Bài tập so sánh chuỗi gốc và các chuỗi san

Bạn đang ở đây

admin gửi vào Thứ bảy, 30 Tháng 8, 2014 - 18:04

  • 25861 lượt xem

Giới thiệu

Chúng ta có nhiều cách để so sánh chuỗi trong môi trường lập trình Arduino. Trong đó, ta có thể dùng các toán tử như \>=, <=, <, \>, \= hoặc sử dụng các hàm của thư viện String như equals(), equalsIgoreCase().

Việc so sánh chuỗi là việc so sánh mã của ký tự khác nhau đầu tiên của cả 2 chuỗi. Ví dụ, '1' < '2', 'a' < 'b', '999' > '1000' (vì ký tự đầu tiên khác nhau của 2 chuỗi đó nằm ở vị trí thứ 0 và ký tự '9' trong mã ASCII có giá trị lớn hơn ký tự '1').

Lưu ý: Chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn rằng việc so sánh chuỗi số cũng chính là so sánh số. Điều này không chính xác (ví dụ trên), và vì vậy ta cần phải cẩn thận khi so sánh các chuỗi số. Và điều đơn giản nhất đó là việc ta chuyển số các chuỗi số ấy thành số ở các kiểu như int, float, long,...

Bây giờ hãy gắn Arduino vào máy tính và upload đoạn code sau và rút kinh nghiệm của riêng mình!

Lập trình

String stringOne, stringTwo; void setup() { // Mở cổng Serial với mức baudrate 9600 Serial.begin(9600); while (!Serial) {

; // đợi khi nào cổng Serial được bật (chỉ cần thiết đối với mạch Leonardo)
} stringOne = String("this"); stringTwo = String("that"); } void loop() { // so sánh 2 chuỗi có bằng nhau hay không (cách 1) if (stringOne == "this") {
Serial.println("StringOne == \"this\"");
} // nếu 2 chuỗi khác nhau if (stringOne != stringTwo) {
Serial.println(stringOne + " =! " + stringTwo);
} // trường hợp 2 từ cùng 1 nghĩa nhưng cách viết khác nhau (hoa, thường) stringOne = "This"; stringTwo = "this"; //Vì viết khác định dạng nên khi so sánh, 2 chuỗi này sẽ không bằng nhau if (stringOne != stringTwo) {
Serial.println(stringOne + " =! " + stringTwo);
} // Bạn có thể dùng hàm equals để kiểm tra 2 chuỗi có giống (bằng) nhau hay không if (stringOne.equals(stringTwo)) {
Serial.println(stringOne + " equals " + stringTwo); //equals nghĩa là bằng
} else {
Serial.println(stringOne + " does not equal " + stringTwo); // does not equal nghĩa là không bằng
} // hoặc trong trường hợp bạn muốn kiểm tra 2 chuỗi có bằng nhau hay không mà không phân biệt hoa thường if (stringOne.equalsIgnoreCase(stringTwo)) {
Serial.println(stringOne + " equals (ignoring case) " + stringTwo); //bằng (không phân biệt hoa thường)
} else {
Serial.println(stringOne + " does not equal (ignoring case) " + stringTwo); // không bằng (không phân biệt hoa thường)
} // một chuỗi số nguyên có thể so sánh với 1 số nguyên bằng cách... stringOne = "1"; int numberOne = 1; if (stringOne.toInt() == numberOne) {
Serial.println(stringOne + " = " + numberOne);
} // so sánh 2 chuỗi số nguyên stringOne = "2"; stringTwo = "1"; if (stringOne >= stringTwo) {
Serial.println(stringOne + " >= " + stringTwo);
} // các toán tử so sánh cũng có thể dùng để so sánh 2 chuỗi stringOne = String("Brown"); if (stringOne < "Charles") {
Serial.println(stringOne + " < Charles");
} if (stringOne > "Adams") {
Serial.println(stringOne + " > Adams");
} if (stringOne <= "Browne") {
Serial.println(stringOne + " <= Browne");
} if (stringOne >= "Brow") {
Serial.println(stringOne + " >= Brow");
} // hàm compareTo() dùng để so sánh 2 chuỗi // nó sẽ trả về 1 số nguyên là vị trí đầu tiên (tính từ bên trái) // khác nhau giữa 2 chuỗi. // số nguyên nó là số âm nếu chuỗi A bé hơn chuỗi B // là số dương nếu chuỗi A lớn hơn chuỗi B // và bằng 0 khi 2 chuỗi bằng nhau. stringOne = "Cucumber"; stringTwo = "Cucuracha"; if (stringOne.compareTo(stringTwo) < 0 ) {
Serial.println(stringOne + " be hon " + stringTwo);
} else {
Serial.println(stringOne + " lon hon " + stringTwo);    
} while (true) {} //dừng chương trình không chạy tiếp nữa }

Bài tập so sánh chuỗi gốc và các chuỗi san

Hãy trở thành thành viên của Cộng đồng Arudino Việt Nam để mở khóa chức năng này.

Công trình này công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc, độ bền và bản chất liên kết hóa học của các cluster silic pha tạp Si2M với M là một số kim loại hóa trị I bằng phương pháp phiếm hàm mật độ tại mức lý thuyết B3P86/6-311+G(d). Theo kết quả thu được, đồng phân bền của các cluster pha tạp Si2M có cấu trúc tam giác cân, đối xứng C2v và tồn tại hai trạng thái giả suy biến có cùng độ bội spin (A1 và B1). Kết quả thu được cho thấy liên kết Si-M được hình thành chủ yếu từ sự chuyển electron từ AO-s của các nguyên tử Li, Na, K, Cu, Cr sang khung Si2 và sự xen phủ của các AO-d của nguyên tử Cu, Cr với AO của khung Si2. Kết quả nghiên cứu các cluster Si2M (M là Li, Na, K, Cu, Cr) cho ra kết luận rằng cluster Si2Cr là bền nhất.

Bài tập toán cao cấp.Tập 3,Phép giải tích nhiều biến số. DSpace/Manakin Repository. ...

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Wikipedia nổi tiếng là một bách khoa toàn thư mở lớn nhất hiện nay với mục đích phổ cập kiến thức cho tất cả mọi người trên thế giới. Với việc áp dụng robot trong khâu tạo bài tự động, dự án tiếng Việt là một trong 13 dự án ngôn ngữ có hơn một triệu bài viết. Tuy nhiên, điều đó tạo cho Wikipedia tiếng Việt nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng bài, sắp xếp thể loại, chống phá hoại nội dung và nhiều công tác khác. Trong bài báo này, chúng tôi phân loại thể loại ở Wikipedia tiếng Việt, chi tiết hơn là cấu trúc và các quy ước đặt tên thể loại. Phương pháp chính là áp dụng các tiêu chuẩn và cấu trúc thể loại sẵn có ở tiếng Anh, một dự án Wikipedia lớn nhất về mặt thông tin đóng góp, từ đó áp dụng cho phiên bản tiếng Việt. Tuy nhiên, điều đó không thực hiện dễ dàng, do đó chúng tôi phải kết hợp nhiều phương pháp xã hội cũng như chuyên môn để đạt được sự kỳ vọng. Việc phân tích tên thể loại và dữ liệu từ Wikidata được chúng tôi áp dụng là một tiền đề xây dựng một công cụ chuyển ...

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.