả năng nghe còn kém, lúc đi làm ở quán ăn không biết cách gọi tên đồ ăn, hay làm nhầm đồ và lấy nhầm đồ cho khách nên thường bị ông chủ mắng.

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Thủy Tiên (phải) bên cô giáo tiếng Nhật khi mới đi du học.

“May mà ông chủ cũng không ‘dữ’ lắm, không là mình xác định rồi!” - Tiên hài hước nói. Tuy nhiên theo Tiên, đó vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì cô bạn trải qua về sau.

Tiên kể: “Có lần, ông chủ nói với mình rằng ông ấy đang giận. Chẳng hiểu lúc ấy mình nghe thế nào lại hiểu thành ông ta đang hỏi mình có giận không. Mình trả lời không. Thế là ông chủ quát ầm cả lên, ‘Tôi không nói cô, tôi nói tôi!’ Đã giận lại càng giận hơn!”

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Tiên từng nhiều lần gặp rắc rối với ông chủ vì “bất đồng ngôn ngữ” (Ảnh minh họa).

Trường hợp của Trang (du học sinh Úc) cũng không kém phần thê thảm. Khi mới đến Úc, vì muốn làm quen với các bạn mới nên Trang đã mời họ đến nhà mở tiệc: “Lúc những vị khách đầu tiên đến nhà, mình ra mở cửa mời họ vào, không quên mời ngồi theo phép lịch sự. Thế mà khi vừa nói ‘Have a seat’, cả mấy đứa quay ra nhìn mình đầy ngạc nhiên. Chẳng hiểu chuyện gì xảy ra, mình đâm bối rối.”

Hóa ra do Trang phát âm sai từ “seat” (thành một từ-khác-mà-ai-cũng-hiểu-là-từ-gì) nên đã tạo ra tình huống trớ trêu như vậy: “May mà mình sống cùng một chị người Việt, chị ấy hiểu ý nên giải thích giùm mọi người. Nghe xong, cả bọn được trận cười no còn mình lúc đó chỉ muốn độn thổ” - Trang nhớ lại.

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Lỗi phát âm là một trong những nguyên nhân gây hiểu lầm trong giao tiếp với người nước ngoài.

Còn Vinh (du học sinh Singapore) thì một lần “trót” lơ đễnh trong giờ học, bị giáo viên “tóm” lên trả lời câu hỏi: “Lúc ấy không tập trung nên nào có nghe được thầy giáo nói. Đến nghe giảng bằng tiếng Việt nếu không tập trung còn chưa chắc hiểu, nói gì đến tiếng Anh!”

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Bạn Vinh (du học sinh Singapore).

Khắc phục để hiểu nhau hơn

Đa số các du học sinh đều thừa nhận, những tình huống hiểu nhầm do bất đồng ngôn ngữ gây ra là điều đương nhiên. Nhung (du học sinh Canada) chia sẻ: “Mình học ở đây được vài năm rồi, thế mà cũng có khi chẳng hiểu người bản xứ nói gì. Ai cũng có những lúc hơi ‘ngớ ngẩn’ mà, không tránh được!”

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Bạn Nhung (du học sinh Canada).

Thủy Tiên thì thừa nhận: “Hầu hết lúc mới sang du học, các bạn du học sinh chưa quen nghe giọng bản địa, hay nghe nhầm nên không hiểu ý người nói. Chưa kể những bạn ngoại ngữ chưa vững thì chuyện ‘ù ù cạc cạc’ lại càng như cơm bữa.”

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Những tình huống bất đồng ngôn ngữ là điều quen thuộc với du học sinh.

Để khắc phục tình trạng này, theo Tiên, có thể mạnh dạn nhờ người bản xứ nhắc lại câu nói: “Vì khi biết mình chưa hiểu rõ, họ sẽ nói chậm lại, thậm chí còn dùng cả body language cho mình dễ hình dung hơn.”

Bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp là gì

Mạnh dạn hỏi lại khi chưa hiểu.

Còn theo quan điểm của Trang, việc luyện phát âm vô cùng quan trọng đối với du học sinh: “Sau vụ nhầm lẫn đáng xấu hổ kia, mình bắt đầu học lại phát âm. Trong tiếng Anh có rất nhiều từ phát âm gần giống nhau, chỉ cần bạn không để ý chút thôi là có thể lạc sang một từ mới nghĩa hoàn toàn khác. Mình luyện tập từng chữ một, tranh thủ nhờ cả các bạn nước ngoài sửa lỗi khi nói chuyện.”

“Hồi còn ở Việt Nam, mình học tương đối khá tiếng Anh, phát âm cũng vào loại ‘không phải dạng vừa’ ở lớp. Thế mà sang đây, trải qua ‘thực tiễn đau thương’ mới thấy mình còn phải học thêm rất nhiều” - Trang tâm sự.

Các bạn sắp đi du học nhớ nhé, hãy chuẩn bị thật tốt vốn ngoại ngữ của mình, đồng thời cũng chuẩn bị sẵn tinh thần rằng bạn sẽ gặp kha khá các tình huống “trời ơi” như thế đấy! Tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ có được nhiều khoảnh khắc vui cũng như những kỷ niệm đáng nhớ mãi về sau.