Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là gì năm 2024

Sinh viên chắc chắn không thể thiếu một công cụ hỗ trợ trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp mang tên Slide rồi. Một cách thuyết trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp chính là sinh viên hãy đảm bảo rằng mình đã có một slide thuyết trình đẹp mắt với nội dung cô đọng, dễ hiểu, thu hút người nghe. Bên cạnh đó, sinh viên đừng bỏ qua các quy tắc căn bản khi thiết kế hay trình bày slide, sử dụng hiệu ứng không gây rối mắt, cần có nội dung tổng quan bài báo cáo, hình ảnh minh họa nhiều nhất có thể.

2. Bảo vệ đồ án tốt nghiệp như thế nào? – Luyện nói

Tuy cũng chiếm phần quan trọng nhưng slide đẹp mắt chưa đủ để quyết định sự thành công của bạn. Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là gì? Nghĩa là sinh viên phải tự thân trình bày thành quả nghiên cứu thực hiện của mình, do đó kỹ năng thuyết trình là vô cùng quan trọng. Đương nhiên không phải bẩm sinh đã có khả năng thuyết trình trước đám đông, tuy nhiên bạn đừng để sự sợ hãi đó ảnh hưởng đến kết quả của mình.

Để khắc phục nhược điểm này, sinh viên hãy luyện tập nói nhiều lần trước khi buổi thuyết trình diễn ra. Sinh viên hãy chuẩn bị và học thuộc lòng tất cả những nội dung mà mình muốn trình bày và luyện tập nó nhiều lần. Một lời khuyên nữa chính là sinh viên hãy tận dụng triệt để những gì đã học được từ thầy cô và môn học kỹ năng thuyết trình của chương trình mà nhà trường đã xây dựng để đảm bảo tự tin rồi từ đó sinh viên có một màn trình bày chỉnh chu nhất. Điều cuối cùng sinh viên nên lưu ý rằng, khả năng diễn đạt chính là yếu tố quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thành bại của buổi bảo vệ đồ án nên sinh viên hãy dành cho nó thật nhiều thời gian để luyện nói nhé!

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là gì năm 2024

Sinh viên nên cần luyện tập nói trước đám đông

3. Chú ý thời gian buổi thuyết trình

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là gì năm 2024

Sinh viên nên chú ý đến thời gian buổi thuyết trình

Một điểm nữa sinh viên cũng nên lưu ý chính là thời gian của toàn bộ phần trình bày và thời gian phân bố cho các mục trong buổi báo cáo. Mỗi người chỉ có từ 15 đến 20 phút để thuyết trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp của mình, do đó sinh viên hãy đảm bảo rằng mình có thể nói hết được tất cả các nội dung quan trọng và kết thúc nó một cách hoàn chỉnh. Kế tiếp, sinh viên cũng đừng quên phân bổ thời gian cho mỗi phần và mục, nội dung trình bày của sinh viên phải làm sao để mình có thể diễn đạt hết những phần quan trọng muốn truyền tải.

4. Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp như thế nào? – Giữ vững phong thái

Không phải ai cũng chú ý đến điều này nhưng đây lại thực chất là một trong những kinh nghiệm bảo vệ đồ án tốt nghiệp mà sinh viên nên quan tâm. Các sinh viên đã tham gia khóa học thuyết trình, sinh viên chắc chắn sẽ được giảng viên lưu ý điểm này. Để hiểu một cách đơn giản thì phong thái có nghĩa là phong cách và thái độ mà sinh viên biểu hiện ra bên ngoài khi đang trình bày trước đám đông. Có những người sở hữu phong thái thuyết trình điềm tĩnh trong khi có những người lại hoạt náo, sôi động, điều này còn phụ thuộc vào lựa chọn và tính cách của mỗi người.

Dù lựa chọn phong thái thuyết trình nào đi nữa thì sinh viên cần chú ý tự tin và giữ vững phong thái đó suốt thời gian trình bày để giúp gây ấn tượng với những người chấm điểm trong Hội đồng bảo vệ.

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là gì năm 2024

Sinh viên cần giữ vững phong thái khi thuyết trình

5. Chuẩn bị trả lời những câu hỏi

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là gì năm 2024

Sinh viên hãy chuẩn bị trước những câu hỏi có khả năng gặp phải

Sau khi chuẩn bị tốt những điều trên, sinh viên còn cần chuẩn bị tinh thần trả lời những câu hỏi mà mình có thể gặp phải trong lúc thuyết trình. Thật sự thì sinh viên không thể trình bày hết nội dung đồ án và cũng không phải nội dung nào cũng nắm rõ nên Hội đồng chấm điểm có thể nhìn ra điểm yếu và hỏi về vấn đề đó.

Một số các câu hỏi thường gặp khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp thường là tại sao bạn không làm cái này hay cái kia, phạm vi nghiên cứu thực hiện là gì, tính khả thi của giải pháp thể hiện ở đâu, điểm mạnh/điểm yếu của đồ án, ứng dụng thực tế ra sao và khả năng mở rộng lên mức độ cao hơn trong tương lai, … Do đó, sinh viên hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời để tránh bị bối rối nhé!

6. Chuẩn bị đường truyền internet và không gian tốt.

Đối với các sinh viên bảo vệ đồ án tốt nghiệp dưới hình thức online, thì ngoài sự chuẩn bị như ở trên. Các sinh viên cũng cần chuẩn bị đường truyền internet thật ổn định, laptop vận hành trơn tru và chọn một không gian yên tĩnh ít tiếng ồn cũng như bị làm phiền trong khoản thời gian diễn ra bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Trước buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp đầu tiên, mỗi SV sẽ biết mình thuộc Hội đồng nào và ở thứ tự bao nhiêu trong danh sách các SV trong Hội đồng đó. Nếu các SV không có ý kiến gì về thứ tự bảo vệ, các SV sẽ bảo vệ ĐATN theo thứ tự được ghi trong danh sách này. Nếu một SV muốn thay đổi thứ tự bảo vệ, cần xin phép Chủ tịch Hội đồng vào đầu của buổi bảo vệ ĐATN đầu tiên.

Phần bảo vệ đồ án tốt nghiệp của mỗi SV tốt nghiệp sẽ diễn ra không dài hơn 50 phút (thường thường là 30 phút, trường hợp đặc biệt có thể dài hơn), gồm 3 phần nhỏ: + Phần thuyết trình (10-15 phút), + Phần đọc nhận xét của giáo viên duyệt (5-10 phút) + Phần trả lời các câu hỏi của hội đồng (10-20 phút).

Cần tập rượt cho bài thuyết trình thật kỹ lưỡng trong giới hạn thời gian cho phép. Tránh thuyết trình quá ngắn (dưới 10 phút) vì sẽ bị đánh giá là không biết thuyết trình, cũng tránh thuyết trình quá dài (trên 15 phút) vì sẽ bị Chủ tịch Hội đồng ngắt lời và phải dừng lại.

Thời gian nghỉ giải lao giữa các lượt bảo vệ ĐATN là rất ngắn (2-5ph) hoặc không có (tùy vào thời gian thực tế diễn ra), vì vậy, để đảm bảo thời gian, khi sắp đến lượt SV nào, thì SV đó phải copy sẵn Slide trong USB (nếu sử dụng máy tính có sẵn trên bàn bảo vệ) , hoặc kết nối máy chiếu với laptop (nếu sử dụng laptop riêng), trình chiếu thử slide lên máy chiếu để đảm bảo sẵn sàng bài BVĐA trong lúc Hội đồng công bố kết quả của SV vừa bảo vệ.

Có thể tập thuyết trình trước. Nên mời một số bạn tới để cùng giúp nhau tập thuyết trình và trả lời câu hỏi. Nên sử dụng đồng hồ bấm thời gian và máy ghi âm (nếu có máy ghi âm) để thực hành kiểm soát thời gian và nội dung thuyết trình.

Phần thuyết trình phải to, rõ ràng, truyền cảm, lô-gíc. + Tránh nói quá nhỏ hoặc quá nhanh khiến hội đồng không nghe rõ những gì SV muốn nói. + Tránh nói quá chậm vì sẽ không đảm bảo trình bày hết nội dung trong thời gian cho phép và vì sẽ bị Hội đồng đánh giá thấp. + Tránh nói trùng lắp hoặc không lô-gíc.

Vì thời gian hạn chế, không nên trình bày quá nhiều phần Cơ sở lý thuyết, các phần khái niệm, giới thiệu chung…nên cô đọng, chỉ đưa những thông tin có liên quan mật thiết tới đề tài tốt nghiệp.

Phần chào hỏi mở đầu bài thuyết trình nên ngắn gọn, tránh rông dài vì sẽ mất thời gian trình bày những phần trọng tâm là phần phân tích và biện pháp.

Ví dụ thông dụng nhất của phần chào hỏi như sau:,“Kính thưa thày Chủ tịch hội đồng và các thày (cô) trong hội đồng, thưa toàn thể các bạn. Em là Nguyễn Văn A lớp ABC. Hôm nay em xin trình bày đồ án tốt nghiệp của mình với tên đề tài là XYZ. Sau đây em xin bắt đầu.”

Nên có cây chỉ (pointer) khi thuyết trình để giúp chỉ chính xác những số liệu mà sinh viên muốn trình bày. Đơn giản nhất là một cây tre hoặc gỗ thuôn dài, có đầu chỉ hơi nhọn. Trên thị trường có bán những cây chỉ trông giống như cây bút, có thể kéo dài ra được. Có thể sử dụng ăng-ten râu của radio hoặc máy thu hình làm cây chỉ cũng được.

Cần tập tác phong thuyết trình đúng: + Đứng thẳng, tránh lòng khòng, tránh ngả nghiêng,tránh đút tay vào túi quần;

+ Quay mặt về phía hội đồng, tránh đảo mắt quá nhiều

Trang phục cần chỉnh tề. Nam SV nên bỏ áo trong quần, có thể đeo cà-vạt. Nữ SV có thể mặc áo dài hoặc đồ âu. Tránh mặc quần áo quá sặc sỡ hoặc quá ngắn.

Sau khi trình bày xong biện pháp cuối cùng, sinh viên cần có câu kết thúc bài thuyết trình.

Chẳng hạn như: “Em đã trình bày xong đồ án tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô ABC (chức danh, tên đầy đủ của giáo viên hướng dẫn) đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ĐATN. Tuy đã cố gắng nhưng với kiến thức còn hạn chế, chắc chắn ĐATN của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến của các thầy (cô) và các bạn để bản ĐATN của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.”

Sau đó, chuẩn bị giấy bút nghe thư ký Hội đồng đọc nhận xét và đọc câu hỏi phản biện.

Chuẩn bị câu hỏi

Sau khi Thư ký Hội đồng đọc câu hỏi phản biện, thông thường vị Chủ tịch Hội đồng sẽ nói “Mời các thày (cô) khác trong Hội đồng ra câu hỏi.” Nếu không có ai ra câu hỏi ngay lúc đó,vị Chủ tịch này thường nói: “Xin mời SV suy nghĩ trả lời câu hỏi phản biện trước, sau đó Hội đồng sẽ hỏi thêm.”

Sinh viên cần có một bản copy ĐATN, ngoài những bản đã gửi cho người hướng dẫn và hội đồng. Trong trường hợp được yêu cầu giải thích một số từ ngữ, công thức đã trình bày ở một trang nào đó trong đồ án, sinh viên ghi lại yêu cầu và sử dụng đồ án để giải thích.

Sinh viên cần chuẩn bị giấy bút để ghi lại các câu hỏi của các thành viên trong hội đồng. Cần ghi tất cả các câu hỏi, sau đó lựa chọn trả lời câu nào trước cũng được, không nhất thiết phải theo thứ tự hỏi. Tránh trả lời ngay lập tức khi các thầy cô mới đặt xong một câu hỏi. Tuyệt đối không nói chen vào lúc thầy cô đang đặt câu hỏi.

Các trả lời cần to, rõ ràng, ngắn gọn, tập trung đúng vào ý mà người hỏi muốn hỏi. Tránh trả lời loanh quanh, không đúng câu hỏi.

Nếu vấn đề nào SV cảm thấy chưa chắc chắn, nên thẳng thắn thừa nhận: “Thưa thày (cô), em chưa tìm hiểu kỹ vấn đề này. Nhưng theo những gì em biết thì đó là ABC.”

Nếu SV cảm thấy mình chưa rõ câu hỏi, hãy mạnh dạn hỏi lại Hội đồng một cách khéo léo: “Thưa thày (cô), ý thày (cô) muốn hỏi có phải là XYZ hay không?”. Người ra câu hỏi hoặc các thành viên khác trong Hội đồng sẽ làm rõ câu hỏi và có thể gợi ý cách trả lời.

Các vấn đề xuất hiện khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp

Sau khi kết thúc phần trả lời câu hỏi, Chủ tịch HĐ sẽ hỏi các thành viên trong HĐ 1 lần nữa xem có ai có câu hỏi nào nữa không. Khi không còn câu hỏi nào, Chủ tịch HĐ sẽ báo là kết thúc phần BVĐA của SV, SV cảm ơn các thầy cô trong HĐ.

Lúc này HĐ sẽ thảo luận để chấm điểm ĐATN của SV, trong lúc HĐ thảo luận, Thư ký HĐ mời tất cả SV ra ngoài. Sau khi thảo luận xong, Thư ký HĐ mời tất cả SV vào và thông báo kết quả (trong lúc thông báo kết quả, SV tiếp theo lên bàn bảo vệ để chuẩn bị sẵn sàng báo cáo ngay sau khi HĐ thông báo kết quả xong).

Điểm đồ án tốt nghiệp của sinh viên sẽ là trung bình cộng của các điểm: + Điểm hướng dẫn, do người giáo viên hướng dẫn chấm; + Điểm phản biện do người phản biện chấm; + Điểm bảo vệ do các thành viên Hội đồng chấm ĐATN đưa ra.

Do đó, để có điểm ĐA tốt nghiệp cao, cả ba điểm trên đều phải cao.


Một số lỗi thường gặp trong quá trình bảo vệ đồ án tốt nghiệp

Bất cứ khái niệm khoa học nào khi trình bày đều phải có giới thiêu/ cắt nghĩa nó là cái gì/ tại sao là trình bày. Nhiều sinh viên nói ngay một cái tên lạ, coi như khán thính giả ai cũng biết nó rồi, tiếp sau là ba hoa về một thứ không ai quan tâm vì không biết nó là gì.

Không quan tâm đến người nghe, trong khi lại đòi người nghe quan tâm tới mình. Hội đồng cho 15 phút, thì mình hãy trình bày rõ ràng mạch lạc, chính xác vấn đề trong vòng 12-14 phút tặng cho Hội đồng 2-3 phút yên tĩnh không phá quấy, đó là quan tâm đến sức khỏe của hội đồng, Hội đồng sẽ có lòng nhân hậu tặng thêm điểm thưởng cho người biết luật vàng “Khách hàng là thượng đế”.

Tỏ ra nguy hiểm. Mình làm được như thế nào, làm được đến đâu cứ trình bày bình tĩnh, cái gì mình không làm được cũng nêu ra. Chủ yếu Hội đồng chấm công sức nỗ lực của sinh viên căn cứ trên thời gian, độ khó của bài toán và lượng kiến thức 4-5 năm học. Không ai bắt buộc sinh viên phải siêu sát thủ trong lĩnh vực đó, nếu vậy thì sinh viên đã ngồi trên ghế Chủ tịch hội đồng.

Bảo vệ luận án tốt nghiệp là gì?

Bảo vệ luận án là buổi sinh viên trình bày những điểm chính về luận án của mình. Sau đó trả lời những câu hỏi từ các giám khảo. Những câu hỏi này sẽ xoay quanh nội dung của thesis nhằm khai thác thêm về quá trình nghiên cứu của bạn.

Luận văn tốt nghiệp khác gì đồ án tốt nghiệp?

Khái niệm đồ án tốt nghiệp cũng tương đương với luận văn tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu nhiều hơn, còn đồ án tốt nghiệp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho công việc nào đó.

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp gồm bảo nhiêu người?

- Thành viên Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp phải có trình độ từ Thạc sỹ trở lên. - Hội đồng có ít nhất 03 thành viên và tối đa 05 thành viên. Bao gồm: Chủ tịch, thư ký và các ủy viên. CBHD, người phản biện có thể tham gia hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp đối với các đề tài mình hướng dẫn hoặc phản biện.

Làm đồ án tốt nghiệp là gì?

Đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của sinh viên năm cuối để tốt nghiệp đại học. Đồ án thường được dùng cho các ngành nghề về khối kỹ thuật. Đồ án thường được trình bày dưới dạng một bài khảo sát dài nhằm mục đích giúp cho người đọc hiểu sâu về một lĩnh vực mà mình nghiên cứu.