Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Thân phận thật sự của Minh Khôi (Lương Thế Thành) nhanh chóng đã đến tai của bà Vân (Hoài An) cùng Minh Quân (Lý Bình). Nhưng với một con người đầy “xảo quyệt” như Minh Khôi, làm sao có thể dễ dàng “đối chọi” như vậy. Trái lại, Minh Khôi còn lật ngược lại thế, chủ động dàn xếp kế hoạch xét nghiệm ADN với ông Màu. Thế nhưng câu nói “gừng càng già càng cay” từ trước đến nay chưa bao giờ là sai, ông Màu vốn dĩ đã nghi ngờ Minh Khôi sau khi ông Dũng (Huy Cường) té đồi và bị tàn phế. Ông đã tự mình điều tra, bất ngờ đưa ra bằng chứng khiến Minh Khôi phải “câm miệng”.

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Và cũng từ hôm đấy, Minh Khôi biến mất biệt tăm tung tích. Sau tất cả mọi chuyện, bà Vân dần biết suy nghĩ hơn, quan tâm vợ chồng ông Dũng, vì chung quy đây cũng là con trai ruột của chồng. Trong một lần sang nhà thăm ông Dũng, bà Vân suýt nữa đã bị Minh Khôi “đánh úp”. Nhưng bà Lan (Đào Vân Anh) đã lấy đồ đập đầu con trai để cứu mẹ chồng thoát chết. Cú đập khá mạnh khiến Minh Khôi ảnh hưởng nặng đến tâm lý, cả người “như điên như dại”. Với những điều ác đã làm, có lẽ giờ là lúc Minh Khôi phải hứng chịu quả báo. Và sau tất cả mọi thứ, Minh Khôi vẫn còn may mắn khi còn tình yêu của Hoàng Hảo (Ngô Phương Anh), cô chưa bao giờ từ bỏ anh.

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập
Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Ở một diễn biến khác, sau bao sóng gió, bà Vân cũng mở lòng hơn về quan hệ giữa Kim Chi (Trương Quỳnh Anh) và “cháu cưng” Minh Quân. Từ một cậu thiếu gia chỉ ưa nhàn hạ, Minh Quân trưởng thành biết chuyên tâm vào công việc để có thể xứng đáng với vị trí người thừa kế Tập đoàn bất động sản Minh Quang. Có thể nói, người lương thiện bao giờ cũng luôn nhận được kết cục tốt, còn kẻ xấu xa khó lòng tránh được quy luật nhân quả.

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập
Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Nối sóng bộ phim Bánh mì ông Màu 2, chính là một tác phẩm “mới toanh” của đạo diễn Trung Lùn – Sui gia hay xui gia. Khi một gia đình truyền thống, một hiện đại cùng bị cách ly Covid-19 dưới một mái nhà. Khác biệt từ văn hóa, nếp sống và tính cách của từng người cùng sinh hoạt chung dưới một mái nhà đã nảy sinh ra không ít chuyện “dở khóc dở cười”. Với sự tham gia của NSND Thanh Nam, nghệ sĩ Đào Anh Tuấn, Bích Hằng, Phước Sang, Thúy Diễm, Anh Tài, Gin Tuấn Kiệt, PT Ngọc Diệp, Long Đẹp Trai… bộ phim hứa hẹn tái hiện lại những cảnh rất đời trong thời gian toàn dân cách ly vì dịch Covid-19, cùng những bài học ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, cũng như tình cảm gia đình.

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Đón xem tập đầu tiên của Sui gia hay xui gia phát sóng vào lúc 19h55 từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần, bắt đầu từ ngày 14/3/2022 trên kênh HTV7.

Tập cuối Bánh mì ông Màu 2:

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập
Sốc trước độ 'tàn ác' của Lương Thế Thành trong 'Bánh mì ông Màu 2'

(TGĐA) - Bánh mì ông Màu 2 đã chính thức bước vào giai đoạn “đỉnh ...

Mới đây, ê kíp sản xuất đã chính thức tung poster, giới thiệu phần 2 của phim (dự kiến 70 tập), lên sóng HTV7 lúc 19 giờ 55 thứ hai đến thứ năm hằng tuần từ 14.6.

Phần 2 bộ phim lấy bối cảnh cuộc sống của thế hệ con cháu vào 20 năm sau, vì thế các nhân vật cũng sẽ già đi. Các nhân vật phần 1 giữ lại có: ông bà Màu vẫn sẽ do NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Hoài An đảm nhận, chàng trợ thủ đắc lực của ông Màu - Minh Dừa vẫn sẽ do diễn viên Khương Dừa thủ diễn… Đặc biệt, cậu bé Ken lanh lợi, đáng yêu ngày trước nay khôn lớn, sẽ do Lý Bình đảm nhận. Phim còn có sự xuất hiện trở lại của các diễn viên Hồ Bích Trâm, Ngô Phương Anh trong những nhân vật hoàn toàn mới, cùng những nhân tố mới: Lương Thế Thành, Huy Cường, Trương Quỳnh Anh, Đàm Phương Linh...

Tin liên quan

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Cảnh trong phim Vua bánh mì - Ảnh: ĐPCC

Ngày 5-10, HTV7 phát sóng bộ phim Bánh mì Ông Màu (80 tập, phát sóng lúc 19h55 thứ hai đến thứ năm trên HTV7).

Trước đó, nhiều khán giả cũng đã đi cùng bộ phim Vua bánh mì (80 tập, phát sóng lúc 20h từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần trên THVL1) qua 12 tập phim.

Khi bánh mì lên phim

Bánh mì Ông Màu tôn vinh bánh mì Việt thông qua câu chuyện của ông Màu - chủ tịch công ty bất động sản, từ bỏ sự nghiệp khi đang ở đỉnh cao vì muốn thực hiện ước mơ của mẹ mình còn dang dở là phát triển chuỗi cửa hàng bánh mì Việt. Nhà sản xuất hi vọng qua bộ phim này sẽ góp phần quảng bá bánh mì Việt Nam.

Đạo diễn Nguyễn Quang Minh cho biết: "Bánh mì ngon cần hai yếu tố: nước xốt và nhân. Trong phim sẽ khai thác sâu vào hai yếu tố này. Trong đó, hai loại nhân là xíu mại trứng muối và ba rọi xốt tiêu đen". Những đặc tả về việc làm bánh mì trong phim chủ yếu là quay kỹ thuật làm nhân bánh và nước xốt.

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Còn ở Vua bánh mì, sau những màn đánh ghen, những âm mưu hiểm độc của bà Khuê, vợ ông Đạt (chủ tiệm bánh Thành Đạt nổi tiếng) nhằm hãm hại cậu bé Hữu Nguyện - con trai ông Đạt và bà Dung - người làm công trong nhà, tập 7 bắt đầu có những màn phô diễn cách làm bánh của ông Đạt.

Đây là một phân đoạn quan trọng trong hành trình Hữu Nguyện làm quen với nghề bánh...

Vua bánh mì có kịch bản được mua từ bản quyền của Hàn Quốc. Bánh mì trong phim là loại bánh mì sản xuất trong nhà máy, mang yếu tố hiện đại. Tuy nhiên, đạo diễn Phương Điền cho biết anh chỉ lấy cốt truyện, còn "chuyện làm bánh phải thuần Việt Nam".

Chất Việt Nam ở đây là "nhân bánh", dù phim khai thác quy trình làm bánh công nghiệp: "Chúng tôi chỉnh sửa kịch bản gốc, đưa chi tiết bánh mì nhân thịt, rau tươi, các loại gia vị... của bánh mì tươi mà mọi người hay ăn sáng vào các cuộc thi làm bánh. Trong phiên bản gốc, các loại bánh chỉ đơn thuần là bánh ngọt".

Trước thắc mắc của một số khán giả vì đợi đến tập 7 mới có cảnh làm bánh, đạo diễn nói: "Bánh mì chỉ là cái cớ cho câu chuyện về những mâu thuẫn trong gia đình, hướng nghiệp giới trẻ. Con người nhân hậu làm bánh rất ngon. Con người cộc cằn chắc chắn mẻ bánh làm ra rất dở...".

Anh cũng cho biết ở những tập về sau, khi bà Dung mất tích, Hữu Nguyện đi tìm mẹ và trở thành học trò của thầy Phan - thầy giáo dạy làm bánh nổi tiếng, cũng là thầy cũ của cha anh thì cảnh làm bánh mới diễn ra nhiều hơn....

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập

Cảnh trong phim Bánh mì Ông Màu - Ảnh: ĐPCC

Quảng bá ẩm thực Việt: bài toán khó?

Xem những hình ảnh làm bánh ở Vua bánh mì, có thể thấy Cao Minh Đạt (vai ông chủ tiệm bánh Thành Đạt) diễn cách làm bánh khá chuyên nghiệp. Để vào vai, Cao Minh Đạt và một số diễn viên đã phải đi học làm bánh tại công ty sản xuất bánh chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, bối cảnh quay phòng làm bánh trong phim Hàn hoành tráng, đẹp mắt, trong phim Việt thì khá đơn giản... Đạo diễn Phương Điền thừa nhận cảnh quay làm bánh không như ý muốn bởi nhiều lý do như kinh phí sản xuất, thiếu phim trường, phải xin quay trong nhà máy làm bánh chuyên nghiệp, giới hạn về thời gian.

Đạo diễn Nguyễn Quang Minh chia sẻ: "Tôi nghĩ làm bộ phim ẩm thực thuyết phục được khán giả không hề đơn giản. Vì thế trong Bánh mì Ông Màu, việc khai thác quanh bánh mì Việt cũng chỉ một phần. Phần còn lại, bộ phim muốn đề cập đến câu chuyện khởi nghiệp. Nếu có đam mê thì hãy theo đuổi đam mê của mình".

NSND Thanh Nam chia sẻ lý do tham gia dự án Bánh mì ông Màu

Một bộ phim về ẩm thực thành công góp phần vào việc quảng bá cho ẩm thực nói riêng và văn hóa của đất nước đó nói chung.

Nhìn đâu xa, đất nước Hàn Quốc đã làm rất tốt điều này. Hầu hết những bộ phim của xứ sở kim chi - cả phim nói về đề tài ẩm thực hay không có yếu tố này - đều cài cắm hình ảnh các món ăn của đất nước họ rất khéo.

Các nhân vật vui cũng ăn, buồn cũng ăn, sáng ăn, khuya ăn... Những cảnh quay đẹp lung linh khiến khán giả xem phim cũng muốn thử thưởng thức kim chi, kimbap, bánh gạo, mì tương đen, rượu soju, gà rán...

Trong khi đó, ẩm thực Việt được đánh giá là phong phú nhất thế giới lại chưa thể truyền bá được những nét tinh túy của văn hóa ẩm thực lên phim.

Biên kịch Hoàng Anh - người rất chú ý đến việc đưa ẩm thực lên phim - chia sẻ: "Làm phim ẩm thực không đơn giản bởi phải đầu tư về bối cảnh rất lớn. Như trong phim Gạo nếp gạo tẻ phần 2, chúng tôi phải dựng hẳn con hẻm bán đồ ăn vặt ở quận 8.

Ngoài ra, phần hậu kỳ phải chăm chút hơn về yếu tố chỉnh màu, sử dụng kỹ xảo thì mới lung linh được. Làm phim có yếu tố ẩm thực tốn nhiều tiền mà kinh phí phim Việt bao năm nay vẫn không thay đổi và vẫn cào bằng thể loại phim như nhau".

Hiếm hoi phim về ẩm thực

Nhìn lại, nếu trong cuộc sống ẩm thực Việt phong phú bao nhiêu thì trong phim truyền hình, số phim khai thác đề tài này lại hiếm hoi bấy nhiêu. 14 năm trước, Mùi ngò gai phát sóng trở thành bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên khai thác sâu về đề tài ẩm thực truyền thống Việt Nam thông qua món phở.

Gần đây, trong Cô Thắm về làng có cảnh nấu bánh tét, Gạo nếp gạo tẻ phần 1 khai thác những món ăn truyền thống gia đình Việt như bún đậu mắm tôm, thịt kho trứng, khổ qua dồn thịt... Phần 2 của Gạo nếp gạo tẻ cũng đã giới thiệu các món ăn vặt quen thuộc của người Sài Gòn lên phim như xôi, cháo, hủ tiếu, chè, bánh xèo...

Bánh mì ông màu có bao nhiều tập
Phim ẩm thực Việt không được chiếu trên HBO ở Việt Nam vì cảnh nóng?

HOÀNG LÊ