Bạn hãy cho biết vào tháng 12/1970, trên địa bàn huyện giồng trôm có bao nhiêu đảng viên?

(Bqp.vn) - Ở Bến Tre, các đội du kích ra đời và phát triển từ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng và chiến tranh nhân dân ở địa phương, đã bám trụ tại xã, ấp cùng với bộ đội địa phương và nhân dân thực hiện chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện. Kế thừa và phát triển cách đánh của chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng dân quân, du kích đã sáng tạo nhiều cách đánh mà địch không lường được, gây cho chúng nhiều thiệt hại, tinh thần hoang mang… Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, lực lượng du kích, các đội vũ trang và cơ sở mật đóng vai trò hết sức quan trọng cùng lực lượng quần chúng nổi dậy làm nên cuộc “Đồng khởi” năm 1960.

Bạn hãy cho biết vào tháng 12/1970, trên địa bàn huyện giồng trôm có bao nhiêu đảng viên?

Lực lượng du kích xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri anh dũng chiến đấu chống Mỹ - ngụy trong những ngày đầu Đồng khởi ở Bến Tre (1960). (ảnh tư liệu)

“Đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh”

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bến Tre, quân và dân Bến Tre dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ. Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng để tiến hành cuộc kháng chiến. Lực lượng “tự vệ chiến đấu quân” (du kích quân) ra đời, được nhân dân lấy tên của người chỉ huy đặt tên cho các đơn vị như: Mỏ Cày có Bộ đội ông Xem (còn gọi là Bộ đội Quang Trung), Bộ đội Phạm Hồng Thái; huyện Tán Kế có Du kích Tân Hào do ông Bảy Cống (Đồng Văn Cống) chỉ huy; Bộ đội ông Tá, ông Tỷ; Châu Thành có Bộ đội ông Bài, ông Hùng; Ba Tri có Bộ đội ông Mười Chót… Các đơn vị đó, thực chất là những đội du kích từ nhân dân mà ra, dựa vào dân mà chiến đấu, được nhân dân nuôi dưỡng. Ở giai đoạn này, các đội du kích đã tổ chức một số trận phục kích, đánh những tốp địch hành quân nhỏ lẻ.

Từ 1947 - 1951, chiến trường Bến Tre đứng trước những khó khăn do địch tăng cường bình định, lấn chiếm, xây dựng hệ thống đồn bót, tháp canh (toàn tỉnh địch xây dựng 468 đồn tua), nhiều vùng căn cứ du kích bị thu hẹp. Giai đoạn này, một số địa phương do chưa nắm chắc chủ trương, ý định của cấp trên, đánh giá không đúng tình hình địch - ta nên không đủ sức đối phó, ngăn chặn, đánh trả bình định của địch; bị mất đất, mất dân phải bỏ địa bàn sang tỉnh Vĩnh Trà. Việc khôi phục lại cơ sở, gây dựng phong trào phải chịu nhiều tổn thất (quá trình về bám địa phương, gây dựng cơ sở, gần 2.000 đảng viên, cán bộ hy sinh).

Trước tình hình trên, tại Dừa Đỏ, tỉnh Vĩnh Trà (cuối 1952), Tỉnh ủy tổ chức hội nghị có đồng chí Phạm Thái Bường, phái viên Trung ương Cục đến dự. Hội nghị chủ trương: “Tiếp tục duy trì và phát triển cơ sở kháng chiến, giành người, giành của, bảo vệ cán bộ cơ sở và phát triển du kích chiến tranh; từng bước đẩy mạnh kháng chiến tiến lên”[1], “Đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, tăng cường công tác dân vận - địch ngụy vận kết hợp với tác chiến, vũ trang tuyên truyền, đưa phong trào tiến lên vững chắc”[2]. Sau hội nghị, Tỉnh ủy chọn địa bàn Thạnh Phú làm điểm đột phá phản công địch. Lấy công tác binh vận kết hợp với nổi dậy của quần chúng và tác chiến của bộ đội huyện, du kích xã, đánh vào chỗ yếu của địch; chuyển vùng bị chiếm thành vùng du kích và vùng giải phóng. Giai đoạn này, với tinh thần tư lực, tự cường dân quân, du kích bằng vũ khí thô sơ, tự tạo (mã tấu, chông, mìn, lựu đạn, súng ngựa trời), lấy vũ khí địch đánh địch. Phối hợp với bộ đội huyện và cơ sở nội tuyến, binh vận gỡ nhiều đồn, thu vũ khí. Nhiều vùng du kích được mở rộng như: Thạnh Phú, Mỏ Cày, Châu Thành, Ba Tri, An Hóa, vùng giải phóng được mở rộng liên hoàn.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954), trên cơ sở nắm vững mục tiêu của cách mạng miền Nam, với ý thức chuẩn bị xây dựng lực lượng kháng chiến cho địa phương, Tỉnh ủy lựa chọn số cán bộ, đảng viên cốt cán ở lại bám đất, bám dân lãnh đạo phong trào. Hệ thống tổ chức đảng từ tỉnh đến xã được bí mật thành lập; tổ chức lực lượng “Thanh niên mật” (du kích mật), các đội vũ trang để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở, trừ gian, diệt ác ôn được hình thành. Một số đảng viên, đoàn viên, quần chúng nòng cốt được cài vào dân vệ, bảo an làm cơ sở nội tuyến trong các đồn bót và bộ máy tề xã, tề ấp. Đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt, chuẩn bị về lực lượng sẵn sàng nổi dậy khi thời cơ đến.

Từ 1956 - 1959, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thi hành nhiều biện pháp khủng bố như “tố cộng, diệt cộng”; thi hành “Luật 10/59”, ráo riết lùng sục, bố ráp tìm bắt cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng (gần 1.000 cán bộ, đảng viên bị bắt, bị giết). Trước hành động khủng bố tàn khốc của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở; giữ thế phong trào đấu tranh của quần chúng, Tỉnh ủy phát động phong trào trừ gian, diệt ác. Cơ sở nội tuyến được lệnh hành động phối hợp với du kích mật và quần chúng nòng cốt để thực hiện. Ở Phước Hiệp (Mỏ Cày) lực lượng du kích mật diệt tên Đa - phần tử chiêu hồi, phản bội; diệt tên cảnh sát Cái ác ôn; Ba Tri diệt tên đội Gấm… Một số nơi khác, các tổ, đội du kích mật tăng cường trừ gian, diệt ác… làm cho bọn cảnh sát, chỉ điểm phải hoảng sợ, không còn hung hăng như trước, lấy lại niềm tin trong quần chúng nhân dân. Trước khi nổ ra Đồng khởi, các xã trọng điểm của huyện Mỏ Cày và Giồng Trôm xây dựng được lực lượng du kích mạnh, hầu hết các đồn, tề xã, ấp đều có cơ sở nội tuyến của cách mạng.

Du kích - lực lượng xung kích trong phong trào Đồng khởi năm 1960

Ngày 1/1/1960, tại Mỏ Cày, đồng chí Nguyễn Thị Định, Phó Bí thư Tỉnh ủy truyền đạt Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15 và chủ trương của Khu ủy Khu 8: phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa. Ngày 17/1/1960, tại 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh huyện Mỏ Cày, các tổ, đội du kích kết hợp với cơ sở nội tuyến cải trang, bằng phương pháp “ôm hè, bắt hè” diệt tên đội Tý, Chỉ huy Tổng đoàn dân vệ tổng Minh Đạt làm hiệu lệnh mở đầu phong trào Đồng khởi. Cùng lúc cơ sở ta ở đồn Vàm Nước Trong (Định Thủy) vận động số lính tề ấp, dân vệ ra hàng. Tiếp đó, lực lượng du kích và quần chúng nổi dậy chiếm trụ sở tổng đoàn dân vệ, thu toàn bộ vũ khí. Phát huy thắng lợi của Định Thủy, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, phong trào khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng toàn tỉnh, trong đó có 47 xã của các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, nhân dân nhất tề nổi dậy diệt ác, chiếm đồn, phá tan bộ máy kìm kẹp. Trong tuần lễ Đồng khởi, 37 đồn bót bị bức rút, bức hàng; diệt và bắt trên 300 tên chỉ điểm, tề, dân vệ ác ôn; giải phóng hoàn toàn 22 xã, thu nhiều vũ khí. Để đối phó với phong trào Đồng khởi và tìm diệt lực lượng vũ trang và cơ quan đầu não của tỉnh, ngày 25/3/1960, địch huy động gần 10.000 quân hỗn hợp bao vây 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh.

Nhằm bảo toàn lực lượng, tránh thương vong cho nhân dân, sau khi phân tích tình hình, Tỉnh ủy chủ trương phát động quần chúng đấu tranh phân hóa binh sĩ địch; đồng thời tổ chức lực lượng ra quận lỵ đấu tranh trực diện với địch. Bộ phận này do đồng chí Nguyễn Thị Định và đồng chí Út Thắng, Ủy viên Thường vụ huyện ủy Mỏ Cày phụ trách. Sáng ngày 1/4/1960, hàng nghìn quần chúng ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh dùng hàng trăm ghe, xuồng chở người già, trẻ con, vật dụng sinh hoạt… tản cư lên thị trấn Mỏ Cày. Tiếp đó khoảng 5.000 phụ nữ ở các xã lân cận cũng “tản cư ngược” ra thị trấn (thuật ngữ “tản cư ngược” ra đời từ đó). Lực lượng quần chúng với hơn 10.000 người tràn vào trường học, bệnh viện, thánh thất, bưu điện, trụ sở Nghị sỹ Quốc hội và bao vây trụ sở quận. Nhân dân tố cáo lính thủy quân lục chiến tàn sát người vô tội, hãm hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản và đưa ra yêu sách cho nhân dân được nương náu và rút hết lính “áo rằn”. Cuộc đấu tranh kéo dài 12 ngày, đêm. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, địch rút khỏi 3 xã. Bộ phận đánh địch do đồng chí Ba Đào (Lê Minh Đào) phụ trách tiếp tục bám trụ chống càn, tổ chức phục kích kết hợp bố trí chông, mìn, lựu đạn và các tổ bắn tỉa liên tục tiến công địch. Lần đầu tiên súng ngựa trời do ta sản xuất, xuất hiện trong các trận đánh. Sau 10 ngày chiến đấu, dân quân, du kích diệt 200 tên, làm bị thương hơn 100 tên.

Từ kinh nghiệm Đồng khởi của Bến Tre, tháng 9/1960, xứ ủy Nam Bộ, phát động cao trào Đồng khởi toàn Nam bộ. Chấp hành chỉ thị của trên, Tỉnh ủy Bến Tre mở cuộc Đồng khởi đợt 2 trong toàn tỉnh. Hướng chính là Giồng Trôm, hướng phát triển là Mỏ Cày; lấy 5 xã: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Phú, Châu Hòa, Châu Bình của huyện Giồng Trôm làm điểm; cùng với 5 xã điểm, 100 xã trong toàn tỉnh đồng loạt nổi dậy trong đêm ngày 24/9/1960. Trước sức mạnh của nhân dân toàn tỉnh, ta bức rút, bức hàng gần 100 đồn, bót địch; 51 xã hoàn toàn giải phóng.

Tại Giồng Trôm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Thị Định, bằng phương châm đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và binh vận, trung đội vũ trang huyện phối hợp với du kích, cơ sở nội tuyến và binh vận của nhân dân bao vây bức rút, bức hàng 20 đồn địch dọc theo sông Ba Lai. Điển hình là du kích kết hợp binh vận lấy đồn cảnh sát Chống (cơ sở nội tuyến của ta, dưới danh nghĩa là người đạo công giáo), Đồn Châu Phú, Đồn Nhà thờ La Mã, thu hàng trăm súng, vận động lính trong đạo công giáo và đạo Hòa Hảo mang súng theo kháng chiến. Huyện Giồng Trôm giải phóng hoàn toàn 9 xã, 5 xã giải phòng 3/4 đất đai, phá vỡ bộ máy kềm kẹp của địch. Phong trào du kích chiến tranh phát triển hầu hết các xã trong huyện, đặc biệt là trình độ và khả năng phối hợp chiến đấu được nâng lên một bước.

Tại huyện Mỏ Cày, sau Đồng khởi đợt 1, địch sử dụng lực lượng bảo an tái chiếm đóng lại 27 đồn bót đã bị ta san bằng. Trên khắp địa bàn huyện Mỏ Cày, lực lượng du kích làm nòng cốt duy trì thế tiến công địch, bảo vệ vùng giải phóng. Trong Đồng khởi đợt 2, bằng lối đánh phục kích, hóa trang kỳ tập, kết hợp cơ sở nội tuyến với binh vận gia đình binh sỹ địch trước, trong và sau các trận đánh đã tiêu diệt, bức hàng nhiều đồn. Điển hình là các trận tập kích công sở xã Thành Thới, diệt và làm bị thương 24 tên, thu 27 súng; diệt Đồn chợ Cái Quao; bót cầu Ông Tạo xã Tân Phú Tây; bót Tài Đại xã Khánh Thạnh Tân… huyện Mỏ Cày, giải phóng hoàn toàn 10 xã; 12 xã giải phóng 3/4 đất đai; các xã dọc theo tuyến giao thông địch chỉ làm chủ ban ngày.

Tại Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, trong Đồng khởi đợt 1 và đợt 2, cũng bằng đấu tranh chính trị kết hợp du kích chiến tranh và binh địch vận ta bức rút, bức hàng nhiều đồn bót, diệt trừ nhiều ác ôn. Xây dựng hệ thống xã, ấp chiến đấu, lập các tuyến chông, mìn, lựu đạn dọc theo tuyến giao thông quan trọng, nhiều xã được giải phóng, vùng giải phóng mở ra thế liên hoàn.

Sau Đồng khởi, phong trào du kích chiến tranh phát triển mạnh mẽ, bằng vũ khí tự tạo, du kích đã sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo và hiệu quả cao: Anh Nguyễn Văn Tư, Xã đội trưởng xã Tân Thành Bình (Mỏ Cày) dày công nuôi ong vò vẽ, luyện ong đánh giặc (được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân). Theo gương anh, nhân dân và du kích nhiều xã đã phát triển đàn ong ra khắp tỉnh trở thành “đội quân ong”, địch nghe đến phải khiếp sợ. Du kích xã Định Thủy (huyện Mỏ Cày) cắm cờ trên đọt dừa gài lựu đạn, địch cho trực thăng đến nhổ cờ trái nổ làm máy bay địch rơi tại chỗ. Ở huyện Giồng Trôm, anh Lê Văn Chính đã sáng chế giàn mang-ên (giàn thung bắn lựu đạn), kết hợp ong vò vẽ, chông, mìn, lựu đạn bày trận dụ địch vào diệt một trung đội. Du kích xã Bình Thành đốn dừa kết thành bè lợi dụng dòng nước chảy siết thả bè đánh sập cầu Bình Chánh, cắt giao thông huyết mạch từ thị xã đi Giồng Trôm, gây cho địch nhiều thiệt hại. Ở Mỏ Cày, du kích còn đánh địch bằng binh vận: nữ du kích Tạ Thị Kiều (xã An Thạnh) và Út Tuyết (xã Đa Phước Hội), tay không dùng mưu lấy súng, gỡ đồn địch (Tạ Thị Kiều được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân)…

Từ thực tiễn cao trào Đồng khởi năm 1960 có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo phong trào du kích chiến tranh kết hợp đấu tranh chính trị và binh vận của Bến Tre: Một là, làm tốt công tác tổ chức, xây dựng phong trào du kích chiến tranh tồn tại và phát triển trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình thế của chiến tranh. Hai là, dựa vào thực tế tình hình địa phương, đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh thích hợp. Ba là, tự lực, tự cường sáng tạo nhiều cách đánh du kích, kết hợp nhuần nhuyễn ba mũi giáp công “quân sự, chính trị, binh vận”.

Bạn hãy cho biết vào tháng 12/1970, trên địa bàn huyện giồng trôm có bao nhiêu đảng viên?

Phó Tư lệnh các Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định thăm một đơn vị nữ du kích có nhiều thành tích đánh Mỹ - ngụy năm 1961. (ảnh tư liệu)

Phong trào Đồng khởi không phải chỉ có thuận lợi, mà phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phải chịu nhiều tổn thất hy sinh, nhất là trong giai đoạn trước đó khi ta tiến hành đấu tranh chính trị từ cuối năm 1954 đến 1959. Nhưng nhờ nắm vững quan điểm và đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, lòng tin tưởng tuyệt đối và biết dựa vào sức mạnh quần chúng, Đảng bộ, quân và dân Bến Tre đã giải quyết thành công những vấn đề đặt ra trong cuộc đấu tranh quyết liệt với quân thù và giành được thắng lợi. Đây là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, tạo tiền đề giữ gìn và phát triển lực lượng để quân và dân tỉnh Bến Tre tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, cùng quân và dân cả nước chiến đấu lâu dài giành thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lợi trọn vẹn mùa Xuân 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi 1960 ở Bến Tre thể hiện tư tưởng cách mạng tiến công, nghiêm chỉnh chấp hành và sáng tạo trong vận dụng Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương; dựa vào sức mạnh của quần chúng để hình thành thế trận đánh địch bằng ba mũi giáp công, đột phá mở màn cho phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre và cả miền Nam. Thời gian lùi xa, những ký ức của phong trào Đồng khởi mãi mãi là mốc son lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Bến Tre. Tinh thần Đồng khởi năm xưa đã và đang được Đảng bộ, quân và dân Bến Tre tiếp tục phát huy, tiến hành cuộc “Đồng khởi mới” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa tỉnh Bến Tre phát triển kịp với các tỉnh trong khu vực miền Tây Nam Bộ, nhất là trong xây dựng “nông thôn mới” hiện nay.