Bài tập trang 144 145 sgk lí 10 năm 2024

Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Tây Hà, số 19 Đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lớp học

  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12

Tài khoản

  • Gói cơ bản
  • Tài khoản Ôn Luyện
  • Tài khoản Tranh hạng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ

(+84) 096.960.2660

  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Follow us

Bài tập trang 144 145 sgk lí 10 năm 2024

Hướng dẫn giải Bài 27. Cơ năng sgk Vật Lí 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 144 145 sgk Vật Lí 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập, đi kèm công thức, định lí, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lý 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.


LÍ THUYẾT

I – Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

1. Định nghĩa

Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng.

Ta có: W = Wđ + Wt = \(\frac{1}{2}\)mv2 + mgz.

2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

Khi một vật chuyển động trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng được bảo toàn.

W = Wđ + Wt = const hay \(\frac{1}{2}\)mv2 + mgz = const.

3. Hệ quả

Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:

– Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại.

– Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.

II – Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn

W = \(\frac{1}{2}\)mv2 + \(\frac{1}{2}\)k(∆l)2 = const.


CÂU HỎI (C)

1. Trả lời câu hỏi C1 trang 143 Vật Lý 10

Con lắc đơn tạo bởi một vật nặng nhỏ gắn vào đầu một sợi dây mảnh không co dãn, đầu kia của dây gắn cố định tại C (Hình 27.2). Đưa vật lên vị trí A rồi thả nhẹ nhàng, vật sẽ đi xuống đến O (vị trí thấp nhất ) rồi đi lên đến B, sau đó quay lại và dao động cứ thế tiếp diễn. Nếu không có tác dụng của các lực cản, lực ma sát:

  1. Chứng minh rằng A và B đối xứng với nhau qua CO.
  1. Vị trí nào động năng cực đại? Cực tiểu?
  1. Trong quá trình nào động năng chuyển hóa thành thế năng và ngược lại?

Bài tập trang 144 145 sgk lí 10 năm 2024

Trả lời:

  1. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:

WA = WB

⇔ mgzA + 0 = mgzB + 0

⇒ zA = zB

⇒ A và B đối xứng nhau qua CO.

(tại A và B vật dừng lại nên động năng bằng 0).

  1. Chọn gốc thế năng tại O (là vị trí thấp nhất)

Tại A và B có độ cao lớn nhất, vật dừng lại nên:

Wđ (A)= Wđ(B) = 0

Wt (A)= Wt(B) = mgzmax = Wtmax

Tại O: Vật có vận tốc lớn nhất khi chuyển động qua O nên:

\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_t}\left( O \right) = 0\\{{\rm{W}}_d}\left( O \right) = \dfrac{1}{2}mV_{0\max }^2 = {{\rm{W}}_{d\left( {\max } \right)}}\end{array}\)

  1. Quá trình quả cầu nhỏ của con lắc chuyển động từ biên A về O thế năng giảm dần, chuyển hóa thành động năng.

2. Trả lời câu hỏi C2 trang 144 Vật Lý 10

Một vật nhỏ trượt không vận tốc đầu từ một đỉnh dốc cao h = 5 (Hình 27.3); khi xuống tới chân dốc B, vận tốc của vật là v = 6 m/s. Cơ năng của vật có bảo toàn không ? Giải thích?

Trả lời:

Chọn mốc thế năng tại chân dốc B.

Cơ năng của vật tại đỉnh dốc A là:

WA = mgzA + 0 = 50 m (tại A: v = 0 Wđ = 0)

Cơ năng tại chân dốc B là:

\({{\rm{W}}_B} = 0 + \dfrac{1}{2}{v^2} = \dfrac{1}{2}m{.6^2} = 18\,m\)

(Tại B : thế năng bằng 0)

Như vậy cơ năng không được bảo toàn (WA ≠ WB).

Nguyên nhân: Do có ma sát trên mặt phẳng nghiêng với vật khi trượt.

Công của lực ma sát được tính là:

Δms = WB – WA = 18 m – 50 m = -32m (J)

(dấu “–” chứng tỏ công lực ma sát là công cản)


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 144 145 sgk Vật Lí 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải (câu trả lời) các câu hỏi và bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 144 Vật Lý 10

Viết công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.

Trả lời:

Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng của vật trong trọng trường.

Công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường:

W = Wđ + Wt = \(\frac{1}{2}\)mv2 + mgz.


2. Giải bài 2 trang 144 Vật Lý 10

Viết công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Trả lời:

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn.

Công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:

W = \(\frac{1}{2}\)mv2 + \(\frac{1}{2}\)k(∆l)2 = const.


3. Giải bài 3 trang 144 Vật Lý 10

Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.

Trả lời:

Định luật bảo toàn cơ năng: Nếu không có tác dụng của lực khác (như lực cản, lực ma sát,…)thì trong quá trình chuyển động, cơ năng của một vật là một đại lượng bảo toàn.

W = hằng số


4. Giải bài 4 trang 144 Vật Lý 10

Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Trả lời:

Ví dụ về cung tên khi người chuẩn bị bắn (dương cung) và khi bắn cung:

– Khi chuẩn dương cung ⇒ thế năng đàn hồi cực đại.

– Khi bắn cung ⇒ thế năng đàn hồi giảm ⇒ động năng tăng dần.


?

1. Giải bài 5 trang 144 Vật Lý 10

Cơ năng là một đại lượng

  1. Luôn luôn dương.
  1. Luôn luôn dương hoặc bằng không.
  1. Có thể dương,âm hoặc bằng không.
  1. Luôn luôn khác không.

Bài giải:

Cơ năng là một đại lượng có thể dương, âm hoặc bằng 0

Vì: W = Wt + Wđ, trong đó Wt = mgz, z là tọa độ cao của vật phụ thuộc vào việc chọn mốc thế năng, nên z có thể dương, âm, hoặc bằng 0 → Wt là giá trị đại số → W cũng là giá trị đại số.

⇒ Đáp án: C.


2. Giải bài 6 trang 144 Vật Lý 10

Khi có tác dụng của cả trọng lực và lực đàn hồi thì cơ năng của vật được tính như thế nào ?

Bài giải:

Khi có tác dụng của cả trọng lực và lực đàn hồi, cơ năng của vật được tính theo công thức:

\({\rm{W}} = {1 \over 2}m{v^2} + mgz + {1 \over 2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)


3. Giải bài 7 trang 145 Vật Lý 10

Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN

  1. Động năng tăng.
  1. Thế năng giảm.
  1. Cơ năng cực đại tại N.
  1. Cơ năng không đổi.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

Vì bỏ qua sức cản của không khí nên:

Trong quá trình MN: Thế năng tăng, động năng giảm và cơ năng không đổi.

⇒ Đáp án: D.


4. Giải bài 8 trang 145 Vật Lý 10

Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?

  1. 4 J. B. 1 J.
  1. 5 J. D. 8 J.

Bài giải:

Ta có: z = 0,8m; v = 2m/s; m = 0,5kg; g = 10 m/s2.

Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

Cơ năng của vật:

\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} \)\(= {1 \over 2}m{v^2} + mgz = {1 \over 2}{.0,5.2^2} + 0,5.10.0,8 = 5J\)

⇒ Đáp án: C.


Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 141 sgk Vật Lí 10

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 154 155 sgk Vật Lí 10

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 10
  • Để học tốt môn Vật Lí 10
  • Để học tốt môn Hóa Học 10
  • Để học tốt môn Sinh Học 10
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 10
  • Để học tốt môn Lịch Sử 10
  • Để học tốt môn Địa Lí 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10 (Sách Học Sinh)
  • Để học tốt môn Tin Học 10
  • Để học tốt môn GDCD 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 trang 144 145 sgk Vật Lí 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lý 10 tốt nhất!