Bài tập vận dụng phản ứng oxi hóa khử năm 2024

Bài tập vận dụng phản ứng oxi hóa khử năm 2024

Tìm kiếm tài liệu cần thiết cho công việc giảng dạy: giáo án, hình ảnh, clip, các văn bản hành chính khác. Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy Hóa học, chia sẻ nguồn tài nguyên với các học sinh và đồng nghiệp khác.

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ của Cu(NO3)2 trong hỗn hợp Y là:

  • A 0,25
  • B 0,5
  • C 0,8
  • D 0,4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp : bảo toàn e và tính theo PTHH. Tổng số mol của X bằng tổng số mol muói trong B + số mol Zn trong rắn A ( vì muối là Al(NO3)3 và Zn(NO3)2)

Lời giải chi tiết:

Lời giải

Vì dung dịch khi cho X tác dụng với Y chỉ chưa 2 muối nên 2 muối đó là Al(NO3)3 và Zn(NO3)2

và 3 kim loại thu được là Ag, Cu, Zn

Ta có Al → Al+3+ 3e Zn → Zn+2+ 2e

Cu+2+ 2e → Cu Ag+1+ 1e → Ag

A tác dụng với HCl thì Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2

Suy ra số mol H2 = số mol Zn dư và bằng 0,15 mol

Suy ra tổng só mol Al và Zn trong dd B là 0,4-0,15 =0,25 mol trong đó có 0,2mol Al và 0,05 mol Zn

Trong A thì khối lượng Cu và Ag là 47,35 – 0,15.65=37,6 g

Đặt số mol Cu và Ag trong dd Y ban đầu là x và y thì 64 x + 108y = 37,6

Theo bảo toàn e thì 2x + y =0,2.3 + 0,05.2=0,7 suy ra x =0,25 và y=0,2

Nên nồng độ của Cu(NO3)2 trong hỗn hợp Y là 0,25 :0,5 =0,5 M

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Bài tập vận dụng phản ứng oxi hóa khử năm 2024

CHỦ ĐỀ 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

Bài 13. PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  1. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì đơn chất hóa học nào đều bằng 0.
  1. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong ion đa nguyên tử bằng 0.
  1. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa là +1.
  1. Trong tất các các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa là -2.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  1. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của ngyên tử đó với giả thiết

đó là hợp chất ion.

  1. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
  1. Số oxi hóa của hydrogen trong các hydrogen kim loại bằng +1.
  1. Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.

Câu 3. Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là

  1. -2 B. +2 C. +6 D. -6

Câu 4. Số oxi hóa của carbon và oxygen trong C2O42- lần lượt là:

  1. +3, -2. B. +4, -2 C. +1. -3 D. +3, -6.

Câu 5. Số oxi hóa của Cl trong các chất NaOCl, NaClO2, NaClO3, NaClO4 lần lượt là:

  1. -1, +3, +5, +7 B. +1, -3, +5, -2 C. +1, +3, +5, +7 D. +1. +3, -5, +7.

Câu 6. a) Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong các chất hóa học hoặc các ion sau: NO3-; H2PO4-;

CaHAsO4; Mg2TiO4.

  1. Ghép phân tử/ ion ở cột A với nhóm số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử/ ion ở cột B cho phù hợp.

Cột A

Phân tử/ ion

Cột B

Số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử/ ion

( lần lượt theo các thứ tự như trong phân tử/ ion)

  1. SbCl5
  1. BrO3-
  1. Na2O2
  1. Na2S
  1. NH4+

1. ( -3; +1)

2. ( +5; -1)

3. ( +1; -2)

4. ( +1; -1)

5. ( +5; -2)

6. ( -1; +2)

Câu 7. Dựa vào các công thức cấu tạo, hãy xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau.

Câu 8. Magnetite là một loại oxide có công thức là Fe3O4 ( còn gọi là oxit sắt từ). Chất này được coi là hỗn

hợp của hai oxide. Tìm hiểu và xác định số oxi hóa của từng nguyên tử Fe trong magnetite.

Câu 9. Những phát biểu nào sau đây là đúng ?