Bánh mì Việt Nam được công nhận

Bánh mì Việt Nam được công nhận
Bánh mì, món ăn phổ biến tại Việt Nam. (Ảnh: DUY LINH)

Mới đây, chuyên mục Ẩm thực của tờ Le Monde, nhật báo hàng đầu của Pháp, có bài viết ca ngợi hương vị thơm ngon của “Bánh mì” Việt Nam.

Với tựa đề “Bánh mì có thể thay thế bánh burger không?”, bài viết giới thiệu tới độc giả hình ảnh hấp dẫn của “Bánh mì” Việt Nam mà theo bài báo, “mới chỉ nhìn thôi ngay lập tức muốn cắn vào”: “một chiếc bánh mì cắt đôi, được trang trí bằng những miếng thịt chín, với gia vị, rau sống và rắc ngò tươi”.

Bánh mì Việt Nam được công nhận
Hình ảnh "Bánh mì" Việt Nam trên báo Le Monde. (Ảnh chụp màn hình: HOÀNG LINH)

Theo tác giả, Bánh mì cũng là một loại bánh sandwich nhưng với hình dạng khác. Nhân Bánh mì truyền thống thường được làm từ thịt lợn (đôi khi nướng, đôi khi sấy khô hoặc hấp), thịt gà nấu sả hoặc thịt viên băm nhỏ. Công phu nhất, còn được gọi là “Bánh mì đặc biệt”, mang đến cho thực khách một loạt các hương vị khác nhau, với nhân chả lụa, patê, và thịt heo cuộn.

Lượng rau củ đáng kể (cà rốt, dưa chuột, củ cải trắng ướp giấm) cũng làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng của món Bánh mì.

Ở phần kết, tác giả đánh giá cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới chưa bao giờ ngừng sáng tạo món ăn hấp dẫn này, góp phần tăng thêm sự phong phú của đặc trưng ẩm thực Việt Nam.

Hôm nay, ngày 24/3, kỷ niệm 9 năm ngày từ "Banh Mi" được đưa vào từ điển Oxford; Google công bố Google Doodle Bánh Mì - hình ảnh động của ổ bánh mì Việt Nam và quầy bánh mì truyền thống trên trang chủ Google Tiếng Việt (Google.com.vn) cùng hơn 10 quốc gia khác bao gồm Mỹ, Canada, Singapore, Pháp, Úc, Thụy Sĩ...

"Bánh mì là một dạng sandwich cân bằng giữa hương vị và kết cấu. Chiếc bánh mì nóng hổi, giòn tan đậm hương vị của thịt, kết hợp cùng vị chua chua, chan chát của dưa”

Google Doodle đánh giá, Bánh Mì góp phần quảng bá món ăn vô đặc sắc của Việt Nam ra thế giới: "Ổ Bánh Mì Việt Nam được sinh ra từ một cuộc giao thoa văn hóa Pháp - Việt. Một ổ baguette dài với thịt nguội và bơ hoặc phô mai đã được thay đổi, thêm thắt, chuyển hoá thành ổ bánh mì nhỏ hơn, và thêm các nguyên liệu mang đầy đủ tâm hồn Việt: rau thơm, hành, ngò, patê, thịt heo hoặc gà, chút nước sốt từ thịt, rắc muối, tiêu, và cả ớt miếng, mang đủ các vị”.

Chiếc bánh mì Việt Nam đại diện cho sự hòa quyện ẩm thực tinh tế của ẩm thực Việt trên thế giới". Google nhận định thêm.

Điều thú vị của chiếc Bánh Mì Việt Nam là không có công thức chung, tại mỗi địa phương thậm chí là mỗi cửa hàng (nổi tiếng) lại có bí quyết riêng từ các loại nhân bánh, nước sốt đến vỏ bánh. Vì thế có thể nói đây là một trong những món ăn phổ biến nhất Việt Nam.

>> Xem show thực cảnh Ký Ức Hội An

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Lịch sử chiếc bánh mì với người Việt

Bánh mì xuất hiện từ 130 năm trước, giai đoạn 1880 - 1954, thời điểm người Pháp tiến vào Việt Nam và mang theo văn hóa ẩm thực của họ. Bếp trưởng Peter Cuong Franklin - chủ sở hữu của nhiều nhà hàng Việt tại Hong Kong (Trung Quốc) và mở một nhà hàng có tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) vào năm 2017 đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng này. Ông chia sẻ: "Khi người Pháp đến Việt Nam, họ cần ăn theo kiểu của họ. Vậy nên người Pháp mang đến bột mỳ để làm bánh, mang phô-mai, cà phê cùng nhiều nguyên liệu họ cần sử dụng mỗi ngày." Người Việt Nam khi đó cũng được trải nghiệm văn hóa ẩm thực của Pháp, dù đa phần có giá khá đắt đỏ.

Để có những chiếc bánh phù hợp khẩu vị cũng như có giá cả hợp lý, người Việt đã biến tấu thành phiên bản bánh mì riêng.

"Người Việt đã sử dụng gan lợn - giá rẻ hơn rất nhiều mà làm cũng dễ hơn. Người Pháp thì ăn bánh với bơ và mù tạt. Nhưng đến thập niên 1950, người Việt nghĩ ra ý tưởng cho mọi thứ vào một ổ bánh kẹp để phù hợp với đại đa số. Tôi nghĩ đây chính là phiên bản đầu tiên cho chiếc bánh mì nổi tiếng ngày nay." Bếp trưởng Peter Cuong Franklin

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Câu truyện bánh mỳ Việt

Năm 2009, vị đầu bếp Anthony Bourdain đã phải thốt lên rằng "Đây quả thực là một bản giao hưởng của bánh mì". Sau khi thưởng thức bánh mỳ Phượng tại Hội An.

Năm 2013, bánh mì Việt Nam được tạp chí National Geographic bình chọn là một trong 11 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.

Năm 2014, bánh mì Việt Nam lọt top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới của Huffington Post (trang web bình luận tổng hợp nổi tiếng của Mỹ). Năm 2016, bánh mì, phở và bún chả đã lọt top 100 món ăn nổi tiếng thế giới, do Liên minh Kỷ lục Thế giới công bố. Năm 2018, kênh CNN (Mỹ) đã vinh danh bánh mì Hội An là “vua của các sandwich trên thế giới”.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Các cửa hàng bán bánh mỳ Hội An

Tại Hà Nội, TPHCM và một số thành phố lớn khác tại Việt Nam có rất nhiều thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng. Nhưng được nhắc đến nhiều hơn cả vẫn là các cửa hàng bánh mì nhỏ bé tại Hội An. Hương vị của mỗi nhà có sự khác biệt xong cảm nhận chung của thực khác là hài hòa về hương vị, dễ được lòng mọi người.

1. Bánh mỳ Phượng :

Địa chỉ : Số 2B, cắt ngang là đường Hoàng Diệu Tấm bảng Bánh mì Phượng, có tiếng Anh nổi bật cho khách dể nhận dạng. Bảng giá cũng rất rõ ràng từ 20 ngàn đến 30 ngàn/ổ tùy loại nhân. Bánh mỳ Phượng mở cửa cả ngày nhưng lúc nào cũng có hàng dài xếp hàng chờ mua bánh. Và không quên chụp lại hình cửa hàng cũng như chiếc bánh mỳ nổi danh này.

2. Bánh mỳ madam Khánh

Địa chỉ : 115 Trần Cao Vân Được nhận xét là ăn nhiều không ngán bởi bột bánh mì thơm, giòn, chất lượng, phần nhân thịt và trứng rất hài hòa, ướp ngon và vừa miệng. Nên dù nước sốt hơi nhiều dầu, rau hơi ít nhưng khi ăn thấy hương vị rất hài hòa.

3. Bánh mỳ Bích

Địa chỉ : 57 Phan Chu Trinh Một lựa chọn cũng rất hoàn hảo về món bánh mỳ nữa là tiệm Bánh mì Bích. Giá khá rẻ chỉ từ 15k-20k. Nhưng chất lượng thì tuyệt vời, mọi thứ đều ở mức vừa phải không quá nhiều nước sốt, không quá nhiều thịt, hương vị đậm đà. Đặc biệt là Pate ở đây rất thơm và ngon. Có thể nói là giá khá rẻ so với chất lượng và bạn cũng không cần xếp hàng chờ đơi. Lưu ý : Tiệm nghỉ các ngày rằm.

Bánh mì Việt Nam được công nhận


Bánh mì phượng một trong cách cửa hàng bánh mì việt nam được cho là ngon nhất

Google Doodles là những biểu tượng đặc biệt, xuất hiện nhân các ngày lễ đặc biệt ở các quốc gia, ngày sinh của các danh nhân, nhân vật có ảnh hưởng toàn cầu... mang tính quảng bá, tôn vinh và kỷ niệm. Google Doodles sẽ thay thế biểu tượng Google quen thuộc thường thấy trên trang chủ

Skip to content

Trong tâm thức của nhiều người, bánh mì không chỉ là món ăn mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc, là nỗi nhớ của những người con xa xứ, là thức quà bình dị khiến người ta nhớ mãi không quên. Cầm trên tay một ổ bánh, hương thơm và mùi vị độc đáo ấy đánh thức vị giác, len lỏi vào trong tiềm thức bao người bốn chữ “Bánh mì Việt Nam” đầy thân thương.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Bánh mì – niềm tự hào của ẩm thực Việt (Ảnh: Internet)

Cội nguồn của bánh mì đến tận bây giờ vẫn chưa được sáng tỏ nhưng công thức sơ khai của món bánh này được biết đến gồm bột, nước và men. Tuy nhiên, cũng có tài liệu cho rằng, vào thời đại đồ đá mới cách đây khoảng 10 ngàn năm, bánh mì đã xuất hiện vì lúc này con người biết trồng lúa mì. Bên cạnh đó, cũng có tài liệu cho rằng chiếc bánh mì đầu tiên ra đời từ hơn 30 nghìn năm trước hoặc từ thời Ai Cập Cổ đại. Mãi đến những năm đầu công nguyên, bánh mì mới đến Pháp nhờ người La Mã và trở thành lương thực chính ở nước này từ thế kỷ 11.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Bánh mì Baguette (Ảnh: Internet)

Theo dòng lịch sử, bánh mì đến Việt Nam vào năm 1859 với tên gọi Baguette. Những ổ bánh “ăn chơi” này rất nhanh sau đó đã được nhiều đầu bếp tài ba “thổi hồn” bằng cái chất rất riêng, mang đậm văn hóa ẩm thực Việt. Khởi điểm là một vài địa điểm nhỏ nhưng cực kỳ nổi tiếng như bánh mì Hòa Mã rồi từ đó bánh mì Việt cứ thế được nhiều người biết đến, tiếp tục được cải biên cho đến ngày nay và trở thành món ăn bình dị, thân thương nhưng có dấu ấn rất riêng, rất giá trị của dân tộc. Ngày nay, trên khắp các nẻo đường dọc ba miền đất nước, từ làng quê đến thành thị, đâu đâu cũng có bánh mì thơm nức, đậm đà khó quên. Không biết từ bao giờ, bánh mì đã được biết đến là món ăn “quốc dân” của hàng triệu người con đất Việt.

Ngày 24/03/2011 từ “bánh mì” được thêm vào từ điển Oxford và vinh hạnh nằm trong top những loại Sandwich ngon nhất thế giới. Tạp chí National Geographic còn từng khen bánh mì Việt Nam là 1 trong 11 món ăn đường phố tuyệt vời nhất. Không chỉ có thế, vào năm 2018, CNN công nhận bánh mì Hội An là “Vua của các món Sandwich trên thế giới”. Ngày 24/3/2020 bánh mì Việt còn được vinh danh khi nằm trên giao diện trang chủ Google tại hơn 10 quốc gia.

Mới đây, bánh mì Việt tiếp tục được nhiều tờ báo nước ngoài ca ngợi, cụ thể:

  • Tờ Jyllands-Posten ra tại Đan Mạch viết về một nhà hàng có tên Bánh Mì do 4 người Đan Mạch mở sau khi đi du lịch Việt Nam vì thấy món này quá ngon.
  • Báo Pháp Vie pratique có hẳn bài viết bật mí cách làm bánh mì Việt với lưu ý nhất định phải có rau ngò và rau mùi mới chuẩn vị. Trong khi đó, tờ Folkbladet Vasterbotten của Thụy Điển nhấn mạnh tương ớt là bí quyết giúp món bánh mì ngon đúng điệu.
  • Tờ Thời báo Thụy Sĩ đã viết “Bánh mì là Đại sứ của ẩm thực đường phố Việt Nam”, “Ăn một lần rồi cứ quay lại mua nữa, rồi lại mua nữa, bởi vì một lý do: quá ngon”.

Ngoài ra, còn có một số tờ báo khác viết về bánh mì Việt, phần lớn đều ngợi khen hương vị tuyệt vời của món ăn này.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Trang phục dân tộc Bánh mì của H’Hen Niê được khen ngợi trên chiến trường sắc đẹp quốc tế (Ảnh: Internet)

Bánh mì ngon không phải nhờ nguyên liệu cầu kỳ, xa hoa. Cái hay của bánh mì Việt nằm ở chỗ hương vị đặc biệt nhất, độc đáo nhất lại được tạo ra từ những thứ giản dị và gần gũi nhất. Người ra sẽ cho vào ổ bánh nhiều thành phần khác nhau tùy khẩu vị người thưởng thức như xíu mại, xúc xích, chả lụa, pate gan, heo quay, lạp xưởng, thịt băm hầm gia vị hoặc cá mòi, trứng, thịt nguội, thịt gà xé, mỡ hành… Dọc theo chiều dài đất nước, mỗi vùng miền lại có hương vị bánh mì riêng nhưng ở đâu cũng ngon, cũng làm xao xuyến trái tim của thực khách trong và ngoài nước.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Bánh mì ngon phải có cả hành lá, ớt, dưa leo và đồ chua (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu chỉ có các thành phần kể trên thì chưa thể cho ra đời ổ bánh mì Việt ngon trứ danh. Bánh cần phải có đồ chua, dưa leo thái mỏng, hành tây, rau mùi, húng thơm, hành lá… và nhất định không thể thiếu nước xốt để làm dậy nên vị đậm đà, thơm ngon trọn vẹn của ổ bánh. Nếu không thích xốt, một số nơi dùng muối tiêu, nước tương, bột canh để thay thế, hương vị vẫn rất riêng, rất hấp dẫn. Muốn bánh thêm ngon, có thể cho vào đó một chút tương ớt hoặc mayonnaise. Sự hòa quyện tuyệt vời của tất cả nguyên liệu tạo nên ổ bánh mì Việt Nam vang danh khắp các châu lục.

Bánh mì Việt ngon đúng điệu phải được nướng vàng giòn, sau đó xẻ một đường dọc theo thân bánh, phần ruột trắng ngần hiện ra. Tiếp theo, phết pate, lần lượt cho nhân bánh đã chuẩn bị vào trong, rưới nước xốt lên trên nữa là hoàn thành. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những ổ bánh mì Việt đã làm nao lòng bao thực khách. Có người ăn lần một lại muốn ăn thêm lần nữa, có người đi xa cứ thòm thèm hương vị ổ bánh quê nhà, có người về lại nước mình vẫn tìm mua cho bằng được bánh mì Việt Nam để ăn. Cứ thế, bánh mì Việt vượt ra khỏi biên giới quốc gia, làm vẻ vang nền ẩm thực dân tộc.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Bánh mì phải được nướng giòn trước khi cho nhân vào trong (Ảnh: Internet)

Như đã giới thiệu ở trên, bánh mì có vô số biến tấu khác nhau tùy vào khẩu vị, đặc trưng ẩm thực vùng miền. Phần nhân kẹp bên trong chính là điểm nhấn của từng loại bánh mì Việt Nam:

  • Bánh mì thịt: xuất hiện hầu hết ở các tỉnh thành nhưng phổ biến nhất tại Sài Gòn. Nhân bánh gồm thịt, pate, chả, bơ, thịt nguội và tất nhiên không thể thiếu đồ chua, hành ngò và ớt.
  • Bánh mì chà bông: chà bông hay còn gọi là “ruốc”, thường được ăn kèm với một chút nước tương để hương vị thêm đậm đà.
  • Bánh mì xíu mại (thịt heo xốt cà): món này mà cho vào bánh mì thì cực kỳ ngon. Ở Sài Gòn xíu mại có vị hơi ngọt còn vị cay phổi biến ở Đà Lạt hơn.
  • Bánh mì cá mòi: cũng xốt với cà nhưng cá mòi khi chế biến theo cách này lại có vị ngon rất đặc biệt. Chắc chắn bất cứ ai đã từng thưởng thức bánh mì cá mòi cũng sẽ nhớ mãi không quên.
  • Bánh mì bì: chỉ là da heo thái sợi nhỏ chan thêm một chút nước mắm vậy mà khiến bao người cứ thòm thèm mãi không thôi.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Bánh mì Việt Nam có hương vị rất phong phú, đa dạng (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, dưới sự sáng tạo của các đầu bếp, bánh mì Việt còn có nhiều loại khác nhau như: bánh mì đậu hũ, bánh mì bò kho, bánh mì phá lấu chả cá, bánh mì que, bánh mì cóc, bánh mì ốp la… Dẫu có sự khác biệt về mặt hương vị nhưng bánh mì ở đâu cũng ngon và nhận được sự yêu thích của nhiều người.

  • Bánh mì Hòa Mã (53 Cao Thắng, Phường 04, Quận 3): bánh mì Hòa Mã là một trong những điểm bán bánh mì đầu tiên tại Sài Gòn. Các món ăn kèm ở quán này luôn cuốn hút vì sự “độc quyền” mà không phải nơi nào cũng có được.
  • Bánh mì Huỳnh Hoa (26 Lê Thị Riêng, Quận 1): sự nổi tiếng của bánh mì Huỳnh Hoa thì không phải bàn tới. Nhiều thực khách còn ví vón mua bánh ở cửa hàng này thực chất không phải ăn bánh mì kẹp thịt chả mà là thịt chả kẹp bánh mì. Thương hiệu của bánh mì Huỳnh Hoa rất độc đáo, ăn hoài mà không thấy ngán.
  • Bánh mì cô Diệp ( 238 Võ Thành Trang, P. 11, Quận Tân Bình): tính đến thời điểm hiện tại, tiệm bánh này đã có thâm niên lên đến vài chục năm và lúc nào cũng nườm nượp người đến mua. Giá một ổ bánh ở đây khá rẻ và phần nhân bánh lúc nào cũng đầy đủ thịt, pate, bơ, chả, hành ngò, đồ chua…

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Ổ bánh mì ú ụ nhân của tiệm Huỳnh Hoa (Ảnh: Internet)

  • Bánh mì gà Cô Chi (Ngã tư Phan Đình Phùng – Phan Châu Trinh – Lê Lợi): sự độc đáo của quán bánh mì này là phần nước xốt vàng óng, thơm phức được làm từ trứng gà vô cùng hấp dẫn và chiếc bánh mì tròn mập cùng nhân dăm bông, dưa leo, đu đủ, ớt cay.
  • Bánh mì Bà Lan (62 Trưng Nữ Vương): quán đã có từ lâu đời và chỉ hoạt đồng từ 16h30 về đêm. Mỗi ổ bánh tại đây có một lớp pate dày, xốt mayonnaise làm từ trứng, chả quế, thịt nguội, chả heo, chả bò, ngò, ớt xanh, húng quế, hành lá. Các thành phần tưởng chừng rất thân quen nhưng khi kết hợp với nhau lại làm bùng lên một hương vị ngon đến khó tả.
  • Bánh mì Ông Tý (272 Hùng Vương, Quận Hải Châu): tuy chỉ có tủ bánh đơn giản với khay chả heo, chả bò, ớt bột và chén muối tiêu nhưng bánh mì ông Tý vẫn ngon có tiếng tại Đà Nẵng. Lớp chả bò, chả heo ở tiệm bánh này rất đặc biệt, không chỉ đậm vị mà còn an toàn cho sức khỏe vì không sử dụng hàn the.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Bánh mì gà quán cô Chi (Ảnh: Internet)

  • Bánh mì thịt xiên Hoàng Đức (55 chùa Láng, quận Đống Đa): không gian quán được trang trí như thời bao cấp, gợi nhớ về một thời đã qua. Bánh mì thịt xiên nướng Hoàng Đức có hương vị cuốn hút, độc đáo. Thực khách có thể gọi thêm thịt xiên để ăn kèm với bánh mì bơ tỏi tùy theo sở thích của mình.
  • Bánh mì Hai Mập (23 Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm): hương vị bánh mì nơi này được đánh giá là khá giống với bánh mì Huỳnh Hoa ở Sài Gòn. Phần nhân bánh bao gồm pate mịn, giò thủ, giò bì, giăm bông, xúc xích tỏi, xá xíu, đồ chua, hành lá, dưa chuột, ớt xanh rồi chan nước tương, xốt trứng muối lên trên. Chỉ một ổ bánh nhỏ nhưng ngập tràn hương vị, vừa đậm vị chà bông, béo ngậy vị pate vừa thêm một chút cay cay của ớt, chua nhẹ của đồ chua… thật sự tuyệt vời.
  • Bánh mì dân tổ (Ngã ba Trần nhật Duật và Cao Thắng): quán bán từ 3h sáng, cái giờ với nhiều người cho là hơi “tréo ngoe” nhưng mới 2 giờ rưỡi là có hàng dài thực khách chờ mua bằng được bánh mì dân tổ. Nhân thường được làm nóng trước khi cho và bánh nên dậy mùi thơm cực kỳ và ăn tại chỗ sẽ ngon hơn mua về.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Một ổ bánh mì dân tổ hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Tại một đất nước lớn như Anh Quốc không thiếu các món ăn sang trọng bậc nhất kiểu Âu nhưng bánh mì Việt đã để lại dấu ấn ở nơi này với hai tiệm nổi tiếng là Bánh Mì 11 và Kêu!. Hương vị bình dị của bánh mì Việt Nam nhanh chóng được đón nhận và “quyến rũ” không ít người sành ăn. Hiện cả hai tiệm này đều đang nằm tại thủ đô London và bánh mì đều mang đậm chất Việt nhưng chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất.

Ngoài Anh thì bánh mì Việt Nam còn có mặt tại một số nước khác như Nhật Bản, Hong Kong và Mỹ:

  • Xứ sở hoa anh đào có tiệm Banh Mi Sandwich tọa lạc trên đường Waseda Dori, gần ga Takadanobaba. Bánh mì nhân bò nướng cùng pate, giăm bông, gà, heo ở đây ngon nức tiếng mà giá cả lại rất phải chăng.
  • Hong Kong có nhà hàng Le Petit Saigon khiến bao người “đổ đứ đừ”với món bánh mì nhân xíu mại, thịt gà, heo và bánh chay. Đầu bếp tại nhà hàng – cô Theign Yie Phan đã từng chia sẻ mình bị mê hoặc bởi hương vị thơm ngon của những ổ bánh mì nhỏ nhắn.
  • Tiệm bánh Bun Mee ở San Francisco của Mỹ có món bánh mì ngon nức tiếng làm bao thực khách mê mẩn. Đây cũng là một trong những tiệm bán bánh mì Việt Nam nhận được đánh giá cao từ bạn bè quốc tế.

Bánh mì Việt Nam được công nhận

Trước cửa tiệm Bánh Mì 11 (Ảnh: Internet)

Cuộc hành trình của bánh mì Việt Nam vẫn đang tiếp tục, hy vọng những ổ bánh thơm phức, ngon và độc đáo của dân tộc sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa trong nền ẩm thực thế giới. Đất nước chúng ta tuy nhỏ bé nhưng có thể làm nên nhiều điều khiến cả thế giới phải ghi nhận và bánh mì Việt chính là một trong những số đó.

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN