Bao nhiêu người chết vì thuốc lá năm 2023

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về phổi trên thế giới hiện nay, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc, và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.

Ở Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm – tức là hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày. Nếu không có can thiệp khẩn cấp, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành.

Nhằm tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 – 31/5/2021. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân, không hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá như: Trường học, cơ sở y tế, nơi làm việc, nhà hàng, khách sạn, thư viện, nhà văn hóa, các khu vực sản xuất, nơi có nguy cơ cháy nổ cao, trên các phương tiện giao thông công cộng; không sử dụng thuốc lá trong các lễ hội, đám cưới, đám tang; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, nhà hàng, trên các phương tiện giao thông công cộng và các địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hãy từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ của chính mình, gia đình mình và những người xung quanh, đồng thời tích cực tuyên truyền về tác hại của thuốc lá nhằm loại bỏ thói quen hút thuốc trong nhân dân, tiến tới một xã hội khỏe mạnh với một môi trường sống trong lành không khói thuốc lá. “Bỏ thuốc lá vì sức khỏe và hạnh phúc gia đình”.

PHÒNG DS- TT.GDSK

Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/ 2023 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”. Thông điệp nhằm kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng, đề cập đến mối liên hệ giữa sử dụng thuốc lá và đói nghèo, kêu gọi bỏ thuốc lá và tăng chi phí cho thực phẩm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong trên toàn thế giới và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về phổi trên thế giới hiện nay, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người, trong đó có hơn 5 triệu người đang và đã từng hút thuốc và hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác. Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.

Bao nhiêu người chết vì thuốc lá năm 2023

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh lý Tim mạch và Ung thư (Ảnh: Nguồn Internet)

Ở nước ta, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm, nghĩa là hằng ngày có hơn 100 người chết vì thuốc lá. Nếu không có can thiệp khẩn cấp, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành.

Thực hiện Công văn số1204/UBND-VX ngày 22/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5; Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2023 và tăng cường thực thi pháp luật phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng đã có công văn số 2097/SYT-NV chỉ đạo các đơn vị thực hiện các nội dung: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá (gồm: Thuốc lá điếu, thuốc lào, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha...) ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người cho công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị quản lý; đưa nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào chương trình kế hoạch hoạt động của đơn vị; quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, treo biển cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc và các địa điểm công cộng được quy định trong Luật PCTH của thuốc lá.

Hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2023 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 – 31/5/2023), Trung tâm Y tế Thành phố đã tuyên truyền cho người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám tại đơn vị về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người với mục đích nhằm thay đổi hành vi hút thuốc lá, thuốc lào của người dân. Chỉ đạo các Trạm Y tế phường, xã thực hiện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thực hiện truyền thông, phổ biến kiến thức đến các đơn vị, người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, đồng thời tổ chức truyền thông, bằng nhiều hình thức như thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình, tư vấn, nói chuyện sức khỏe… để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về tác hại của thuốc lá, bao gồm: thuốc lá điếu, thuốc lào, thuốc lá điện tử, thuốc là nung nóng, shisa.

Trong những năm qua, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về tác hại của thuốc lá; xây dựng các mô hình không khói thuốc ở cơ quan, đơn vị, trường học. Do vậy, nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá được nâng lên, các quy định cơ bản của Luật PCTH của thuốc lá từng bước đi vào cuộc sống.

Để giảm tỷ lệ người hút thuốc lá, giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của cộng đồng, các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giám sát các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; duy trì tốt các mô hình không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá để bảo vệ sức khỏe đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần xây dựng môi trường sinh sống và làm việc trong lành, không khói thuốc.

Có bao nhiêu người chết do hút thuốc lá?

Thuốc lá giết chết một nửa số người hút thuốc lá thường xuyên, trung bình cứ 6 giây có một người chết vì thuốc lá; 8 triệu người chết mỗi năm trong đó có 1 triệu người hút thuốc lá thụ động; Mỗi năm 165.000 trẻ em tử vong trước 5 tuổi do nhiễm hô hấp vì thuốc lá thụ động; Hút thuốc lá gây ra hơn 70% số ca tử vong do ...

Hút thuốc lá bao nhiêu năm thì chết?

Khoảng 2/3 người hút thuốc lâu năm chết sớm vì căn bệnh trực tiếp gây ra bởi hút thuốc, trung bình mất từ 10 đến 14 năm tuổi thọ (7 phút/điếu thuốc).

Việt Nam có bao nhiêu người hút thuốc lá?

Nước ta có khoảng 15,6 triệu người trưởng thành sử dụng thuốc lá, chiếm 22,5% dân số, đồng thời là nước có người sử dụng thuốc lá đứng thứ 15 trên thế giới.

Người hút thuốc thụ động có nguy cơ tăng mắc ung thư phổi bao nhiêu %?

Hút thuốc lá thụ động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi lên 30% và bệnh tim mạch vành lên 25%. Tại Việt Nam có chưa đến 2% phụ nữ hút thuốc nhưng thuốc lá là nguyên nhân gây ra gần 10% ca tử vong ở phụ nữ trưởng thành. 64% số tử vong do hút thuốc thụ động là nữ.