Bao nhiêu sinh viên chọn nghề vì muốn ổn định năm 2024

Không ít sinh viên đại học cảm thấy bản thân không phù hợp với ngành nghề theo học, hối hận vì đã lựa chọn theo "cảm tính".

Bao nhiêu sinh viên chọn nghề vì muốn ổn định năm 2024
Nhiều thí sinh lựa chọn ngành xét tuyển đại học khá mơ hồ. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Bích Liên, 22 tuổi, trước đây là sinh viên Khoa Quản trị nguồn nhân lực, Trường Đại học Nội vụ. Sau 1 học kỳ, cảm thấy không phù hợp, em xin dừng, ôn luyện và thi lại vào khoa Phát Thanh Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Bích Liên chia sẻ, thời điểm lớp 12, vì không có ai định hướng nên việc chọn ngành nghề của em hoàn toàn là dựa trên "cảm tính".

"Khi còn học ở bậc THPT, em không thể hình dung lên đại học sẽ học như thế nào. Việc chọn ngành khá mơ hồ. Sau 1 thời gian trải nghiệm, em mới nhận ra mình không hợp nên đã quyết tâm thi lại. Em cảm thấy nuối tiếc khi đã bỏ lỡ 1 năm học đại học vì quyết định bồng bột của mình" - Bích Liên chia sẻ.

Không riêng Bích Liên, nhiều bạn trẻ hiện nay cũng rơi vào tình cảnh chọn ngành, chọn nghề, chọn trường đại học theo kiểu... học đại. Không ít gia đình dù ở nguyện vọng 1, 2, 3 hay các nguyện vọng tiếp theo, đều không quan tâm vấn đề chọn ngành, miễn sao, con có thể trúng tuyển đại học và ra trường với tấm bằng trên tay.

Thực tế cho thấy, những bạn trẻ này không hạnh phúc và rất khó để nhiệt huyết với việc học và tìm kiếm công việc theo đúng chuyên môn đào tạo.

Kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia đến từ Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, có nhiều ngành cử nhân phải làm trái ngành lên đến trên 60%.

Cụ thể, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Kiến trúc và Xây dựng làm trái ngành là 31,6%; tỉ lệ này ở các ngành Nhân văn và Nghệ thuật là 63%; các ngành Khoa học tự nhiên, Toán và Công nghệ thông tin là 60,6%; các ngành Nông, Lâm, Ngư và Thú y là 67%.

Còn với nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý, lao động tốt nghiệp ngành này có thể phù hợp với nhiều loại hình công việc khác nhau. Do đó, tỉ lệ người đã tốt nghiệp đại học làm trái ngành của nhóm ngành này thấp hơn đáng kể so với các ngành khác, chỉ ở mức 13,2%.

Một khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cho thấy, khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài; trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Số liệu trên là một trong những minh chứng về việc học sinh, sinh viên chọn ngành học, trường học chưa phù hợp với bản thân mình.

Mùa tuyển sinh năm 2023 đang đến gần, làm thế nào để không chọn nhầm ngành học, trường học, tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra là băn khoăn của các sĩ tử cũng như gia đình và toàn xã hội.

Các chuyên gia tuyển sinh khuyến cáo, thí sinh cần có sự cân nhắc, tính toán về cơ hội việc làm trong quá trình lựa chọn ngành nghề, tránh tình trạng thất nghiệp khi ra trường.

PGS-TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương - lưu ý thí sinh, khi lựa chọn ngành nghề cần dựa trên 4 yếu tố: Năng lực cá nhân; nhu cầu nhân lực của ngành trong tương lai; sở thích và đam mê của cá nhân; điều kiện gia đình.

Câu 1: Nhiều SV chán nản khi theo học ngành nghề không phù hợp với bản thân, thậm chí có bạn hiện đang theo học tại các trường ĐH danh tiếng vẫn hoang mang trước tương lai vì nhận ra mình không đam mê với nghề đã chọn. Theo ông, vì sao lại có tình trạng này?

Trả lời:

Theo thống kê của các ngành nghiên cứu nhân lực, 70% học sinh bước vào đời chưa qua hướng nghiệp nên chọn nghề, chọn trường theo cảm tính. Vì vậy chỉ có 30% sinh viên ra trường có việc làm; 80% không có việc làm trong 3 tháng; 50% thất nghiệp trong 6 tháng hoặc làm trái nghề; 30% thất nghiệp trong một năm.

Thị trường lao động cần rất lớn nguồn nhân lực giỏi nghề đó là những kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ Cao đẳng, Trung cấp; Công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong xã hội đã có nhiều người thành đạt lớn từ khởi nghiệp học nghề. Nhưng thực tế các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT không muốn học nghề đang trở thành vấn đề của xã hội. Nguyên nhân do những định kiến, tâm lý trọng bằng cấp còn tồn tại ở hầu hết các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó còn nhiều lý do như việc thiếu thông tin về ngành học, chưa biết giá trị bản thân phù hợp với ngành mình học, thiếu định hướng trong việc chọn nghề. Do thiếu thông tin về nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng lao động nên nhiều người không biết chọn nghề hoặc học nghề trái với nhu cầu xã hội.

Câu 2: Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp phải làm trái nghề, phải chuyển đổi công việc nhiều lần và làm những việc không liên quan kiến thức chuyên môn đã được học... Đây là những hệ lụy khá phổ biến từ việc thiếu thông tin khi chọn ngành nghề. Điều này cho thấy là định hướng nghề nghiệp rất quan trọng... Ông nghĩ như thế nào về điều này?

Trả lời:

Thị trường lao động nhiều năm luôn tồn tại nghịch lý là đang rất thừa lao động không phù hợp với những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển nhưng lại rất thiếu nhân lực có trình độ cao ở những ngành cần thiết cho sự phát triển.

Nguyên nhân thất nghiệp xuất phát từ tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, tuy nhiên có thể thấy hai lý do cơ bản gây ra thất nghiệp:

+ Có ít chỗ làm việc hơn là nhu cầu của người tìm việc làm phù hợp ngành nghề đã được đào tạo.

+ Số lượng chỗ làm việc nhiều nhưng nhiều người tìm việc làm không đáp ứng trình độ hoặc không muốn làm những công việc đó.

Trường hợp thứ nhất tồn tại về “thiếu hụt chỗ làm việc”, trường hợp thứ hai về “không phù hợp cơ cấu đào tạo nghề và nhu cầu nhân lực”. Như vậy có thể nhận định nguyên nhân thất nghiệp cốt lõi là vấn đề đào tạo nghề, kỹ năng nghề, dự báo nhu cầu, phân bổ nguồn nhân lực và các chính sách thu hút, sử dụng lao động còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế kinh tế – xã hội.

Câu 3: Định hướng nghề nghiệp là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định về con đường sự nghiệp của mỗi người sau này. Với một công việc thích hợp, mỗi người có thể phát huy hết khả năng của mình và đạt được nhiều thành công hơn. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều vấp phải những khó khăn trong quá trình định hướng này... Vậy, định hướng nghề nghiệp bắt đầu từ đâu, thưa ông?

Trả lời:

Để tạo nguồn đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội phải làm tốt công tác hướng nghiệp. Đây là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các Ngành các cấp đặt biệt quan tâm; tại TP.Hồ Chí Minh những năm gần đây hoạt động hướng nghiệp đang phát triển đa dạng, năng động, nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt.

Song song với việc nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp, xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, thông tin nghề nghiệp – việc làm; tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sở đào tạo. Động thời phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tư vấn kỹ năng tìm việc làm cho thanh niên.

Hiện nay, thông tin về thị trường lao động chưa được thực hiện đồng bộ, nguồn thông tin còn ít chưa thể hiện cân đối nhân lực từng tỉnh, thành, vùng, miền. Công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông do thiếu đội ngũ cán bộ giáo viên am hiểu tâm lý học nghề nghiệp, cũng như chưa hiểu hết nhu cầu lao động các ngành nghề ở các khu công nghiệp gây trở ngại cho công tác hướng nghiệp phân luồng. Hệ thống trường nghề, trường trung cấp hiện nay chưa hấp dẫn người học, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng để học sinh lựa chọn. Các trường chưa thực sự liên kết với các trường phổ thông để giới thiệu về chương trình đào tạo, cơ hội tham gia thị trường lao động.

Do vậy, phải định hướng sự chú ý, kích thích sự hứng thú của học sinh, sinh viên vào những ngành nghề kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước cần phát triển; giúp học sinh, sinh viên tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực phù hợp.

Có 5 vấn đề trọng tâm, học sinh mong muốn được hướng nghiệp: ngành nghề, xu hướng việc làm của thị trường lao động; định hướng về sở thích, sở trường nghề nghiệp; các quy định thi tuyển, xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; chọn ngành, chọn trường phù hợp năng lực học và điều kiện kinh tế gia đình; giới thiệu về các trường và ngành đào tạo, chuẩn đầu ra và khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp.

Kinh nghiệm cho thấy để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả cao, phải có sự kết hợp đồng bộ của 8 nhóm đối tượng: cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và lao động - việc làm; các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, các đoàn thể; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động; các cơ quan nghiên cứu nhân lực dự báo nhu cầu, thông tin thị trường lao động, cung ứng việc làm; các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; cơ quan truyền thông; phụ huynh, học sinh, lực lượng lao động.

Công tác hướng nghiệp cần được xác định đối với học sinh đang học các lớp trung học phổ thông và cần mở rộng đối với học sinh trung học cơ sở vì nhiều em sẽ không chuyển tiếp cấp 3 mà chuyển sang học nghề sơ cấp hoặc trung cấp.

Câu 4: Thị trường lao động từ nay đến năm 2020 được đánh giá là thị trường lao động đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và có tay nghề chất lượng cao. Theo đó, người tham gia lao động phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ngoại ngữ để hòa nhập vào thị trường năng động hiện tại và những năm tới... Lời khuyên của ông cho bạn trẻ?

Trả lời:

Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đối với nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: kỹ năng giao tiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm hiểu xử lý thông tin.

Người lao động cần chủ động hơn nữa cho tương lai của mình. Các bạn sinh viên, học sinh phải xác định được khả năng của mình và nhu cầu của xã hội. Công nhân khi đã có việc làm cũng cần tranh thủ mọi sự ưu tiên của doanh nghiệp, điều kiện của bản thân để học tập, sáng tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng, tác phong công nghiệp để nhanh chóng thích nghi với hướng phát triển kinh tế của đất nước.

Như vậy, muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, người lao động Việt Nam phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp… để hình thành tri thức, bản lĩnh vững vàng hội nhập.