Bài tập biểu đồ hình tròn địa lí 8

Cách nhận xét biểu đồ tròn được Khoahoc.com.vn chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này các em sẽ biết khi nào sử dụng biểu đồ tròn, các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn, cách nhận xét biểu đồ hình tròn, từ đó áp dụng tốt vào giải các bài tập liên quan. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé

- Sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.

- Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn.

- Từ khóa quan trọng nhất: Cơ cấu, qui mô, tỉ trọng; ít năm (=< 3 năm), nhiều thành phần.

b. Các dạng biểu đồ tròn

- Biểu đồ tròn đơn.

- Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.

- Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu).

2. Biểu đồ miền

a. Dấu hiệu nhận biết

Bạn sẽ thường hay nhầm lẫn giữa vẽ biểu đồ miền và biểu đồ tròn, tuy nhiên 2 loại này sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định.

- Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.

- Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.

- Từ khóa quan trọng nhất: Cơ cấu, tỉ trọng, qui mô; Nhiều năm (>= 4 năm), ít thành phần.

b. Một số dạng biểu đồ miền thường gặp

- Biểu đồ miền chồng nối tiếp.

- Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ.

3. Biểu đồ hình cột

a. Dấu hiệu nhận biết

- Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng của các thành phần (hoặc qua mốc thời gian).

- Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích,... của 1 số tỉnh (vùng, nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, điện, than,...) của 1 số địa phương qua 1 số năm.

- Từ khoá quan trọng nhất: Tình hình, sự phát triển, so sánh, qui mô; ít năm (=< 4 năm).

b. Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp

- Biểu đồ cột đơn.

- Biểu đồ cột chồng.

- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng).

- Biểu đồ thanh ngang.

Lưu ý

- Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian.

- Ở biểu đồ hình cột việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện.

- Khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.

4. Biểu đồ đường (đồ thị)

Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.

Danh mục: Địa lý

... 786 85 ,8 82032,3Thành thị1 288 0,3 13961,2 149 38, 1 1 683 5,4 180 81,6 188 05,3 19 481 21591,2Nông thôn53136,4 55 488 ,9 57057,4 57471,5 585 14,7 588 30,1 59204 ,8 60441,11- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. ... hoá19 98 29145,5 13559,5 7522,6 80 63,41999 31393 ,8 14103,0 87 58, 3 85 32,52000 32529,5 15571,2 86 25,0 83 33,31- Lựa chọn cách vẽ biểu đồ. Có thể vẽ nhiều dạng cột chồng, thanh ngang, biểu đồ miền, ... Nguyên 429 ,8 586 ,8 2 Đông Bắc 1457,6 2065,0 7 Đông Nam Bộ 1269 ,8 1679,23 ĐB sông Hồng 5090,4 6 586 ,6 8 ĐB SCL 1 283 1,7 16702,74 Bắc Trung Bộ 2140 ,8 282 4,01- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ. Tính sản...

  • 85
  • 8,364
  • 66