Bài luận so sánh đối chiếu 5 đoạn văn năm 2024

Đoạn kết của phim là đoạn mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất Lúc Driss phải tạm biệt Philippe để trở về cuộc sống ban đầu của họ

  • Phim tình b và địa vị - good
  • Phe binh phim coco - Bình luận phim
  • ĐẠI HỌC DUY TÂN - tài liệu
  • Du, Anh T. T. Phan, Huyen T. L. 2018 . Speaking Level 2. ENG 169 - 2020S - TEXT

Preview text

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN COM 142 Viết (tiếng Việt) Học Kỳ I – Năm Học: 202 2 – 2023 Số Tín Chỉ Thông Tin Về Giảng Viên Thông Tin Về Lớp Học ................................. COM 142 ....................... Văn phòng: Phòng 223, 03 Quang Trung, – H, N LAB: 1 tín chỉ Đà Nẵng, Việt Nam Phòng ............, 03 Quang Thứ Trong Ngày, Giờ: Trung, Đà Nẵng, Việt Nam Điện Thoại: +84-236-3827111 (Ext 213) Di Động: +84- Email: ................................

Sách giáo Khoa: 1. Tạ, Hùng Q., & Võ, Oanh T. (2013), Bí quyết nâng cao kĩ năng viết. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Sách tham khảo: 1. Bùi. Toán M., Lê, A., & Đỗ, Hùng V. (2005), Tiếng Việt thực hành. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo dục. Mô Tả Môn Học: Viết (tiếng Việt) là học phần thuộc khối kiến thức bổ trợ nhằm cung cấp cho sinh viên kĩ năng viết, hỗ trợ trong học tập và công tác sau này. Sinh viên có khả năng thể hiện ý tưởng của mình một cách rõ ràng và súc tích bằng các loại văn bản khác nhau. Trong khóa học này, sinh viên sẽ tìm hiểu về các dạng bài luận luận chính của đại học bao gồm bài luận nguyên nhân – kết quả, bài tranh luận/ thuyết phục, bài luận phân loại và bài luận so sánh-đối chiếu. Họ cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu về các phong cách viết văn bản văn phòng và kinh doanh khác nhau như các bản ghi nhớ, email, thư, các kiến nghị chính thức, v.

Tổ Bộ môn: Báo chí & Truyền thông Điều kiện tiên quyết Điều kiện song hành Cơ sở đánh giá Không có COM 141 - Nói và trình bày Không có TV NỘI DUNG ĐỀ MỤC & THỜI KHÓA Thứ tự Nội dung Thời lượng Chủ đề Nội dung đọc Đề mục [TEXT 1] pp. 22- 6 giờ [REF 1] pp. 99-133 [REF 1] pp. 52- CONT (3h LT +3hTH) Đoạn văn và văn bản [TEXT 1] pp. 23- [REXT 1] pp. 41- [REF 1] pp. 118-

[TEXT 1] pp. 30- CONT (3h LT +3hTH)6 giờ Bài luận 5 đoạn văn [TEXT 1] pp. 83-91[TEXT 1] pp. 54- [TEXT 1] pp. 30- CONT (3h LT +3hTH)6 giờ Bàihọc và phim ảnh luận phân tích, phê bình văn [TEXT 1] pp. 116-150[TEXT 1] pp. 151- CONT (3h LT +3hTH)6 giờ Kế hoạch & Chương trình làmviệc [TEXT 1] pp. 241- 4 giờ - Viết văn bản nhật dụng (bản CONT (1h LT +1hTH ghi nhớ, meno, email, cv xin việc [TESXT 1] pp. 232- +2h KT) lịch biểu)

  • Kiểm tra cuối kỳ CƠ CẤU ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá % Điểm Chuyên cần (qua hỏi đáp tức thì) 15% Kiển tra thường kỳ 30% Đồ án nhóm 20% Kiểm tra cuối kỳ 35% Tổng 100% CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC (CLOs) Khi hoàn thành khóa học này, sinh viên sẽ có thể: CLO. Nhận biết được các loại văn bản cần viết trong những tình huống khác nhau; CLO. Phân tích được đối tượng người đọc để viết được văn bản phù hợp với ngữ cảnh; CLO. Sử dụng được các định dạng chung/ công thức để viết một văn bản phù hợp yêu cầu về tính chính xác, tính thống nhất, tính mạch lạc và rõ ràng.

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC (CLOs) VỚI CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH (SOs) MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHUẨN ĐẦU RA MÔN HỌC (CLOs) VỚI CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH (SOs) Chuẩn Chủ đề Hình thức Hình Thức Mức ChuẩnKiểm Đầu ra trong Giảng dạyy Đánh Giá Độ Bao định (nếu Môn học Môn học quát có)

  • Giảng lý thuyết - Hỏi đáp tức (LEC) thì CLO CONT - Thảo luận - Kiếm tra L (DIS) thường kỳ
  • Bài đọc (REA)

CHƯƠNG 1. ĐOẠN VĂN VÀ VĂN BẢN

  • Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên sẽ:
    • Nắm vữ ng khái niệm như thế nào văn bản
    • Nắm vữ ng cách thức xây dựng một văn bản hoàn chỉnh (đúng và hay); Nắm vữ ng cách các loại đoạn văn khác nhau
    • Nắm vữ ng quy tắc chính tả tiếng Việt, nhận biết lỗi sai trong dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn. Viết đúng chính tả, sử dụng đúng từ ngữ , đặt câu dúng quy tắc ngữ pháp và xây dựng được đoạn văn hoàn chỉnh
  • Nội dung giảng dạy: ND1: Khái niệm văn bản và đoạn văn ND2: Cách thức viết một văn bản ND3: Các loại đoạn văn khác nhau ND4: Một số lỗi cần tránh khi viết
  • Hình thức và phương pháp dạy học ND1: Trình chiếu PP, Thảo luận, Thuyết trình, Vấn đáp ND2: Trình chiếu PP, Thảo luận, Thuyết trình, Vấn đáp ND3: Trình chiếu PP, Thảo luận, Thuyết trình, Vấn đáp ND 4: Trình chiếu PP, Thảo luận, Vấn đáp
  • Tài liệu tham khảo:
    • Tạ Quang Hùng, Võ Thị Phương Oanh (2013), Bí quyết nâng cao kỹ năng viết, Nxb Thông tin và Truyền thông, HN.
    • Bùi Minh Toán (2015), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục Việt Nam.
    • Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Muốn viết được bài văn hay, Nxb Giáo dục
  • Nội dung bài giảng:
  • Khái niệm
  • Đoạn văn là bộ phận của văn bản, có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất

định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách t ương đối dễ dàng.

  • Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ngôn ngữ ở dạng viết. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
  • Cách thức viết một đoạn văn

1.2. Định hướng xây văn bản

Trước khi bắt đầu vào việc viết một văn bản nào đó bạn cần phải xây dựng được những định hướng ban đầu. Các định hướng này càng cụ thể, rõ ràng thì việc viết bài của bạn càng trở nên dễ dàng và hiệu quả giao tiếp muốn hướng đến càng cao. Vấn đề định hướng đơn giản chỉ là việc trả lời được những câu hỏi:

  • Kết quả bài viết hướng đến là gì? (Mục đích viết)
  • Bài viết sẽ giải quyết những vấn đề gì? (Nội dung viết)
  • Viết cho ai? (Đối tượng tiếp nhận)
  • Viết như thế nào? (Cách thức viết)

1.2.1. Mục đích viết

Hiệu quả của một văn bản thường được đánh giá thông qua nhữ ng mục đích giao tiếp mà văn bản đó đạt được. Thế nhưng, không phải lúc nào quan điểm trên cũng có thể được áp dụng một cách dễ dàng. Thực tế cho thấy, có những văn bả n chúng ta chỉ có thể nhận ra hiệu quả của nó sau một khoảng thời gian nhất định.

Mục đích của một văn bản có thể chia thành:

  • Mục đích tác động về nhận thức
  • Mục đích tác động về tình cảm
  • Mục đích tác động về hành động

1.2. Lập đề cương (dàn ý)

1.2.2. Đề cương là gì?

Đề cương là bản khung của nội dung để giúp cho việc viết một văn bản được nhanh chóng và thuận lợi hơn, bởi vì nó cung cấp toàn bộ những trọn g điểm, trọng tâm của một phạm vi bài viết trong một thời gian nhất định. Đề cương cũng cho thấy được mối quan hệ bên trong của nội dung vấn đề, nhấn mạnh thông báo nào là quan trọng hơn và thấy được tiến trình phát triển của tư tưởng trong logic của nó. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Không thể viết một bài văn hay nếu không có một đề cương, một dàn ý. Ngay cả những cây bút chuyên nghiệp, các nhà phê bình giàu kinh nghiệm và tài hoa vẫn phải có đề cương trước khi viết”.

Để cương có hai loại:

  • Đề cương tổng quát: là loại đề cương nhìn vào đó ta thấy được những luận điểm lớn nhất của bài viết.
  • Đề cương chi tiết: là loại đề cương phát triển từ đề cương tổng quát; nó không chỉ dừng lại ở luận điểm lớn mà phải cụ thể hơn, chi tiết hơn, rõ hơn (nhất là phần thân bài).

1.2.2. Thế nào là lập đề cương?

Lập đề cương là viết ra giấy những nội dung cơ bản mà người viết dự định sẽ triển khai trong văn bản của mình, đó là sự sắp xếp các ý theo sự thống nhất của từng tiểu chủ đề, phản ánh logic hiện thực và thể hiện được cách trình bày, cách lập luận riêng của người viết về nội dung sẽ được đề cập đến trong văn bản.

1.2.2. Vì sao phải lập đề cương?

Khi có được một đề cương tốt, người viết sẽ:

  • Có cái nhìn bao quát cho toàn bộ những nội dung triển khai trong suốt văn bản.
  • Có thể nhận ra đâu là ý chính cần nhấn mạnh, cần đi sâu; đâu là ý phụ có thể bỏ qua hoặc lướt qua để làm nổi rõ đề tài cũng như chủ đề của văn bản.
  • Chủ động được dung lượng chung của văn bản cũng như dung lượng riêng của từng phần, từng ý. Mặc khác đề cương còn giúp người viết phân phối thời gian viết cho từng phần một cách hợp lý nhất trong các trường hợp bị gò bó thời gian để hoàn thành văn bản.

1.2.2. Những yêu cầu khi lập đề cương

Để có được một đề cương hoàn chỉnh, người viết cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đề cương phải thể hiện được đề tài cũng như chủ đề cần phải triển khai trong toàn bộ văn bản. Những nội dung cần triển khai này phải phù hợp với mục đích viết, nhân vật tiếp & cách thức viết.
  • Các ý lớn, ý nhỏ trong đề cương phải được sắp xếp một cách hợp lý, một mặt vừa phản ánh được logic tồn tại, vận động của bản thân đối tượng trình bày, mặt khác cũng cần phản ánh được logic của bản thân việc trình bày đó.
  • Đề cương cần trình bày cô đọng, ngắn gọn, mạch lạc và phải có những ký hiệu nhất định để ghi các đề mục, các ý hoặc các chi tiết.

Sơ Đồ Thông Thường: thể hiện trình tự sau:

  1. Viết tiêu đề của văn bản ở giữa trang giấy trắng. Khoanh tròn tiêu đề đó lại.
  2. Viết ra các ý tưởng của bạn quanh vòng tròn tiêu đề, càng nhiều ý càng tốt.
  3. Xác định những ý nào là ý chính, khoanh tròn chúng (tro ng những vòng tròn nhỏ hơn) và nối chúng với vòng tròn tiêu đề bằng những đường gạch.
  4. Xác định những ý phụ cho từng ý chính và nối chúng với vòng tròn ý chín h.
  5. Một lần nữa, nghĩ tiếp ra càng nhiều ý càng tốt và xác định ý chín h cũng như ý phụ.
  6. Bỏ đi những ý không cần thiết.
  7. Kiểm tra lại và thay đổi những gì cần thiết.
  8. Đánh số các đoạn thân bài, mỗi đoạn cho một ý chính.
  9. Đánh số những ý bổ trợ trong từng đoạn, các ý bổ trợ chính là các ý phụ đã n ói.
  10. Giữ vững thái độ kiên trì, bền bỉ trên con đường học tập.
  11. Lựa chọn cho bản thân phương pháp học tập phù hợp.

Kết bài:

  • Khẳng định một lần nữa vai trò và ý nghĩa của việc học
  • Hành động của cá nhân

1.2.2. Một vài quy tắc khi lập đề cương

  • Quy tắc hình thức song song:

Các phần tương đồng hay cùng mức trong dàn bài nên được trình bày một cách song song. Điều này có nghĩa là tất cả các ý được đánh thứ tự theo cùng một kiểu ký tự hay số đếm trong dàn bài nên sẽ có cùng cấu trúc ngữ pháp; ngh ĩa là, tất cả đều là câu đầy đủ hoặc tất cả đều ở dạng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ hay cụm giới từ,...

Trong ví dụ dưới đây, hãy tìm ra một ý khách so với những ý còn lại.

Ví dụ:

Phân loại rác thải là một việc nên làm.

  1. Nó góp phần bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên B. Ô nhiễm môi trường ➥ Sai C. Nó giúp tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

Sửa lại:

Phân loại rác thải là một việc nên làm.

  1. Nó góp phần bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên B. Nó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ➥Đúng C. Nó giúp tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
  • Quy tắc giá trị tương đương

Trong dàn bài, các ý được đánh thứ tự theo cùng một kiểu ký tự hay số đếm phải có giá trị tương đương với nhau. Điều này có nghĩa là mỗi ý chính phải được đánh thứ tự cùng kiểu ký tự hoặc kiểu số (VD: bằng ký tự in hoa) đồng thời mỗi ý bổ trợ cùng mức được đánh thứ tự bằng ký tự thường hoặc kiểu số Ả Rập hay La Mã. Ví dụ nếu dàn bài của bạn có các ví dụ, thì bạn cần đánh thứ tự các ví dụ theo một kiểu ký tự và số khác với kiểu ký tự hay số thứ tự đang dùng cho các ý mà những ví dụ này đang cố minh họa.

Ví dụ

Một trong những vấn đề đang nhận được nhiều sự tranh cãi hiện nay là có nên để trẻ em tiếp xúc với công nghệ sớm hay không?

  1. Áp dụng thiết bị công nghệ vào chương trình giáo dục mầm non mang lại nhiều lợi ích B. Giúp kích thích khả năng ngôn ngữ ở trẻ C. Thiết bị công nghệ dưới dạng trò chơi còn giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo D. Việc cho trẻ sử dụng thường xuyên những thiết bị công nghệ sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của trẻ ➥ Sai E. Khiến trẻ tăng nguy cơ bị béo phì F. Gây tổn thương mắt của trẻ

Sửa lại:

Một trong những vấn đề đang nhận được nhiều sự tranh cãi hiện nay là: Có nên để trẻ em tiếp xúc với công nghệ sớm hay không?

  1. Áp dụng thiết bị công nghệ vào chương trình giáo dục mầm non mang lại nhiều lợi ích - Giúp kích thích khả năng ngôn ngữ ở trẻ

thuẫn với nhau. Nếu có mâu thuẫn thì lập luận trong văn bản chẳng những không chặt chẽ, mà còn không có sự thuyết phục và không đạt hiệu quả giao tiếp.

  • Nội dung trình bày cần sắp xếp hợp lý: Các thành tố nội dung trong đề cương không những cần đúng chủ đề, đủ ý mà trong các ý còn cần phải đ ược sắp xếp hợp lý, chặt chẽ, theo một trình tự thuyết phục, phục vụ cho một lập luận trong văn bản.

1.2. Từ đề cương đến văn bản hoàn chỉnh

1.2.3. Viết phần mở đầu

  • Mở bài là giới thiệu, xác định chủ đề cho nội dung đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó.
  • Trong văn bản khoa học, phần mở đầu thường mang nhiệm vụ thông tin thuần túy và nghiêng về cách trình bày lôgic.
  • Trong văn bản mang tính giao tiếp công cộng (bản tin, ghi nhanh tường thuật, phóng sự...) phần mở đầu ngoài nhiệm vụ thông tin còn mang nhiệm vụ tâm lý (cuốn hút người nghe).
  • Cần mở bài với cách viết hình tượng hoặc đưa ra một thông tin thú vị, hoặc dẫn ra một sự kiện độc đáo, một hiện tượng trái với lệ thường. + Một phần mở bài hay cần: 1. thu hút sự chú ý của người đọc 2. tạo nền tảng cho toàn bài và dẫn dắt chủ đề một cách trôi chảy 3. có một câu chủ đề bài (hay luận đề) hay + Nguyên tắc mở đầu
    • Phần mở đầu cần nêu đúng đắn vấn đề đặt ra
    • Nêu ý khái quát của nội dung, phạm vi vấn đề đặt ra
      • Cách thức mở đầu
  • Mở trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần trình bày. Đó là phép người xưa nói” mở cửa sổ thấy núi”. Cách trình bày trực tiếp này thường ngắn gọn, ít tốn thời gian nhưng lại khô khan, không hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
  • Mở bài gián tiếp: Nêu ra những ý kiến liên quan đến vấn đề cần viết bằng một số sự việc, sự kiện hoặc câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Có 4 kiểu mở bài gián tiếp: a. Diễn dịch: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra Ví dụ: Bình luận câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” → Tục ngữ thường thể hiện triết lý rất sâu sắc của dân gian. Bàn về mối quan hệ giữ a bản chất với hình thức bên ngoài của sự vật, hiện tượng, ông cha ta có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. b. Qui nạp: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra Ví dụ: Bình luận câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” → Trong đời sống, nhiều khi ta phải đứng trước một sự lựa chọn về vật, về người.... c. Tương liên: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra b. Đối lập: nêu ý khái quát rồi bắt đầu vào vấn đề đặt ra

1.2.3. Viết phần thân đoạn (bài)

(Sẽ nêu rõ ở phần viết các loại đoạn văn khác nhau)

1.2.3. Viết phần kết đoạn (bài)

Phần này có nhiệm vụ tạo sự hoàn chỉnh, tính trọn vẹn cho văn bản, đồng thời góp phần giải tỏa tâm lý chờ đợi ở người đọc. + Có 2 cách kết bài: - Kết thúc khép:Tóm tắt lại, hệ thống hóa lại những vấn đề đã được trình bày

trong phần triển khai của văn bản. - Kết thúc mớ: Kết thúc dựa vào những đặc điểm đã được trình bày ở phần thân bài mà đưa ra những liên tưởng, những cảm nghĩ, những đề nghị. + Một phần kết luận hay cần:

  • Dùng một cụm từ chuyển tiếp viết từ 1-2 câu để giải thích loại thứ hai của bạn.
  • Cho một ví dụ 2 câu khác để minh họa sự giải thích của bạn.
  • Bắt đầu với một cụm từ chuyển tiếp khác, viết từ 1-2 câu để giải thích loại thứ ba từ câu chủ đề của bạn.
  • Cho một ví dụ cụ thể khác về loại thứ ba của bạn.
  • Viết 1 câu kết luận. c. Ví dụ minh họa:

(1) Vốn là một người thích đọc sách nên tôi có rất nhiều sách và thông thường tôi sẽ chia chúng thành 3 loại chính, đó là tác phẩm văn học, sách nghiên cứu về ngôn ngữ và giáo trình các môn học ở trường. (2) Đầu tiên, loại sách tác phẩm văn học chiếm số lượng lớn nhất trong tủ sách vì loại sách này cho tôi nhiều góc nhìn mới mẻ trong cuộc sống. (3) Thông thường, tôi hay đọc các tác phẩm văn học của tác giả Haruki Murakami. Những tiểu thuyết của tác giả này có lối viết và giọng văn rất độc đáo tạo cho tôi những ấn tượng đặc biệt. (4) Tiếp đó, tôi phân loại sách của mình theo nhóm sách nghiên cứu về ngôn ngữ vì tôi đang theo học ngành học này tại trường đại học và việc đọc thêm sách ngoài chương trình giúp ta có thêm nhiều kiến thức quý giá. (5) Chẳng hạn, khi tôi học về môn viết tiếng Việt tôi đã đọc thêm cuốn “Tiếng Việt thực hành” của Bùi Minh Toán. Trong cuốn sách đó, có rất nhiều thứ tôi có thể ứng dụng thêm khi viết và chỉnh sửa văn bản. (6) Sau cùng, là giáo trình các môn học ở trường của tôi, loại này thì ít hơn so với hai loại ở trên vì ở trường đại học không phải môn nào chúng ta cũng được cho sẵn giáo trình. (7) Cụ thể là có khá nhiều môn tôi phải tìm thêm nhiều sách nghiên cứu ở ngoài để phục vụ cho việc học và đó cũng là lí do sách nghiên cứu của tôi nhiều hơn. Tuy vậy, vẫn có một số môn đại cương có giáo trình để những sinh viên năm nhất dễ bắt nhịp với việc học như giáo trình môn Viết tiếng Việt. Đây là ba loại sách tôi đã phân ra được trong tủ sách của mình.

*1.3. Đoạn văn định nghĩa

  1. Đoạn văn định nghĩa là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết chọn một yếu tố hoặc đối tượng mà họ biết rõ và định nghĩa về nó. Với dạng đoạn văn này, người viết phải đưa ra được ba từ khóa hoặc cụm từ mà sẽ có phép họ định nghĩa yếu tố/ đối tượng đó. b. Công thức của một đoạn văn định nghĩa:
  • Viết 1 câu chủ đề có đề cập đến yếu tố hoặc đối tượng mà bạn sẽ định nghĩa. Câu chủ đề của bạn cũng nên bao gồm ba từ khóa hoặc cụm từ khóa để định nghĩa yếu tố/ đối tượng đó.
  • Viết từ 1-2 câu giải thích từ cần định nghĩa đầu tiên từ câu chủ đề của bạn.
  • Đưa ra một ví dụ cụ thể gồm 2 câu mà sẽ minh họa lời giải thích của bạn.
  • Sử dụng một cụm từ chuyển đoạn, viết từ 1-2 câu giải thích từ định nghĩa thứ hai của bạn.
  • Cho ví dụ gồm 2 câu khác để chỉ ra sự giải thích của bạn.
  • Giải thích từ định nghĩa cuối cùng trong khoảng 1-2 câu.
  • Cho một ví dụ cụ thể khác để minh họa cho định nghĩa thứ ba.
  • Viết 1 câu kết luận cho đoạn văn. c. Ví dụ minh họa: (1) Đối với tôi, tình bạn chân chính có thể được định nghĩa bởi sự yêu thương, chia sẻ và cảm thông nhau. (2) Trước hết, bao giờ cũng vậy, một tình bạn chân chính phải bắt đầu bằng sự yêu thương, giữa hai con người xa lạ để có thể gắn bó với nhau thì tình yêu thương giữa họ phải thật lớn mới có thể bỏ qua những hiểu lầm, tranh cãi. (3) Giống như tôi và đứa bạn thân của tôi, chúng tôi rất hay cãi nhau vì nhiều chuyện, từ nhỏ đến lớn. Thậm chí có lần cả hai không nói chuyện với nhau cả tuần vì nó quên mất cuộc hẹn café với tôi, nhưng sau cùng thì hai đứa vẫn giải hòa và tình bạn giữa chúng tôi lại càng khắng khít hơn. (4) Không chỉ có yêu thương, trong một tình bạn chân chính còn phải có sự chia sẻ. (5) Có thể nói, đứa bạn thân là người thứ hai chỉ sau mẹ biết về mọi bí mật của tôi. Không chỉ bí mật, với những khó khăn tôi gặp phải trong học tập hay cuộc sống; đứa bạn tôi cũng luôn ở bên cạnh lắng nghe, chia sẻ và khiến tôi có thêm động lực để vực qua mọi thứ. (6) Và sau cùng, để có một tình bạn chân chính thì sự cảm thông cho nhau là điều rất quan
  • Mô tả lại ý tưởng và cảm xúc của người viết
  • Kết thúc với giải pháp và lời khuyên *1.3. Đoạn văn so sánh và đối chiếu a. Đoạn văn so sánh và đối chiếu là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết chọn hai yếu tố hoặc đối tượng từ cuộc sống và viết về sự giống và khác giữa cá c yếu tố/ đối tượng đó. Người viết phải khảo sát tính tương đồng và dị biệt. Dạng đoạn văn này đòi hỏi người viết phải bám sát chủ đề 100%, kết hợp với lối viết mượt mà và có kiểm soát. b. Công thức của một đoạn văn so sánh và đối chiếu:
  • Viết một câu chủ đề nhằm cung cấp yếu tố/ đối tượng mà bạn sẽ so sánh và đối chiếu. Bảo đảm bạn đề cập đến cách mà chúng giống và khác nhau như thế nào
  • Trong khoảng một câu, đề cập điểm tương đồng đầu tiên, nhưng giải thích đầy đủ sự dị biệt bên trong sự tương đồng đó
  • Đưa ra một ví dụ gồm hai câu về sự khác biệt đầu tiên
  • Với một cụm từ chuyển tiếp, hãy giải thích sự tương đồng thứ hai và sự dị biệt bên trong sự tương đồng đó
  • Cho một ví dụ minh họa khác về sự khác biệt thứ hai trong khoảng hai câu
  • Giải thích sự tương đồng và dị biệt thứ ba trong khoảng một câu và đảm bảo rằng trước đó đã dùng một cụm từ chuyển tiếp
  • Cho ví dụ sau cùng về sự dị biệt thứ ba trong vòng hai câu
  • Viết một câu kết để kết thúc đoạn văn c. Ví dụ minh họa: (1) Bên cạnh chiếc áo dài vốn đã gắn chặt với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, thì chúng ta cũng không thể không kể đến áo tứ thân và áo bà ba cũng là những trang phục truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt, có cách may đơn giản nhưng vẫn tôn lên vẽ đẹp người con gái và chúng vẫn còn được gìn giữ đến tận ngày nay, nhưng giữa chúng lại có những điểm hoàn toàn khác biệt. (2) Đầu tiên, đều là trang phục truyền thống có nguồn gốc lâu đời thế nhưng, nếu chiếc áo tứ thân gắn liền với hình ảnh người con gái Bắc Kỳ thì chiếc áo bà ba lại là đặc trưng của người phụ nữ Nam Kỳ. (3) Khi nhắc đến các làng điệu quan họ Bắc Ninh chúng ta không thể không

nhắc đến những chiếc áo tứ thân và chiếc nón quai thao. Còn những chiếc áo bà ba lại đi liền với hình ảnh các cô gái miền Tây sông nước cùng chiếc khăn rằn. (4) Không chỉ vậy, tuy đều có cách thức may đơn giản nhưng ở mỗi trang phục lại mang những đặc điểm rất riêng. (5) Khi mặc áo tứ thân, người phụ nữ sử dụng ba lớp: ngoài cùng là 4 mảnh vải chia đều, tiếp đến là áo cánh và trong cùng là áo yếm. Còn áo bà ba, có thân áo được may bằng vải nguyên và phần thân trước chia làm hai mảnh, nối lại với nhau bằng cúc; áo bà ba cho nữ có chít eo ở hai bên hông. (6) Sau cùng, dù, ngày nay chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những chiếc áo tứ thân nhưng sự phổ biến của nó đã không còn được như trước đây, khác hẵn với áo bà ba. (7) Bây giờ, ở các vùng nông thôn phía Nam đặc biệt là vùng miền Tây, trong đời sống hằng ngày chiếc áo bà ba vẫn được nhiều cô gái lựa chọn. Trong khi đó, áo tứ thân chỉ còn được sử dụng tại các buổi biểu diễn, lễ hội. (8) Với sự đa dạng trong văn hóa, dù rằng áo tứ thân và áo bà ba đều có những nét tương đồng và là những niềm tự hào của người Việt, thế nhưng ở chúng vẫn có sự khác biệt rõ ràng, mang màu sắc văn hóa của từng vùng miền. 1.3. Đoạn văn minh họa a. Đoạn văn minh họa là gì? Loại ĐV này yêu cầu người viết phải nêu ý kiến của chính họ về việc thích hay không thích một đối tượng, sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó; đồng thời đưa ra những lí do và ví dụ giải thích cho ý ki ến đó. Mục đích của phần này là để cung cấp cho người viết các kỹ năng cơ bản, làm sao để trình bày, phát triển đầy đủ và sắp xếp ý tưởng của họ một cách logic nhất. b. Công thức của một đoạn văn minh họa: