Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đỏ

Theo khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, người có quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 gồm: Hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước…Tuy nhiên, khi nhắc đến độ tuổi thì luật hiện nay không có quy định.

Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:

Với cá nhân trong nước thì ghi: “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;

Như vậy, pháp luật đất đai không phân biệt hay quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ mà quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp sổ đỏ.

Xem thêm: Quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự [Năm 2022]

2. Một số câu hỏi thường gặp

Lưu ý gì khi tặng cho người dưới 18 tuổi quyền sử dụng đất?

Khi thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho người chưa thành niên, cần lưu ý vấn đề sau:

Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

“Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Như vậy, người dưới 18 tuổi cũng là đối tượng được tặng cho bất động sản nhưng khi làm thủ tục nhận tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Đồng thời trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có tên của người đại diện hoặc giám hộ và sẽ ghi rõ là đại diện/giám hộ cho người chưa thành niên.

Xem thêm: Bao nhiêu tuổi thì được thi IELTS? [Năm 2022]

Quyền xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất theo độ tuổi như thế nào?

Mức độ tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến sổ đất tùy theo độ tuổi mà có sự khác nhau. Cụ thể:

Một là: đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thì đương nhiên có quyền đứng tên trên sổ đất và tự mình xác lập các giao dịch liên quan.

Hai là: đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì khi muốn xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất đó thì phải có sự đồng ý của người đại diện.

Ba là: đối với người dưới 6 tuổi thì việc này do người đại diện trực tiếp thực hiện, do nhận thức của người dưới tuổi còn hạn chế.

Như vậy, qua nội dung bài viết bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ, bạn đọc có thể biết được pháp luật đất đai không quy định về độ tuổi đứng tên Sổ đỏ mà chỉ cần người đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là được cấp và đứng tên sổ đỏ.

Ngoài ra, pháp luật dân sự quy định năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi. Với người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện (người chưa thành niên mà có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…thông qua nhận thừa kế, nhận tặng cho nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho – dù chưa đủ 18 tuổi).

Người đứng tên sổ đỏ, sổ hồng có quyền lợi gì?

Người đứng tên Sổ đỏ có các quyền được quy định tại Điều 166 Luật Đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất và Điều 10 Luật nhà ở 2014 ghi nhận về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở.

Như vậy, về cơ bản người đứng tên trong sổ đỏ, sổ hồng có các quyền của chủ sở hữu tài sản là bất động sản bao gồm: Sử dụng và định đoạt, mua bán, cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Bao nhiêu tuổi có thể đứng tên sổ đỏ? [Năm 2022]. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Ông bà thương cháu, muốn tặng nhà đất cho cháu nhỏ chưa thành niên, vậy có được không? Quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Bạn hãy tham khảo bài viết ngắn sau để thực hiện nhé.

  • Trẻ em có đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) khi được ông bà nội tặng cho đất hay không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 4, khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

“1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

  1. Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”
  1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);
  1. Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”
  1. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;

đ) Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;

  1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập hoặc giấy chứng nhận, giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;
  1. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
  1. Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;
  1. Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.”

Như vậy, pháp luật đất đai hiện không có quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và không phân biệt cá nhân là người thành niên, người chưa thành niên hay trẻ em mà chỉ quy định cá nhân nói chung đều được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nên về nguyên tắc, việc đứng tên trên sổ đỏ không hạn chế về độ tuổi. Do đó, trẻ em vẫn có thể đứng tên sổ đỏ được.

  • Trẻ em có tự mình đứng ra nhận đất được ông bà nội tặng cho được không?

Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Như vậy trẻ em cũng là đối tượng được tặng cho bất động sản nhưng khi làm thủ tục nhận tặng cho phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và trong Giấy chứng nhận phải có tên của người đại diện và sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.