Bài văn tả môn vật lý yêu thích năm 2024

Vật lý được cho là môn học khô khan vì liên quan nhiều công thức tính toán. Tuy nhiên, để học sinh học tốt môn học này là điều không quá khó; trong đó, vai trò quan trọng nhất là người thầy.

Xét về nguyên nhân khiến học sinh không thích môn học Vật lý, trước hết có thể kể đến, đây là môn tự nhiên với nhiều nền tảng kiến thức rộng lớn trải dài, rất nhiều công thức tính toán nhưng vẫn rất nặng về lý thuyết. Thứ hai, học sinh chưa được trải nghiệm tiếp xúc nhiều với những kiến thức vật lý, chỉ là học lý thuyết từ sách vở. Thứ ba, giáo viên chưa tạo được hứng thú trong quá trình giảng dạy.

Chính vì những nguyên nhân trên, trong giảng dạy môn Vật lý, giáo viên cần tạo hứng thú, khơi gợi niềm đam mê sáng tạo cho học sinh. Cô Phan Thị Diệu Hiền, giáo viên Trường THPT Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang), cho rằng phải tạo được ấn tượng tốt ban đầu cho học sinh, nên cần tạo ngoại hình, trang phục phù hợp với tác phong sư phạm, một mặt tạo sự tự tin nơi giáo viên, mặt khác tạo sự tin tưởng ở học sinh đối với giáo viên.

“Bên cạnh đó, giáo viên phải nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong từng tiết dạy. Việc đảm bảo giờ giấc, giữ chữ tín với học sinh cũng là điều không thể thiếu. Trong mỗi giờ dạy, giáo viên cần nhiệt tình, ân cần chỉ dạy, trao đổi, tạo sự thoải mái trong từng tiết học, nhưng phải đảm bảo nền nếp, trật tự lớp học”- cô Hiền cho biết thêm.

Bài văn tả môn vật lý yêu thích năm 2024
Một tiết học môn Vật lý ở Trường THPT Vĩnh Bình.

Song song đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần nắm bắt được tâm lý học sinh để tiết học thêm hiệu quả. Trong lúc dạy, khi thấy tình trạng nhiều học sinh bắt đầu lơ là, mất tập trung là giáo viên hiểu tiết dạy của mình chưa thật sự gây ấn tượng. Từ đó, giáo viên thay đổi bằng nhiều biện pháp và hình thức làm cho tiết học sinh động hơn, như có thể kể một câu chuyện vui có liên quan đến bài học hoặc hỏi các em có điều gì khó khăn trong lúc học.

Đồng thời, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy, phát huy được tính tích cực của học sinh; xây dựng được những tiết học lấy học sinh làm trung tâm để học sinh phát huy được năng lực trong học tập. Từ đó, mỗi tiết dạy của giáo viên đều thật sự ý nghĩa và mang lại hiệu quả, cung cấp đầy đủ kiến thức học sinh cần.

Mặt khác, việc tổ chức được các câu lạc bộ, các nhóm nghiên cứu vật lý cho những học sinh đam mê cùng nhau sáng tạo rất cần thiết. Nhóm ban đầu có thể nhỏ nhưng khi hoạt động hiệu quả sẽ được hưởng ứng từ các em có hứng thú với môn Vật lý. Khi đó, học sinh có cơ hội tiếp cận thực tế, tìm hiểu các thiết bị, hiện tượng vật lý rất hay gặp trong tự nhiên.

Khi thực hiện được những giải pháp này, giáo viên sẽ tạo được sự hứng thú học môn Vật lý đối với học sinh THPT. Từ đó, học sinh yêu thích, đam mê với bộ môn này và quan trọng là nắm được kiến thức cơ bản để thi Tốt nghiệp THPT cũng như ứng dụng một cách sáng tạo những gì mình học vào đời sống.

Đó là lời tâm sự của Lê Huy Quang - cậu học trò trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, người vừa giành huy chương đồng (HCĐ) cuộc thi Olympic môn Vật lý quốc tế lần 42.

Bài văn tả môn vật lý yêu thích năm 2024

Đọc sách là một trong những niềm đam mê của Lê Huy Quang.

Đam mê học môn Vật Lý

Lê Huy Quang (sinh năm 1994) là học sinh lớp 11F chuyên Vật lý, trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa). Từ nhỏ, Quang đã bộc lộ tố chất của một cậu học trò thông minh với các môn tự nhiên. 11 năm học phổ thông, Quang đều đạt học sinh xuất sắc toàn diện và được thầy cô, bạn bề yêu mến.

Quang còn là một cậu học trò hiếu động, thích khám phá và lý giải mọi vật xung quanh mình. Hồi còn nhỏ, Quang luôn tự mày mò, tìm hiểu để khám phá mọi vật bằng lối tư duy và lý luận riêng của mình để tìm ra một kết quả.

Quang chia sẻ: “Em đến với môn Vật lý như một niềm đam mê thực sự. Bởi học môn Lý giúp em có những lý luận về việc khám phá thế giới tự nhiên, tạo dựng trong em sự mò tò và sự lôi cuốn. Trong môn Lý cũng tập hợp cả Toán và Hóa, có những vấn đề về vũ trụ, thiên văn nên em chọn và gắn bó với nó”.

Thi đỗ điểm cao vào lớp 10 trường THPT Chuyên Lam Sơn, Lê Huy Quang được các thầy cô giáo chú ý và chọn vào danh sách đội tuyển dự thi Olympic quốc tế môn Vật lý. Trong quá trình ôn luyện, Quang tiếp thu bài rất nhanh và luôn có kết quả cao nhất so với các bạn cùng đội.

Thầy giáo Lê Văn Hoành, giáo viên chủ nhiệm và là người trực tiếp dạy môn Vật lý cho Quang nhận xét: “Quang là một học sinh rất thông minh và có niềm đam mê thực sự với môn Vật Lý. Quang dùng quỹ thời gian giải trí của mình để tham khảo sách giáo khoa và tự giải những bài tập khó nên kết quả kiểm tra của em luôn đứng đầu. Để đạt được thành tích như ngày hôm nay, phải nói đến khả năng tự học hỏi, mày mò của Quang trong quá trình học, còn tôi chỉ là người hướng dẫn em phương pháp học thôi”.

Bài văn tả môn vật lý yêu thích năm 2024

Thầy chủ nhiệm Lê Văn Hoành là người giúp đỡ Quang rất nhiều trong quá trình học tập.

Sau 2 năm ôn luyện vất vả, ngày 10/7 vừa rồi, thầy trò Lê Huy Quang đã sang Thái Lan để tham dự cuộc thi Olympic Vật Lý quốc tế lần 42. Và cậu học trò đam mê môn Vật lý đã giành HCĐ. Nói về kết quả cuộc thi, Quang tỏ vẻ tiếc nuối: “Lúc bước vào phòng thi, em hơi run và bị mất bình tĩnh nên trong quá trình làm bài mắc phải những sai sót không đáng có. Còn nếu xét về kiến thức dự thi, thí sinh Việt Nam không có gì thua kém các nước bạn”.

Thư giãn bằng việc nấu ăn và đọc tiểu thuyết

Quang hiện sống cùng bố mẹ ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, bố Quang là bác Lê Mạnh Hà, đang công tác tại thanh tra tỉnh Thanh Hóa, còn mẹ là cô Phạm Thị Viên, làm kế toán tại trường THPT chuyên Lam Sơn, em gái Quang đang học cấp 2.

Để có những thành tích đáng nể trong học tập, Quang có một thời gian biểu rất khoa học và cụ thể. Buổi sáng và chiều Quang học trên lớp, hôm nào được nghỉ thì đi học thêm, lên thư viện đọc sách, tối đến em lại ngồi vào bàn học cho đến khoảng 12h khuya thì đi ngủ.

Hỏi về phương pháp học của mình, Quang chia sẻ: “Em rất thích câu châm ngôn “Học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công” và em bắt đầu học từ những cái cơ bản, cái đơn giản đến những cái phức tạp, các khó và cái nâng cao. Có như vậy mình mới nắm chắc được vấn đề và có cách lý giải phù hợp. Hơn nữa, khi gặp phải những bài tập khó, em thường đưa ra các phương pháp giải khác nhau, đọc thêm sách giáo khoa, khi nào không giải được thì nhờ thầy cô giáo chứ em nhất định không bỏ qua”.

Bên cạnh việc học, Quang cũng dành một chút thời gian để thư giãn cho đầu óc được tỉnh táo và thoải mái hơn. Những lúc như vậy, Quang lại vào bếp trổ tài cho cả gia đình hay đọc tiểu thuyết, chơi game.

“Được vào bếp nấu những món ăn mình thích để chiêu đãi cả gia đình là khoảng thời gian thư giãn em thích nhất. Món “tủ” của em là món sườn xào chua ngọt. Em cũng rất thích đọc tiểu tuyết và chơi game vào khoảng thời gian rảnh thôi”.

Không chỉ giỏi về học tập, Quang còn là một câu học sinh năng động, hoạt bát và sôi nổi với các phong trào, hoạt động của lớp như văn nghệ, thi nấu ăn, thể thao... Những lúc rảnh, Quang thường giảng giải bài cho các bạn có học lực yếu hơn mình.

Lê Huy Quang và mẹ trong ngày nhận giải thưởng tại Thái Lan.

“Ước mơ sau này của em là trở một thành nhà khoa học, chuyên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ và thiên văn hoặc trở thành một kỹ sư. Còn việc tham dự cuộc thi Olympic Vật Lý quốc tế năm sau thì em chưa dám khẳng định”, Quang chia sẻ.