Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024

Nếu các bạn học môn công nghệ phần mềm trước thì có lẽ các bạn đã được giới thiệu và làm quen trước về một số các biểu đồ như biểu đồ use-case, biểu đồ luồng, biểu đồ hoạt động, biểu đồ lớp,... Với môn phân tích và thiết kế hệ thống thì chính xác là các bạn được học lại nhưng mà đi một cách kĩ càng hơn khi phân tích và vẽ các biểu đồ trên.

Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024

Ở OOP thì các bạn được làm quen với 2 biểu đồ là biểu đồ use-case và biểu đồ lớp, sang tới công nghệ phần mềm các bạn được giới thiệu và làm quen với nhiều các loại biểu đồ hơn và tới phân tích thiết kế hệ thống các bạn sẽ được làm quen với gần như tất cả các loại biểu đồ đó là:

  • Biểu đồ lớp
  • Biểu đồ đối tượng
  • Biểu đồ triển khai
  • Biểu đồ gói
  • Biểu đồ thành phần
  • Biểu đồ cấu trúc đa hợp
  • Biểu đồ ca sử dụng (use-case)
  • Biểu đồ hoạt động
  • Biểu đồ trình tự
  • Biểu đồ giao tiếp
  • Biểu đồ máy trạng thái
  • Biểu đồ thời gian
  • Biểu đồ tổng quan tương tác

Mỗi biểu đồ sẽ đặc trưng cho một giai đoạn, góc nhìn trong quy trình phát triển phần mềm của bạn. Theo mình được biết thì việc vẽ những biểu đồ này sẽ nằm trong phần công việc của một BA (Business Analyst), dĩ nhiên là một lập trình viên ít nhất cũng phải nhìn được hiểu các biểu đồ này.

Môn học này là môn đi học chỉ học biểu đồ và làm bài tập lớn hay đi thi thì cũng chỉ thi vẽ biểu đồ thôi. Nhìn chung thì bước phân tích và thiết kế là một bước rất quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm, tuy nhiên đôi khi đi làm ở công ty hay là các bài tập lớn ở trường thì chúng ta thường bỏ qua bước này mà bước ngay vào bước viết mã nguồn cho phần mềm sau đó dùng các công cụ để gen lại các biểu đồ dí vào báo cáo cho có, nhưng đấy là các môn khác thôi với môn này các bạn làm bài tập lớn sẽ không cần code và chỉ phải phân tích và thiết kế.

Môn này có một số thầy dạy, tuy nhiên mình thấy thầy dạy hay nhất là thầy Nguyễn Nhật Quang, thầy dạy rất tỉ mỉ, giải thích rõ từng phần một, điểm thì thầy cho cũng khá thoải mái, các bạn có thể xem qua website cá nhân của thầy Quang TẠI ĐÂY.

Kết xuất của mô hình là sơ đồ hình cây phân rã chức năng, trong đó các tầng từ gốc trở đi thể hiện mức độ từ tổng quát đến chi tiết của các yêu cầu chức năng mà hệ thống mới sẽ phải đáp ứng. ØBiểu đồ phân cấp chức năng có thể được xây dựng theo hướng

  • Dựa vào cấu trúc các chức năng nghiệp vụ có trong hệ thống (business process oriented structure)
  • Dựa vào cấu trúc bộ máy quản lý, điều hành tác nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp (organizational functional structure).
    Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
    BFD quản lý trông giữ xe
    Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
    BFD quản lý trường đại học

3. Data Flow Diagram (Mô hình luồng dữ liệu)

Mô hình luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD) là một mô hình cho thấy dữ liệu được di chuyển trong một hệ thống như thế nào, chỉ ra dữ liệu, thông tin được chuyển từ một tiến trình hoặc từ chức năng này sang một tiến trình hoặc chức năng khác. Mô hình sử dụng hệ thống gồm 4 ký hiệu cùng với các quy tắc vẽ để diễn tả các dòng dữ liệu di chuyển trong hệ thống.

Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Ký hiệu DFD
Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Quy ước đặt tên
Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Trường hợp vẽ DFD
Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Trường hợp vẽ DFD
Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Trường hợp vẽ DFD
Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Lưu ý khi vẽ DFD
Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Quy tắc cân bằng
Bài tập phân tích thiết kế hệ thống thông tin năm 2024
Quy tắc phân rã

Các bước xây dựng DFD

Thông thường:

Bước 1: Vẽ lược đồ ngữ cảnh

Bước 2: Vẽ lược đồ DFD mức 0

Bước 3: Vẽ lược đồ mức chi tiết hơn(mức 1, mức 2)

Như trên là đi từ mức tổng quát đến mức chi tiết

Tips: Mọi người có thể đi ngược lại từ mức chi tiết đến tổng quát bằng cách

Bước 1: Vẽ DFD mức 0

Bước 2: Vẽ lược đồ ngữ cảnh

Bước 3: Vẽ sơ đồ BFD

Bước 4 Vẽ DFD mức 1,2

Bước 5: Hoàn thiện sơ đồ BFD

Ví dụ:

HT đặt món ăn của nhà hàng Hosier Burger được mô tả như sau:

1. Chức năng “tiếp nhận và xử lý yêu cầu gọi món”: nhận yêu cầu từ khách hàng, chuyển yêu cầu gọi món đến nhà bếp, phát sinh biên lai thu tiền cho khách, tạo ra dữ liệu ‘hàng đã bán’ và ‘hàng xuất kho’ cho 2 chức năng ‘cập nhật hồ sơ hàng bán’ và ‘cập nhật hồ sơ hàng tồn kho’.

2. Cập nhật hồ sơ hàng đã bán: cập nhật hồ sơ hàng đã bán theo đúng khuông mẫu dữ liệu của hồ sơ này.

3. Cập nhật hồ sơ hàng tồn kho: Cập nhật hồ sơ hàng tồn kho theo đúng khuông mẫu của hồ sơ này.

4. Phát sinh báo cáo quản lý: lấy dữ liệu hàng đã bán mỗi ngày từ hồ sơ hàng đã bán và dữ liệu hàng xuất kho mỗi ngày từ hồ sơ hàng tồn kho để in báo cáo cho người quản lý nhà hàng.