Bao nhiêu tuổi được gửi tiết kiệm năm 2024

Mở sổ tiết kiệm là một trong những giải pháp mang đến nền tảng tài chính vững vàng cho con trong tương lai. Vậy khi mở sổ tiết kiệm cho con, cha mẹ cần lưu ý những gì? Mời cha mẹ cùng tìm hiểu lợi ích và thủ tục mở tài khoản tiết kiệm cho con trong bài viết sau.

1. Những lợi ích khi gửi tiết kiệm cho con

Hiện nay có rất nhiều giải pháp giúp phụ huynh chuẩn bị tài chính cho con trong tương lai. Trong đó, mở tài khoản tiết kiệm cho con được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi mang đến nhiều lợi ích như:

- Sinh lời ổn định

Tiền gửi vào ngân hàng sẽ sinh lời dựa theo mức lãi suất được thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, nếu cha mẹ chọn ngân hàng có lãi suất càng lớn, thời gian gửi càng dài thì thì tiền lãi càng cao. Lúc này, số tiền tích lũy có thể giúp con thực hiện ước mơ như: lên đại học, du học, khởi nghiệp,...

- An toàn, ít rủi ro

Theo Điều 18, Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, tiền gửi tại ngân hàng đều được bảo vệ bởi Quỹ BHTG do Nhà nước quản lý. Vì thế, mở sổ tiết kiệm là một trong những giải pháp đầu tư an toàn và ít rủi ro để con có nền tảng tài chính tốt trong tương lai.

- Thủ tục đơn giản

Các bước mở tài khoản tiết kiệm tại các ngân hàng khá đơn giản. Vì thế, phụ huynh bận rộn cũng có thể dễ dàng thực hiện quá trình này mà không mất quá nhiều thời gian.

Bao nhiêu tuổi được gửi tiết kiệm năm 2024

Chuẩn bị tài chính cho trẻ ngay hôm nay giúp con có thể thực hiện các ước mơ trong tương lai.

2. Mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi được không?

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi không bị hạn chế hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì đã có thể gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, hiện nay rất ít ngân hàng mở tài khoản tiết kiệm cho trẻ dưới 18 tuổi. Vì thế phụ huynh cần tìm hiểu trước quy định về độ tuổi mở tài khoản tiết kiệm tại các ngân hàng để có quyết định phù hợp.

Tốt nhất, phụ huynh nên chờ đến khi trẻ đủ 18 tuổi bởi lúc này, con đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phụ huynh cũng có đa dạng sự lựa chọn về các sản phẩm tiết kiệm cho con hơn.

3. Tiêu chí chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm cho con

Để gửi tiết kiệm cho con, phụ huynh nên chọn ngân hàng có độ uy tín cao. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên ưu tiên những ngân hàng cung cấp đa dạng gói tiết kiệm để chọn lựa, lãi suất cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Với hành trình 15 năm gắn kết và hoạt động tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Hong Leong luôn cam kết đồng hành cùng Khách hàng trên các chặng đường tài chính. Với dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, Ngân hàng mang đến Khách hàng lãi suất vô cùng cạnh tranh, đi kèm nhiều ưu đãi và đa dạng sản phẩm.

Khách hàng có thể truy cập TẠI ĐÂY để cập nhật lãi suất mới nhất của Ngân hàng Hong Leong Việt Nam.

Bao nhiêu tuổi được gửi tiết kiệm năm 2024

Khi gửi tiết kiệm tại Hong Leong Việt Nam, Khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất cạnh tranh kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn.

4. Thủ tục mở sổ tiết kiệm cho con

Tại Ngân hàng Hong Leong Việt Nam, phụ huynh sẽ đại diện cho con để mở tài khoản tiết kiệm dưới tên mình. Quy trình cụ thể như sau:

4.1 Gửi tiết kiệm tại quầy

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu
  • Bước 2: Thực hiện yêu cầu mở sổ tiết kiệm, làm theo hướng dẫn nhân viên ngân hàng.
  • Bước 3: Nhân viên ngân hàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Sau hoàn tất, ngân hàng cấp sổ tiết kiệm cho khách hàng.

4.2 Mở tài khoản tiết kiệm online

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng HLB Connect hoặc website www.hongleongconnect.com.vn
  • Bước 2: Chọn kỳ hạn, chọn tài khoản nguồn, nhập số tiền gửi tiết kiệm.
  • Bước 3: Kiểm tra và xác nhận OTP, hoàn tất quy trình mở tài khoản tiết kiệm.

5. Những lưu ý khác khi gửi tiết kiệm cho con

Khi mở sổ tiết kiệm cho con, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

- Chọn kỳ hạn phù hợp

Kỳ hạn gửi tiết kiệm càng dài, lãi suất càng cao. Vì thế khi mở tài khoản tiết kiệm cho con, cha mẹ nên cân nhắc chọn những gói sản phẩm có kỳ hạn dài.

- Tìm hiểu rõ số tiền gửi tối thiểu

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định số tiền gửi tối thiểu khác nhau. Vì thế phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về quy định này trước khi gửi tiết kiệm cho con.

- Chú ý đến phương thức trả lãi

Có 2 phương thức là trả lãi trước và trả lãi cuối kỳ. Nếu không có kế hoạch sử dụng đến tiền tiết kiệm thì phụ huynh nên lựa chọn phương thức trả lãi cuối kỳ.

- Tận dụng ưu đãi, tối đa hóa lợi ích cho con

Hiện nay các ngân hàng đang cung cấp đa dạng các ưu đãi dành cho khách hàng gửi tiết kiệm. Phụ huynh nên tận dụng điều này để tối đa hóa lợi ích cho con.

Trên đây là những điều cần biết về mở sổ tiết kiệm cho con. Nếu còn thắc mắc, Khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 633 068 hoặc đến chi nhánh Hong Leong Việt Nam gần nhất để được tư vấn chi tiết.

Khách hàng dưới 15 tuổi có được mở tài khoản gửi tiết kiệm hay không nếu có cần những thủ tục gì?

Như vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có thể mở thẻ tiết kiệm. Tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu sau: Nếu từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự; Nếu chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật.

Mở tài khoản tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?

Tuy nhiên, hầu hết ngân hàng tại Việt Nam thường quy định số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động trong khoảng 100.000 - 1.000.000 VND tùy theo sản phẩm và hình thức mở sổ. Thông thường, khi gửi tiền vào các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ở lần đầu tiên, khách hàng sẽ cần phải gửi tối thiểu 1.000.000 VND.

Mở sổ tiết kiệm Agribank cần bao nhiêu tiền?

Số dư tối thiểu để mở sổ tiết kiệm tại Agribank là 1 triệu đồng. Mức lãi suất của Agribank không hấp dẫn so với mức chung của thị trường. Kỳ hạn gửi cố định, nếu rút tiền trước hạn chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn cực kỳ thấp.

Làm sổ tiết kiệm cho con cần giấy tờ gì?

Khi mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi, quý khách cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Giấy căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của bố, mẹ hoặc người đại diện theo quy định pháp luật. - Giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng minh tư cách giám hộ cho trẻ được pháp luật công nhận.