Bài tập tự luận phiên mã dịch mã có đáp an

60 câu trắc nghiệm chuyên đề phiên mã dịch mã (có đáp án)

Bài tập trắc nghiệm phiên mã và dịch mã là tài liệu tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh quá trình phiên mã và dịch mã có đáp án đi kèm, giúp các bạn củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm để học tốt môn Sinh học 12. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

Câu 1: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.

C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 2: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.

Câu 3: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc D. tARN.

Câu 4: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon. B. axit amin. B. codon. C. triplet.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A.mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 6: Quá trình phiên mã xảy ra ở

A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn. B. sinh vật có ADN mạch kép.

C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút. D. vi rút, vi khuẩn.

Câu 7: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.

C. tổng hợp các pr cùng loại. D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 8: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. codon. B. axit amin. C. anticodon. D. triplet.

Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’. B. Từ cả hai mạch đơn.

C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch mang mã gốc.

Câu 10: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:

A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.

Câu 11: Ở cấp độ p.tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã . B. tổng hợp ADN, dịch mã.

C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tổng hợp ADN, ARN.

Câu 12: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong TB nhân thực đều:

A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met.

C. bắt đầu bằng foocmin-Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 13: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của

A. rARN. B. mARN. C. tARN . D. ARN.

Câu 14: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá. B. mARN. C. tARN. D. mạch mã gốc.

Câu 15: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN

Câu 16: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng khởi động . B. Vùng mã hoá.

C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cập nhật: 09/03/2018

1.a) Dạng 1:

BIẾT CẤU TRÚC GEN, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC ARN HAY NGƯỢC LẠI

a1) Phương pháp giải

– Chỉ một trong hai mạch của gen được dùng làm mạch khuôn.

– Mạch khuôn có chiều 3’ – 5’.

– Nguyên tắc bổ sung của cơ chế sao mã là:

Mạch khuôn ARN
Ahợp vớiUm
Thợp vớiAm
Ghợp vớiXm
Xhợp vớiGm

– Do vậy, biết cấu trúc của gen, ta xác định được cấu trúc của ARN tương ứng và ngược lại.

a2) Bài tập vận dụng

1) Trình tự các cặp nuclêôtit trong một gen cấu trúc được bắt đầu như sau:

3’ TAX GTA XGT ATG XAT … 5’

5’ ATG XAT GXA TAX GTA … 3’

Hãy viết trình tự bắt đầu của các ribônuclêôtit trong phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên.

2) Cho biết trình tự bắt đầu các ribônuclêôtit trong một phân tử ARN là:

5’ AUG XUA AGX GXA XG … 3’

Hãy đánh dấu chiều và viết trình tự bắt đầu của các cặp nuclêôtit trong gen đã tổng hợp phân tử ARN nổi trên.

 Hướng dẫn giải

1) Trình tự các ribônuclêôtit trong ARN:

+ Trong hai mạch của gen, mạch có chiều 3’ – 5’ là mạch khuôn.

+ Các ribônuclêôtit tự do kết hợp với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung sau:

Mạch khuôn ribônuclêôtit
Abổ sungU
Tbổ sungA
Gbổ sungX
Xbổ sungG

+ Do vậy, trình tự bắt đầu các ribônuclêôtit của ARN được tổng hợp từ gen ưên như sau:

Mạch khuôn: 3’ TAX GTA XGT ATG XAT … 5’

mARN:           5’ AUG XAU GXA UAX GUA … 3’

2) Đánh dấu chiều và trình tự các cặp nuclêôtit:

+ Ngược lại, khi biết trình tự các ribônuclêôtit ta suy ra trình tự các cặp nuclêôtit trong gen và chiều của các mạch như sau:

mARN:              5’AUG XUA AGX GXA XG … 3’

Mạch khuôn:    3’ TAX GAT TXG XGT GX … 5’

Mạch bổ sung: 5’ ATG XTA AGX GXA XG … 3’

2. b) Dạng 2:

TƯƠNG QUAN VỀ SỐ NUCLÊÔTIT, CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG CỦA GEN VÀ ARN – SỐ LIÊN KẾT HIĐRÔ BỊ PHÁ HỦY, SỐ LIÊN KẾT HÓA TRỊ ĐƯỢC HÌNH THÀNH

b1) Phương pháp giải 

* Đốì với gen không phân mảnh:

+ Gen có hai mạch, ARN có một mạch. Do vậy:

  • Số nuclêôtit của gen gấp đôi số ribônuclêôtit của ARN tương ứng: N = 2Nm
  • Khối lượng của gen gấp đôi khối lượng ARN: Mgen = 2MARN

+ Chiều dài gen bằng chiều dài ARN do nó tổng hợp: Lgen = LARN

+ Trong quá trình phiên mã có sự phá hủy các liên kết hiđrô của gen và thành lập mới các liên kết hóa trị trong các mARN.

+ Gọi k: số lần phiên mã của 1 gen.

H = 2A + 3G là số liên kết hiđrô của gen.

Y = N – 2 là số liên kết hóa trị trong 2 mạch đơn. Ta có:

  • Số liên kết hiđrô bị hủy qua k lần sao mã là: H.k
  • Số liên kết hóa trị được hình thành qua k lần phiên mã là: Y/2.k

* Đối với gen phân mảnh: tùy đề cho về tỉ lệ giữa các đoạn êxôn và intron.

b2) Bài tập vận dụng

1) Gen phải dài bao nhiêu micrômet mới chứa đủ thông tin di truyền để tổng hợp một phân tử mARN có 270 ribônuclêôtit loại Ađênin, chiếm 20% tổng số ribônuclêôtit của toàn mạch?

2) Gen trên có khối lượng bao nhiêu đvC?

3) Biết gen có X chiếm 15% tổng số nuclêôtit, quá trình sao mã cần môi trường cung cấp số ribônuclêôtit tự do gấp 3 lần số nuclêôtit của gen. Xác định:

  1. a) Tổng số liên kết hiđrô bị hủy qua quá trình.
  2. b) Tổng số liên kết hóa trị được hình thành. 

Hướng dẫn giải

1) Chiều dài gen:

+ Số ribônuclêôtit của phân tử mARN:

(270 : 20) . 100 = 1350 ribônuclêôtit.

+ Chiều dài mARN cũng là chiều dài gen tổng hợp nó:

2) Khối lượng gen: 1350 . 2 . 300 = 81.104đvC.

3) Số liên kết hiđrô bị hủy và liên kết hóa trị được hình thành:

+ Số nuclêôtit của gen: 1350 . 2 = 2700 nuclêôtit.

+ Số nuclêôtit mỗi loại của gen:

A = T = 2700 . 15% = 405 nuclêôtit

G = X = (2700 : 2) – 405 = 945 nuclêôtit

+ Số liên kết hiđrô của gen: 405 . 2 + 945 . 3 = 3645 liên kết.

+ Số liên kết hóa trị trong 1 phân tử mARN: 1350 – 2 = 1348 liên kết.

+ Số lần sao mã của gen: 3 . 2 = 6.

+ Số liên kết hiđrô bị hủy qua 6 lần sao mã: 3645 . 6 = 21870 liên kết.

+ Số liên kết hóa trị được hình thành: 1348 . 6 = 8088 liên kết.

Mọi thông tin chi tiết về ôn thi khối B cũng như du học Y Nga, vui lòng liên hệ:

TỔ CHỨC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC FLAT WORLD

Địa chỉ : Biệt thự số 31/32 đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại liên hệ : 024 665 77771 – 0966 190708 (thầy Giao) 

Website: http://fmgroup.com/

Email: