Bài thơ chơ tốt của tác giả đoàn văn cừ

Bài thơ dài 44 câu, mỗi câu 8 chữ, cả thảy là 352 chữ, trong đó có 20 lần nhà thơ dùng các con chữ chỉ màu sắc, chiếm xấp xỉ 0,57%, một tỉ lệ khá cao. Điều đặc biệt, có thể nói là độc đáo là bài thơ sử dụng bảy gam màu: đỏ, trắng, vàng, xanh, tía, nâu, thâm. Tôi gọi đó là “bảy sắc cầu vòng”. Nhưng đây không phải là những sắc màu lộng lẫu quý phái vương giả mà là những sắc màu nguyên sơ, mộc mạc, quê mùa.

Màu đỏ(hồng, thắm, son) có 7 lần được dùng. (Con số đầu các câu thơ trích dẫn là số thứ tự câu thơ trong bài).

1. “Dải mây trắng đỏdần trên đỉnh núi”

2. “Sương hồnglam, ôm ấp nóc nhà gianh”

6. “Những thằng cu áo đỏchạy lon xon”

8. “Cô yếm thắmche môi cười lặng lẽ”

15. “Đồi thoa sonnằm dưới ánh bình minh”

24. “Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ”

35: “Những mẹt cam đỏchót tựa son pha”

Riêng đoạn thơ đầu (15 câu) màu đỏ xuất hiện 5 lần, 3 lần tả cảnh, 2 lần tả trang phục (màu sắc) của con người.

Dùng gam màu đỏ tươi sáng nhà thơ vẽ ra một cảnh bình minh cứ dần hiện ra đẹp đẽ và thanh khiết. Lời thơ không tả mặt trời nhưng người đọc hình dung rõ cảnh mặt trời đang từ từ nhô lên: “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi” (câu 1) tả ánh sáng của mặt trời chiếu vào dải mây trắng làm nó đỏ hồng lên. Đến “Sương hồnglam, ôm ấp nóc nhà gianh” (câu 2) là mặt trời đã chớm vượt “trên đỉnh núi” chiếu ánh sáng xuống xóm làng. Đến câu “Đồi thoa sonnằm dưới ánh bình minh” (câu 15) thì mặt trời đã lên cao, ánh hồng của nó chiếu xuống làm “đồi” hồng rực lên như được “thoa son” vậy. Cảnh vật rất động, thật tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

Cả bài thơ chỉ có hai lần nhà thơ dùng màu đỏ tả trang phục người đi chợ Tết: “Những thằng cu áo đỏchạy lon xon” (câu 6) và “Cô yếm thắmche môi cười lặng lẽ” (câu 8). Trong bài Đám cưới ngày xuâncũng được tuyển in trong Thi nhân ViệtNam nhà thơ sử dụng màu đỏ tới 09 lần trong đó chỉ 01 lần tả cảnh còn 08 lần tả trang phục người. Ngay điều này cũng nói lên màu đỏ rất được người xưa dùng trong trang phục, nhất là trong các dịp lễ hội. Người Việt lấy màu đỏ làm màu sắc biểu trưng cho sự tốt lành, may mắn và hạnh phúc. Người ta gói quà tết bằng giấy hồng đơn, câu đối viết trên giấy đỏ, cô dâu chú rể mặc áo đỏ trong ngày cưới, hai chữ “song hỷ” màu đỏ tươi, đèn lồng màu đỏ, người gặp vận may được gọi là vận đỏ… Một màu hồng (đỏ) rất giàu ý nghĩa trong ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồngđã có ai vào hay chưa?”, và nhất là trong Truyện Kiều, bóng hồngđược dùng với tần số cao, khi dùng với nghĩa đen, chỉ người thiếu nữ mặc quần áo đỏ: “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa”, khi lại dùng với nghĩa bóng chỉ người con gái đẹp “Tuyệt mù nào thấy bóng hồngvào ra”… Như vậy, có thể nói màu đỏ đã trở thành bản sắc dân tộc. Đến lượt Đoàn Văn Cừ, ông đã tô đậm thêm bản sắc ấy cũng bằng một màu đỏ. Nhờ thế mà bài thơ Chợ tếtsinh động hẳn lên, hồn dân tộc đậm đà hơn.

Màu trắng có 4 lần xuất hiện:

1. “Dải mây màu trắngđỏ dần trên đỉnh núi”

3. “Trên con đường viền trắngmép đồi xanh”

12. “Sương trắngrỏ đầu cành như giọt sữa”

26. “Nước thời gian gội tóc trắngphau phau”.

Màu trắnggợi về một sự trong trẻo, tinh khiết, nguyên sơ. “ Dải mây trắng”, “sương trắngrỏ đầu cành” là những hình ảnh không lạ nhưng có sức gợi, đến “con đường viền trắngmép đồi xanh” đã tạo được sự liên tưởng thị giác ở bạn đọc. Đất đồi quê hương nhà thơ (vùng Nam Định) có màu trắng nên tả con đường màu trắng là hiện thực. Đặt trong thế tương phản với màu xanh của cỏ trên đồi, con đường càng trắng hơn. Nhưng phải đến câu “Nước thời gian gội tóc trắngphau phau” mới thật thần tình. “Nước” thuộc phạm trù cụ thể còn “thời gian” thuộc phạm trù trừu tượng, sự kết hợp cái cụ thể với cái trừu tượng này lời thơ đã vật chất hoá, cụ thể hoá cái trừu tượng (thời gian) thành cái cụ thể (nước) để “gội” cho “ tóc trắng phau phau”. Ý thơ bật ra: ca ngợi sự bền bỉ, dẻo dai như thách thức thời gian, trường tồn cùng thời gian của con người. Câu thơ đề cao con người, có xu thế bất tử hoá, “vũ trụ hoá” con người. Không có chữ “trắng” câu thơ không thể diễn tả hết ý thơ này.

Màu xanh có 3 lần được dùng:

3. “Trên con đường viền trắng mép đồi xanh”

5. “Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc”

14. “Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh”

Câu thơ thứ 3 chúng tôi đã phân tích ở trên. Câu thơ thứ 5 không có gì đặc biệt, chữ “cỏ biếc” gợi về một không gian mát lành, êm đềm. Đến câu thứ 14 nhờ phép nhân hoá ( núi uốn mình) và hoán dụ tu từ ( chiếc áo the xanh) làm cho câu thơ có hồn. “Áo the” ngày trước được may từ đồ dệt thưa bằng sợi tơ, thường dùng để may áo dài cho đàn ông mặc. Nhìn “núi uốn mình trong chiếc áo the xanh” là cái nhìn từ xa, đây không thể là màu xanh đậm, áo the thường mỏng, “áo the xanh” thì chỉ là màu xanh nhạt. Trời đã sáng rõ nhưng vẫn còn sương nên nhìn từ xa thấy nùi màu xanh nhạt, giống như “áo the xanh” là một so sánh tinh tế. Đây cũng là một hoán dụ nghệ thuật, giữa “núi” và người đàn ông, theo quan niệm ngày trước, có những nét nghĩa tương đồng gần gũi: tính dương, mạnh mẽ, vững chãi.

Màu vàng cũng 3 lần được nhắc tới.

11. “Con bò vàngngộ nghĩnh đuổi theo sau”

28. “Ngồi xếp lại đống vàngtrên mặt chiếu”

43. “Ánh dương vàngtrên cỏ kéo lê thê”.

Ở bức tranh quê này trong những sắc màu được nhà thơ dùng nhiều dùng đậm hơn cả là đỏ, trắng, xanh, vàng, thì màu vàng có ít giá trị biểu cảm nhất. Nó để phối xen với các màu sắc khác tạo nên sự đa dạng sinh động của cảnh vật và biểu hiện sự kết thúc khoảng thời gian một ngày. Câu thơ thứ 43 thật buồn, “ánh dương vàng” đã gợi buồn, “kéo lê thê” lại càng buồn hơn. Hoài Thanh đã bình thật hay câu thơ kết này: “Khép lại một thế giới và mở ra một thế giới: khép lại một thế giới thực, mở ra một thế giới mộng. Cảnh trước mắt vừa tan thì tình trong lòng cũng vừa nhóm. Mắt ta không thấy gì nữa nhưng lòng ta bỗng bâng khuâng”.

Ba loại màu còn lại, mỗi màu được dùng một lần.

(13) “Tia nắng tíanháy hoài trong ruộng lúa” - màu tía.

(27) “Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu” - màu nâu.

(47) “Con gà sống mào thâmnhư cục tiết” - màu thâm.

Dễ thấy câu thứ (13) hay nhất. Tía là màu tím đỏ. Một cách dùng màu chính xác diễn tả tia nắng bình minh buổi sớm, chữ “nháy” làm sống động câu thơ. Tia nắng chiếu vào ruộng lúa đang xanh non, (nếu lúa chiêm cấy sớm, ở thời điểm có chợ tết thì lúa đã ở thì con gái), gió rất nhẹ đủ cho những lá lúa xao động làm ánh nắng tía cứ nhấp nháy.

Bài thơ tả trọn một ngày chợ tế, bắt đầu từ cảnh bình minh rực rỡ kết thúc là hoàng hôn buồn. Tính từ chỉ màu sắc được dùng nhiều nhất trong 15 câu đầu. Đến đầu đoạn thơ thứ 2 (từ câu thứ 16 đến câu thứ 23), không hề có màu sắc nào bởi nhà thơ tả cảnh sôi động của chợ tết, do vậy mà hầu như câu thơ nào cũng sử dụng động từ chỉ hoạt động. Bài thơ đưa ta trở về với một phong tục chợ tết ngày xuân. Hầu như có tất cả mọi tầng lớp người sống ở thôn quê ngày trước đều có mặt trong Chợ tết, hầu như có mọi đồ hàng tết thời trước được đưa ra Chợ tết. Nhưng ấn tượng nhất, theo tôi vẫn là “bảy sắc cầu vồng” được nhà thơ hoà sắc để vẽ lên bức tranh Chợ tếtngày xưa.