Bài văn nghị luận xã hội về rừng năm 2024

Có thể nói mẹ thiên nhiên rất ưu ái con người khi ban tặng cho chúng ta rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho cuộc sống, một trong số những nguồn tài nguyên ấy là tài nguyên rừng. Rất may mắn cho Việt Nam ta khi sở hữu một diện tích rừng lớn và mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Nhưng cũng thật đáng buồn thay khi nguồn tài nguyên quý giá ấy không được trân trọng mà đang bị tàn phá nghiêm trọng, không chỉ phá huỷ cảnh quan rừng tự nhiên mà còn gây ra nhiều hậu quả cho cuộc sống con người. Rừng có vai trò tác dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Về kinh tế, rừng mang lại cho con người một nguồn thu nhập tương đối lớn. Rừng cung cấp gỗ cho con người khai thác để xuất khẩu hay sản xuất đồ gia dụng như bàn ghế, giường tủ,… hay thậm chí là làm nhà . Nhờ việc khai thác gỗ rừng ấy mà rất nhiều người đã giàu lên nhanh chóng và đóng góp một phần không nhỏ vào GDP nước nhà. Rừng còn nơi trú ngụ của nhiều loại động vật mà con người có thể chế biến thành các món ngon, đặc sản như thịt hươu nai và nhiều loại thú rừng khác. Chưa dừng lại ở đó, rừng còn là nơi sản xuất ra nhiều loại thuốc quý, chữa trị được nhiều loại bệnh từ thông thường đến nan y cho con người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà dù hiện nay tây y khá phát triển và du nhập vào nước ta nhưng vẫn còn rất nhiều người tìm đến đông y vì tác dụng nhanh chóng và không gây tác dụng phụ cho cơ thể như thuốc tây y của các loài thảo dược tự nhiên Tiếp theo, rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà sinh thái, giúp con người vượt qua thiên tai. Chắc hẳn ai cũng biết rằng cây xanh có khả năng quang hợp hút khí cacbonic độc hại và nhả ra khí oxi giúp chúng ta hít thở, hô hấp, do đó cây xanh đóng một phần rất quan trọng vào cuộc sống của con người, mà trong khi đó rừng là một quần thể cây cối khổng lồ, điều này đã đủ để nói lên rừng có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của chúng ta. Thảm thực vật dày đặc của những cánh rừng còn giúp tránh bức xạ từ mặt trời chiếu thẳng xuống làm khô cằn đất đai và tránh xói mòn đất khi mùa mưa lũ về. Không chỉ dừng lại ở đó, rừng còn là người bạn đồng hành đáng mến góp phần công lao không nhỏ vào hai chiến thắng chống Pháp và Mỹ lừng lẫy của dân tộc ta. Rừng không chỉ là nơi trú ẩn của bộ đội, cung cấp thức ăn cho các anh mà còn là trận địa giúp ta đánh giặc. “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” cũng từ hiện thực ấy mà được viết nên. Rừng quan trọng là vậy nhưng thật đáng buồn làm sao khi hiện nay, xã hội phát triển, dân số bùng nổ nhanh chóng và do đó nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng cũng nhanh chóng tăng cao. Dân số tăng làm nhu cầu về chỗ ở và các dịch vụ xã hội tăng, do đó rừng bị con người chặt phá để lấy đất làm nhà, xây trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Nguồn lợi nhuận mà rừng mang lại là vô cùng lớn, do đó rất nhiều người bất chấp mà khai thác gỗ rừng và các loại động thực vật khác một cách tràn lan và thậm chí là trái phép. Bên cạnh đó, những cư dân sống gần rừng thường là bà con dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng mà còn thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, sau nhiều mùa vụ không canh tác nữa thì bỏ không, tạo thành những khoảng đất trống đồi trọc, không chỉ là phá hoại rừng mà còn gây nguy cơ xói mòn, sạt lở đất mỗi khi có mưa lũ. Tất cả những nguyên nhân ấy làm diện tích đất rừng giảm đáng kể và là một sự phá huỷ không nhỏ đối với môi trường tự nhiên. Phải mất một quãng thời gian rất lâu, có khi bằng với cuộc đời một con người thì những cánh rừng bị tàn phá mới có thể tự khôi phục được. Vậy trong suốt thời gian ấy, con người chúng ta vẫn cần sống, cần sinh hoạt, thiên tai vẫn cứ diễn ra nhưng rừng không còn nữa, chúng ta phải làm như thế nào? Do đó bảo vệ rừng khỏi bị tàn phá rất quan trọng. Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền đến bà con miền núi về vai trò của rừng và tác hại của việc phá rừng làm nương rẫy, phát động các phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc và quản lí, xử phạt ngiêm các hành vi khai thác rừng cũng như các loài động thực vật rừng trái phép. Bên cạnh đó, mọi người cần có ý thức không sử dụng các chế phẩm từ rừng mà nghi ngờ là do khai thác trái phép để các đối tượng không có nơi tiêu thụ, buộc phải dừng hành vi đó lại để góp phần hạn chế việc rừng bị tàn phá như hiện nay. Tài nguyên rừng đem lại nguồn thu lớn nhưng nó cũng chỉ như cái lợi trước mắt, nếu không quan tâm, có kế hoạch bảo vệ và phát triển thì rồi cũng sẽ có ngày tài nguyên ấy cạn kiệt. Do đó bản thân chúng ta cần hành động để bảo vệ tài nguyên rừng khỏi bị tàn phá và cũng là để đảm bảo cho tương lai chúng ta được tươi đẹp như những cánh rừng xanh bao la kia.

nguồn : giải bài tập mobi

Tài nguyên thiên nhiên là món quà quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Vẻ đẹp phong phú của rừng, sự giàu có của biển không chỉ làm phong phú thêm cho hệ sinh thái mà còn mang lại tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế. Hãy cùng tham gia bài thảo luận xã hội về Rừng và Biển để hiểu rõ hơn về giá trị của những nguồn tài nguyên vô giá trong tự nhiên và nhận thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ rừng.

Đề bài: Thảo luận xã hội Rừng và Biển - Vàng của Rừng, Bạc của Biển

Mục Lục bài viết:

  1. Dàn ý chi tiết II. Bài mẫu thảo luận

Bài văn nghị luận xã hội về rừng năm 2024

Bài thảo luận xã hội về Rừng và Biển - Kho tàng vô song

  1. Kết cấu chính của Nghị luận xã hội Rừng và Biển (Chuẩn)

1. Mở đầu

Giới thiệu về vấn đề cần thảo luận một cách sâu sắc

2. Nội dung chính

- Đưa ra giải thích cho câu tục ngữ 'Rừng và Biển - Vàng và Bạc': Đây là biểu trưng cho sự phong phú và đa dạng của rừng và biển nước ta. Rừng được xem như mỏ vàng với diện tích lớn, động - thực vật đa dạng, bao gồm nhiều loài quý hiếm. Biển, với đường bờ dài và vùng biển rộng lớn, là nguồn tài nguyên quý giá về khoáng sản và hải sản. - Chứng minh câu tục ngữ: + Rừng vàng: Diện tích lớn, đa dạng sinh học, nhiều loài quý hiếm, đặc biệt trong danh sách đỏ. + Biển bạc: Đường bờ dài, vùng biển rộng, giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản...

\>> Xem toàn bộ Dàn ý Nghị luận xã hội Rừng và Biển tại đây.

Khi nói về đặc điểm tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, chúng ta thường nhớ đến câu tục ngữ quen thuộc 'Rừng và Biển - Vàng và Bạc'. Tuy nhiên, nó không chỉ là miêu tả về sự phong phú của rừng và biển cũng như nguồn tài nguyên đa dạng của chúng, mà còn là một lời cảnh báo về trách nhiệm của con người trong việc khai thác và bảo vệ những nguồn tài nguyên quý báu của đất nước.

'Rừng và Biển - Vàng và Bạc' thể hiện sự phong phú, đa dạng của rừng và biển nước ta. Tài nguyên rừng được ví như mỏ vàng, diện tích rộng lớn, đa dạng sinh học, và tài nguyên biển được ví như mỏ bạc, với đường bờ biển dài và vùng biển rộng. Sự giàu có của cả hai tài nguyên này đã được chứng minh qua các số liệu thống kê. Tài nguyên rừng mang lại đa dạng sinh học và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Biển Đông với hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, và nhiều sinh vật biển khác, chứng tỏ sức sống phong phú của nó.

Tuy nhiên, bất kỳ nguồn tài nguyên nào cũng có nguy cơ cạn kiệt khi bị khai thác quá mức. Điều này đặt ra yêu cầu cao về việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên một cách bền vững. Hiện nay, khai thác rừng trái phép và đánh bắt hải sản quá mức đang làm giảm diện tích rừng, cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, và gây ô nhiễm nặng. Cần có sự chú trọng đặc biệt vào công tác bảo vệ môi trường và quản lý nguồn tài nguyên để đảm bảo sự cân bằng và bền vững cho tương lai.

Bài nghị luận nhấn mạnh vào ý thức của con người về giá trị của tài nguyên và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý báu của đất nước. Việc này là quan trọng để bảo đảm rằng 'Rừng và Biển - Vàng và Bạc' sẽ không chỉ là một câu tục ngữ mà còn là hiện thực sống động trong tương lai của chúng ta.

Để bảo vệ tài nguyên rừng và biển, chúng ta cần phải ngăn chặn kịp thời những tác động xấu và duy trì cân bằng giữa khai thác và bảo vệ. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu sự khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên quý báu này. Bảo vệ rừng và biển không chỉ là bảo vệ những mỏ vàng bạc quan trọng nhất của đất nước, mà còn là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chính chúng ta.

""""-HẾT""""---

Việt Nam được thiên nhiên ưu ái với những lợi thế vô song từ rừng và biển. Tìm hiểu về vai trò của rừng và biển giúp chúng ta nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hãy đọc thêm về Nghị luận về biển Đông, để chứng minh rằng bảo vệ rừng không chỉ là bảo vệ môi trường mà còn là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Hãy suy nghĩ về hậu quả của việc tàn phá rừng và nhớ câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]