Bán thận ở đâu và giá bao nhiêu năm 2024

Theo Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau:

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Như vậy, khi bạn từ đủ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì bạn có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế.

Trường hợp cơ sở y tế xác định bạn có đủ điều kiện để hiến mô, bộ phận có thể thì bạn có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn đang sống hoặc sau khi chết.

Hiến mô, bộ phận cơ thể phải đảm bảo nguyên tắc chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến.

Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.

Tải về mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người: Tại đây.

Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể nhận được là gì?

Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người được quy định tại Điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 bao gồm:

- Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:

+ Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

+ Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

+ Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Pháp luật nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào liên quan đến việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người?

Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

Theo đó, pháp luật nghiêm cấm đối với hành vi lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người, mua, bán mô, bộ phận cơ thể người.

Bán thận ở đâu và giá bao nhiêu năm 2024

Hiến thận được nhận bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hiến thận được nhận bao nhiêu tiền?

Từ các căn cứ trên có thể thấy, việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác là nguyện vọng dựa trên sự tự nguyện.

Đồng thời, pháp luật nghiêm cấm lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Do đó, việc anh muốn hiến tạng để được nhận tiền là không đúng với quy định của pháp luật.

Trường hợp anh/chị không phải hiến thận mà "bán thận" thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì mục đích thương mại;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với 06 người trở lên;
d) Gây chết người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, việc hiến thận phải đủ tuổi, tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật chứ không phải là "bán thận".