Bài học rút ra từ câu chuyện về những hạt muối

Tuyển tập câu hỏi Đọc hiểu Câu chuyện về những hạt muối mới nhất, cực hay được tổng hợp trong các đề thi chính thức qua các năm học.

Đọc văn bản  sau và thực hiện các yêu cầu: 

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

– Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

– Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

– Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

– Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

(Theo “Câu chuyện về những hạt muối”- vietnamnet.vn, 17/06/2015)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan”  trong  văn bản ?

– Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách, những nỗi buồn đau, phiền muộn  mà con người gặp phải trong cuộc đời

– Chi tiết “ hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người

Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : ” những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời”?

Chỉ ra:

– Biện pháp tu từ so sánh:  ” những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước”

– Hiệu quả:

+ Khẳng định những con người có thái độ sống tích cực, luôn lạc quan, yêu đời, mở rộng tấm lòng, biết chia sẻ với mọi người xung quanh, luôn có niêm tin vào bản thân và mọi người  dù cuộc sống gặp chông gai, trắc trở

+ Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho lời văn.

Câu 4:  Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

Bài học rút ra: Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách, thành công phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi người.Thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp ta khám phá khả năng vô hạn của bản thân. Chúng ta không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc quan, yêu đời,  hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên khi hoà tan.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Câu chuyện về những hạt muối hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong tác phẩm Câu chuyện về những hạt muối chi tiết nhất.

MUỐI

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phân nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

– Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi

Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.

– Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!

– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

– Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nỏ theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình!

(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007)

Câu 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu sau: Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thấy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm

Câu 2. Từ “đắng chát” trong câu cuối của văn bản cần hiểu như thế nào và được chuyển nghĩa theo phương thức gì?

Câu 3. Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì? Tại sao? (trình bày trong khoảng 5 dòng)

Lời giải: 

PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) 

Câu 1.

Thành phần biệt lập phụ chú : “– chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm”

Câu 2.

– đắng chát chính là vị của sự trải nghiệm khi cuộc sống bi quan, tự khép mình

– theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ

Câu 3. Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì? Tại sao? (trình bày trong khoảng 5 dòng)

Qua câu chuyện ngắn trên, em rút ra được một bài học quan trọng rằng cách nhìn nhận của bản thân đối với mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống nhất định phải có sự lạc quan, cần có sự chia sẻ, không được để bản thân bi quan hay có suy nghĩ tiêu cực. Bởi vì trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp những chuyện thuận lợi, suôn sẻ; ta có thể gặp những khó khăn trở ngại và như vậy chúng ta phải biết cách hòa tan. Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỷ, bi quan; cứ sẵn sàng chia sẻ, hòa tan với đời. Để từ đó ta quên đi những muộn phiền, tạp niệm trong cuộc sống mà nhận lấy những niềm vui to lớn hơn từ chính cuộc đời.

MUỐI

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

– Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

– Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói

Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu 2 : nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : ” những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời.

Câu 3: vì sao tác giả cho rằng : “Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích”?

Câu 4: thái độ ứng xử cần thiết của anh/chị khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.?

Lời giải:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: Hiệu quả của biện pháp so sánh: So sánh tâm hồn con người cũng như thìa muối khi được thả vào cốc nước và biển hồ. Ý nói có nhiều cách để tiếp nhận và vượt qua nỗi buồn, đó là tùy thuộc vào bản thân mỗi người.

Câu 3: Tác giả nói: “Nhưng với những người có tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước…có ích” là hoàn toàn đúng bởi có những người lúc nào cũng chỉ biết sầu buồn, hạn hẹp, không biết lạc quan để vượt qua những khó khăn. Sẽ chẳng khác nào như cốc nước nhỏ bỏ thêm thìa muối.

Câu 4: Thái độ cần thiết để ứng xử với những khó khăn thử thách trong cuộc sống:

– Lạc quan, tự tin.

– Tiếp nhận nỗi buồn, sự vấp ngã với tâm thế: thất bại là mẹ thành công.

– Biến nỗi buồn thành động lực để vượt qua khó khăn.

Đăng bởi: Wikichiase.com

Chuyên mục Giáo dục

Trình bày suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện sau

Câu chuyện về những hạt muối

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

– Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

– Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

– Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

– Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Bài làm

Tôi từng đọc được một trong những bài báo viết về nỗi bất hạnh của một người đàn ông, ông ấy là người nghèo khó từ nhỏ, trong mình lại mang căn bệnh cứ mỗi khi trái gió trở trời là đau nhức khắp cơ thể. Như bao người ông cũng có một gia đình nhỏ bé với một người vợ hiền và những đứa con đáng yêu, nhưng trong một dịch bệnh những đứa con của ông lần lượt ra đi, một thời gian sau vợ của ông cũng qua đời. Ông thật sự tuyệt vọng và chán đời, thời gian đầu sau khi phải chịu nỗi đau mất mát to lớn đó, ông chỉ thơ thẩn ở nhà chẳng muốn tiếp xúc với ai. Có một cậu bé gần nhà từ ngày đó hôm nào cũng sang chơi và hỏi thăm ông những lúc ông khóc, cậu nhẹ nhàng ngồi vào lòng ông và im lặng rất lâu.  Sau này cậu nhận ông là cha nuôi, cùng ông vượt qua khó khăn, giúp ông vơi đi sự mất mát. Câu chuyện cho ta suy ngẫm về sự chia sẻ trong cuộc sống, con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào chỉ cần mở rộng lòng mình để sẻ chia, thì mọi khó khăn đau khổ cũng sẽ qua. Cũng viết về vấn đề này câu chuyện “những hạt muối”, là câu chuyện mang đậm triết lý nhân sinh và cho ta một bài học về cuộc sống về sự chia sẻ với mọi người.

“Câu chuyện về những Hạt muối”, là câu chuyện tuy rất ngắn nhưng đã truyền tải đầy đủ ý niệm của tác giả đến người đọc, truyện kể về một chàng trai trẻ lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về những khó khăn trong cuộc sống của mình. Anh đến xin học một ông giáo già và than phiền về việc mình học mãi không tiến bộ. Người thầy im lặng lắng nghe sau đó đưa anh một thìa muối bảo anh đổ vào cốc và đổ xuống hồ chàng trai trẻ làm theo và thấy nước trong cốc mặn chát, còn nước trong hồ thì vẫn như cũ. Sau đó người thầy chậm rãi nói rằng, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Trong câu chuyện như lời người thầy nói những hạt muối là đại diện cho những nỗi buồn khó khăn của con người trong cuộc sống, còn việc hòa tan muối chính là cách giải quyết với nỗi buồn của mỗi người, lời dạy dỗ của người thầy chính là bài học sâu sắc mà ta rút ra được sau câu chuyện. Tâm hồn của con người như mặt nước dễ rung cảm và xao động trong mỗi khó khăn, chúng ta nên hòa tan khó khăn đó bằng việc mở rộng lòng mình, chia sẻ nỗi buồn khó khăn với nhiều người, còn nếu ta giữ nỗi buồn cho riêng mình, ta sẽ không thể thoát khỏi giông tố trong lòng mình.

Trong cuộc sống trước những khó khăn trở ngại hoặc khi được tận hưởng nhiều niềm vui niềm, hạnh phúc, con người có rất nhiều cách để hòa tan nó theo những suy nghĩ khác nhau. Vậy Tại sao chúng ta luôn cần phải chia sẻ với mọi người về cuộc sống của mình, cuộc sống là điều được kết hợp từ nhiều thứ khác nhau, tùy vào cách sống, suy nghĩ, trải nghiệm của từng người mà cuộc sống có thể trở nên tươi đẹp ý nghĩa hoặc bất hạnh nguy kịch trong mối quan hệ giữa con người với con người. Điều mỗi chúng ta nên làm trong mọi hoàn cảnh đó sẽ là sẻ chia, như trong câu chuyện thìa muối khi hòa vào cốc nước nơi có lượng nước nhỏ, thì cốc nước rất mặn chát, nhưng khi thìa muối hòa vào hồ nước nơi có lượng nước lớn, thì nước trong hồ không có gì thay đổi. Khó khăn nỗi buồn trong cuộc sống của con người cũng vậy, chúng ta sẻ chia khó khăn với mọi người, mỗi người một chút sẽ giúp ta vơi đi nỗi buồn gạt đi trở ngại. Còn khi ta không chia sẻ với mọi người khó khăn vẫn là khó khăn nỗi buồn nhân lên thành nỗi cô đơn, sẽ chia là liều thuốc xoa dịu vết thương và sự trống trải trong lòng người, là ánh sáng để lùi đêm đen với những khó khăn, những nỗi sợ hãi. Không chỉ những khi buồn, khi khó khăn mà niềm vui khi mang đi chia sẻ với mọi người sẽ tăng lên gấp bội, giúp bản thân ta thêm hạnh phúc, người gần gũi người hơn. Sự sẻ chia luôn mang lại điều tích cực trong cuộc sống của con người, có những sự chia sẻ về vật chất con người có thể chia sẻ cho nhau miếng ăn, manh áo, những thứ phục vụ cho đời sống, vật chất của con người, nhưng có ai đó đã từng nói trong tất cả sự sẻ chia thì sự sẻ chia tinh thần là quý giá nhất và để biết niềm vui phải biết sẻ chia hạnh phúc sinh ra từ hai thứ đó (lord Byron). Khi ta mở rộng lòng mình sẵn sàng sẻ chia nỗi niềm với mọi người, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.

Như ông giáo đã nói mỗi người hòa tan theo một cách khác nhau, có người sẵn sàng mở rộng lòng mình ấm áp như hồ nước đầy để cho nỗi buồn trở nên quá nhỏ bé, nhưng cũng có những người không chia sẻ với người khác để nỗi buồn lẫn chiếm hết tâm hồn mình, chúng ta không nên giữ tâm sự khó khăn cho riêng mình. Vì sao vậy? trong dòng đời luôn hối hả và tất nập này mỗi người trên con đường hoàn thiện bản thân sẽ không thể tránh khỏi những khi mệt mỏi, vấp ngã, những khó khăn bất chấp ngoài ý muốn. Con người ai cũng cần một bàn tay luôn đưa ra cho ta với lấy mỗi khi ta mệt mỏi, yếu lòng, một nụ cười luôn sẵn sàng cùng ta chia sẻ niềm vui, giúp ta thêm yêu cuộc sống. Nếu ta không thể mở rộng lòng mình để sẻ chia, mọi người cũng sẽ dần thờ ơ với ta. Đơn giản vì họ nghĩ ta luôn ổn khi đó cảm giác cô đơn bủa vây tâm hồn mình là điều không thể nào tránh khỏi. Vì thế, cứ gì mà ta không sẻ chia, không tạo ra cơ hội cùng mọi người đẩy lùi khó khăn và xua tan nỗi buồn, muộn phiền trong lòng.

Trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh ta vẫn còn những người cần được sẻ chia những khó khăn, mất mát, thiếu thốn. Hàng năm rất nhiều những tổ chức quỹ nhân đạo, chương trình thực tế kêu gọi mọi người cùng chung tay góp sức sẻ chia sự mất mát khó khăn của những người đang có cuộc sống không được trọn vẹn, hoặc bị thiếu vắng tình thương do mất đi người thân. Nhờ những chương trình nhân đạo như vậy mà nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã thoát nghèo, cuộc sống không còn túng thiếu, những người neo đơn côi cút được hưởng sự quan tâm, yêu thương từ mọi người không còn cảm thấy cô đơn nữa.

Có rất nhiều người biết mở rộng lòng mình, san sẻ khó khăn và niềm vui với mọi người, nhưng bên cạnh đó lại có những người còn chưa biết sẻ chia nỗi niềm của mình với mọi người xung quanh, còn hẹp hòi hoặc ngần ngại khi bày tỏ khó khăn với người khác. Không những vậy có những người khi khó khăn buồn khổ rất cần và tìm người để sẻ chia nhưng khi người khác có tâm sự muốn giải tỏa họ lại không muốn nghe và không toàn tâm hết lòng giúp người khác vượt qua khó khăn. Tuy nhiên chúng ta làm gì cũng cần biết giới hạn, bởi khi chia sẻ ta sẽ lắng nghe ý kiến từ mọi người xung quanh. Senhly từng viết “cảm giác là một thứ rất huyền diệu, có những niềm vui khi cần người khác sẽ chia niềm vui sẽ tăng lên gấp bội, nhưng có những sự cô đơn cần một mình mới có thể thấu hiểu”. Đôi khi một mình suy nghĩ, một mình cảm nhận sẽ giúp ta thêm thấu hiểu bản thân mình hơn. Tùy vào trường hợp chúng ta có cách xử lý cho bản thân mình và thêm nhận thức điều gì nên và không nên, cái gì cần biểu dương phát huy và đáng phê phán.

Qua câu chuyện ta rút ra được bài học hãy luôn mở rộng lòng mình, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khó khăn với mọi người xung quanh. Nên loại bỏ những điều tiêu cực và phát huy lối sống chan hòa với mọi người, là một người trẻ chúng ta cần yêu đời, yêu cuộc sống, chan hòa, gần gũi, yêu thương mọi người để sẻ chia cùng mọi người những điều gặp phải trong cuộc sống. Có như vậy ta mới trở thành con người được mọi người tin yêu, tôn trọng, sống một cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp.

Beian Tracy từng nói, “yêu thương chỉ lan tỏa qua chia sẻ”. Vì vậy để cuộc sống luôn nhẹ nhàng, tươi đẹp đừng quên chia sẻ cùng mọi người xung quanh, bởi khi đó khó khăn trở thành chút khúc mắc nhỏ, niềm vui sẽ nhân lên thành niềm hạnh phúc cho mọi người và chính mình./