Bao nhiêu thành phố trực thuộc trung ương có biển năm 2024

Việt Nam hiện có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Ngoài 05 thành phố này, thì hiện nay đang có nhiều tỉnh đang được Trung ương định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới (như Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế,…).

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế;

Đây là mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Bên cạnh đó, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh (Theo Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019).

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 bao gồm:

(1) Quy mô dân số thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có dân số từ 1.000.000 người trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô dân số của 05 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021 lần lượt là TP.Hồ Chí Minh 9.166,84 nghìn người; Cần Thơ 1.246,99 nghìn người; Đà Nẵng 1.195,49 nghìn người; Hải Phòng 2.072,39 nghìn người; Hà Nội 8.330,83 nghìn người.

(2) Diện tích tự nhiên thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

(3) Đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên.

Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

(4) Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

(5) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. Cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách: Dư;

- Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước: 1,75 lần;

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%.

Lưu ý: Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có tiêu chí đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Thành phố trực thuộc trung ương có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện bằng 50% mức quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục 2 (Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị):

- Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận;

- Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác nhau ở ba miền khí hậu chủ yếu: (i) Miền khí hậu phía bắc từ đèo Hải Vân trở ra, có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, (ii) Miền khí hậu phía nam từ Đà Nẵng vào tới các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, có chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với 2 mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ luôn cao, (iii) Miền khí hậu Biển Đông có chế độ khí hậu mang tính chất gió mùa nhiệt đới biển. Vùng Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng là khu vực chịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng thần. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển và nội địa Việt Nam và dự báo sóng thần có thể sẽ xuất phát từ các hẻm vực sâu ven bờ tây Phi-lip-pin (Palawan) và chỉ sau 02 giờ sẽ tiếp cận đến bờ biển Nha Trang.

Chế độ hải văn ven bờ cũng biến tính rõ. Chế độ dòng chảy bề mặt và sóng biến đổi theo mùa gió trong năm, cả về hướng chảy và cường độ. Các đặc trưng khí hậu - hải văn nói trên góp phần hình thành các vùng địa lý - sinh thái khác nhau, kéo theo thế mạnh tài nguyên sinh vật và tiềm năng phát triển khác nhau.

Khu vực biển nông thuộc thềm lục địa địa lý (đến độ sâu 200m) chiếm toàn bộ diện tích vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, vùng biển trước châu thổ sông Cửu Long và thắt hẹp lại ở miền Trung nước ta.

Biển Việt Nam là một bộ phận quan trọng của Biển Đông, bao gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982).

Hình thế phần đất liền của Việt Nam hẹp chiều ngang (không có nơi nào cách biển trên 500km) với đường bờ biển dài trên 3.260km (không kể bờ các đảo) chạy theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía đông bắc xuống tới Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía tây nam. Bờ biển Việt Nam khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng/ vịnh ven bờ và cứ 20 km chiều dài đường bờ biển lại bắt gặp một cửa sông lớn với tổng số khoảng 114 cửa sông đổ ra biển, chủ yếu từ phía lục địa Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam có hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ven biển là đồng bằng châu thổ sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở phía nam. Lượng nước và phù sa lớn nhất đổ vào Biển Đông hàng năm chính là từ các hệ thống sông của hai đồng bằng này. Bên cạnh việc bổ sung nguồn dinh dưỡng cho biển Việt Nam và Biển Đông, các hệ thống sông này cũng đổ ra biển không ít chất gây ô nhiễm môi trường biển và vùng cửa sông ven biển nước ta.

Về mặt hành chính, hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Đây là những đơn vị hành chính đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Từ bắc vào nam, 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có biển là các tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Tp. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác nhau ở ba miền khí hậu chủ yếu: Miền khí hậu phía bắc từ đèo Hải Vân trở ra, có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh; Miền khí hậu phía nam từ Đà Nẵng vào tới các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, có chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với 2 mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ luôn cao; Miền khí hậu Biển Đông có chế độ khí hậu mang tính chất gió mùa nhiệt đới biển. Vùng Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng là khu vực chịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóng thần. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùng biển và nội địa Việt Nam và dự báo sóng thần có thể sẽ xuất phát từ các hẻm vực sâu ven bờ tây Phi-lip-pin (Palawan) và chỉ sau 02 giờ sẽ tiếp cận đến bờ biển Nha Trang.

Vùng biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên thời tiết, khí hậu chịu ảnh hưởng luân phiên của cả khối không khí lạnh từ phí Bắc tràn xuống và khối không khí nóng ẩm từ phía Nam di chuyển lên, nên khí hậu vừa mang tính chất của miền ôn đới lại vừa mang tính chất của miền nhiệt đới.

Chế độ gió trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn.

Trường gió - yếu tố khí tượng chi phối mạnh mẽ sự phân bố Trường thủy văn Biển Đông cũng có hai mùa rõ rệt: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

1. Đặc điểm thuỷ văn trong vùng biển Việt Nam

1.1 Thuỷ triều biển Đông

Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

Từ nhiều năm nay dọc theo ven bờ Biển Đông nói chung và ven bờ Việt Nam nói riêng đã thiết lập một hệ thống các trạm nghiệm triều nhằm đo đạc liên tục dao động mực nước Biển theo các khoảng thời gian kéo dài khác nhau từ hàng tháng đến hàng năm và thậm chí nhiều năm. Trên cơ sở các chuỗi số liệu này đã tiến hành phân tích tính toán ra các tham số đặc trưng cho chế độ thủy triều như mực nước trung bình, mực nước cực trị, thời gian triều dâng, thời gian triều rút, các hằng số điều hòa thủy triều, ... cho từng trạm đo đạc. Hệ thống các hằng số điều hòa thủy triều dọc ven bờ và đảo là cơ sở cho các nghiên cứu thủy triều Biển Đông bằng các phương pháp từ đơn giản lúc ban đầu đến hiện đại ngày nay.

1.2 Dòng chảy biển Đông

Chế độ dòng chảy bề mặt và sóng biến đổi theo mùa gió trong năm, cả về hướng chảy và cường độ.

.PNG)

  1. Dòng chảy mùa Đông b. Dòng chảy mùa Hè

Hình 1. Dòng chảy biển Đông

Cùng với các dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.