Bài tập hóa 9 nâng cao bazơ hay năm 2024

Thí nghiệm 1: Cho phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được 1 bazơ không tan, làm khô bazơ này chỉ được 1 oxit có khối lượng 2,32g

Thí nghiệm 2: Cho phần 2 tác dụng với dung dịch NaCl dư có 2,87g kết tủa không tan trong dung dịch axit

  1. Xác định muối X
  1. Từ X trình bày 2 phương pháp điều chế kim loại A

(Xem giải) Câu 12. Nguyên tố X tạo thành hai oxit Y và Z. Khi phân hủy 10 gam oxit Y tạo thành oxit Z và 1,68 lít khí oxi (đktc). Mặt khác 10 gam oxit Y khi phản ứng với chất X tạo thành 15,2 gam oxit Z. Xác định công thức phân tử của X, Y và Z nếu biết rằng trong mỗi oxit, nguyên tố X có hóa trị khác nhau.

(Xem giải) Câu 13. Một cốc đựng 5,6 gam kim loại R. Cho 100g dung dịch HCl vào cốc đến khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch cẩn thận (tránh không khí) ta được 1,925g chất rắn khan. Thêm tiếp 50g dung dịch HCl trên vào cốc sau phản ứng lại cô cạn dung dịch cẩn thận ta được 12,7g chất rắn khan.

  1. Tính C% của dung dịch HCl đã dùng
  1. Xác định R

(Xem giải) Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 58 gam một oxit kim loại bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,8 lít khí mùi hắc (đktc) và 150 gam muối. Xác định công thức của oxit kim loại.

(Xem giải) Câu 15. M là kim loại hóa trị II. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.

  1. Tìm kim loại M
  1. Tính % thể tích các khí trong A.

(Xem giải) Câu 16. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp Fe, Al vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.

(Xem giải) Câu 17. Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.

(Xem giải) Câu 18. A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lit khí (đktc).

1. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên 2 kim loại.

2. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết rằng HCl dùng dư 25% so với lượng cần thiết.

(Xem giải) Câu 19. Cho 0,85 gam hai kim loại thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49,18 gam H2O thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M.

  1. Xác định hai kim loại
  1. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.

(Xem giải) Câu 20. Cho 10 gam kim loại M (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 5,6 lit khí hiđro (đktc).

  1. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng.
  1. Cho 4 gam kim loại M vào cốc đựng 2,5lit dung dịch HCl 0,06M thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các chất trong cốc sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch trong cốc vẫn là 2,5 l.

(Xem giải) Câu 21. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lit khí H2.

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lit khí SO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên kim loại M. Các khí đo ở đktc.

(Xem giải) Câu 22. R là kim loại hóa trị II. Đem hòa tan 2 gam oxit của kim loại này vào 48 gam dung dịch H2SO4 6,125% loãng thu được dung dịch A trong đó nồng độ H2SO4 chỉ còn 0,98%.

  1. Viết phương trình hóa học và xác định R. Biết RSO4 là muối tan.
  1. Tính thể tích dung dịch NaOH 8% (d = 1,05 g/ml) cần cho vào A để thu được lượng kết tủa lớn nhất.

(Xem giải) Câu 23. M là kim loại hóa trị II. Hòa tan m gam M vào 200 gam dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch A và 0,672 lit khí (ở 54,6°C và 2 atm). Chia A thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1 gam chất rắn. Xác định kim loại M và tính nồng độ % dung dịch axit đã dùng.

Phần 2: làm bay hơi nước thu được 6,15 gam muối ngậm nước dạng MSO4.nH2O. Xác định công thức muối ngậm nước.

(Xem giải) Câu 24. Hòa tan 16,2 gam kim loại M (nhóm IIIA) vào 5 lit dung dịch HNO­3 0,5M (d = 1,25 g/ml). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 5,6 lit hỗn hợp khí NO và N2 (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với hiđro là 14,4.

  1. Xác định kim loại R.
  1. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 trong dung dịch sau phản ứng.

(Xem giải) Câu 25. Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại thành kim loại cần dùng 3,36 lit H2. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl loãng thấy thoát ra 2,24 lit khí H2. Xác định công thức của oxit. Biết các khí đo ở đktc.

(Xem giải) Câu 26. Cho 0,64 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2(đktc) thu được là 0,224 lit. Cho biết M có hóa trị II. Xác định M là nguyên tố nào?

(Xem giải) Câu 27. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl loãng, được 1,568 lit khí H2.

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lit khí SO2.

Viết các phương trình hóa học và xác định tên kim loại M. Các thể tích khí đo ở đktc.

(Xem giải) Câu 28. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, sau phản ứng thu được 1 dung dịch Y trong đó nồng độ phần trăm của MgCl2 là 5,78%. Biết trong hỗn hợp X có số mol M gấp 3 lần số mol Mg. Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của muối thứ hai trong X.

(Xem giải) Câu 29. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lit khí H2 (đktc).

1. Xác định công thức oxit kim loại.

2. Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lit của muối trong dung dịch X. Coi thể tích của dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình phản ứng.