Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Bài 3: Khái niệm về thể tích của khối đa diện

Bài 5 trang 26 SGK Hình học 12: 

Cho tam giác ABC, vuông cân ở A và AB = a. Trên đường thẳng qua C, vuông góc với mặt phẳng (ABC) lấy điểm D sao cho CD = a. Mặt phẳng qua C vuông góc với BD cắt BD tại F và cắt AD tại E. Tính thể tích khối tứ diện CDEF theo a.

Lời giải:

Kiến thức áp dụng

+) Dựng các điểm F và E.

+) Sử dụng định lí Pitago và các hệ thức lượng trong tam giác vuông tính CE, EF và DF.
+) thể tích khối tứ diện : 

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

  • Giải Toán 12: Bài 3. Khái niệm về thể tích của khối đa diện

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) vuông cân ở \(A\) và \(AB = a\). Trên đường thẳng qua \(C\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\) lấy điểm \(D\) sao cho \(CD = a\). Mặt phẳng qua \(C\) vuông góc với \(BD\), cắt \(BD\) tại \(F\) và cắt \(AD\) tại \(E\). Tính thể tích khối tứ diện \(CDEF\) theo \(a\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Dựng các điểm F và E.

+) Chứng minh tam giác CEF vuông tại E \( \Rightarrow {S_{CEF}} = \dfrac{1}{2}EF.EC\)

+) \({V_{CDEF}} = \dfrac{1}{3}DF.{S_{CEF}} \) \(= \dfrac{1}{3}DF.\dfrac{1}{2}EF.EC \) \(= \dfrac{1}{6}DF.EF.EC\)

+) Sử dụng định lí Pitago và các hệ thức lượng trong tam giác vuông tính CE, EF và DF.

Lời giải chi tiết

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

\(\left.\begin{matrix} BA \perp CD& \\ BA \perp CA& \end{matrix}\right\}\)\( \Rightarrow BA\bot (ADC)\) \(\Rightarrow BA \bot CE\)

Mặt khác \(BD \bot (CEF) \Rightarrow BD \bot CE\).

Từ đó suy ra

\(CE \bot (ABD) \Rightarrow CE ⊥ EF, CE \bot AD\).

Vì tam giác \(ACD\) vuông cân, \(AC= CD= a\) nên \(CE=\dfrac{AD}{2}=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}\)

Ta có \(BC = a\sqrt{2}\), \(BD = \sqrt{2a^{2}+a^{2}}=a\sqrt{3}\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(BCD\) ta có: \(CF\cdot BD = DC\cdot BC\) nên \(CF=\dfrac{a^{2}\sqrt{2}}{a\sqrt{3}}=a\sqrt{\dfrac{2}{3}}\)

Từ đó suy ra 

\(EF= \sqrt{CF^{2}-CE^{2}}=\sqrt{\dfrac{2}{3}a^{2}-\dfrac{a^{2}}{2}}=\dfrac{\sqrt{6}}{6}a\)

\(DF=\sqrt{DC^{2}-CF^{2}}=\sqrt{a^{2}-\dfrac{2}{3}a^{2}}=\dfrac{\sqrt{3}}{3}a\)

Từ đó suy ra \(S_{\Delta CEF}=\dfrac{1}{2}FE\cdot EC=\dfrac{1}{2}\dfrac{a\sqrt{6}}{6}\cdot \dfrac{a\sqrt{2}}{2}=\dfrac{a^{2}\sqrt{3}}{12}\)

Vậy \(V_{D.CEF}=\dfrac{1}{3}S_{\Delta CEF}\cdot DF=\dfrac{1}{3}\cdot \dfrac{a^{2}\sqrt{3}}{12}\cdot \dfrac{a\sqrt{3}}{3}=\dfrac{a^{3}}{36}.\)

Câu 5: SGK Vật lí, trang 25:

Xét một vectơ quay $\overrightarrow{OM}$ có những đặc điểm sau: 

- Có độ lớn bằng hai dơn vị chiều dài.

- Quay quanh O với tốc độ góc 1 rad/s.

- Tại thời điểm t = 0, vectơ $\overrightarrow{OM}$ hợp với trục Ox một góc 300.

Hỏi vec tơ quay $\overrightarrow{OM}$ biểu diễn phương trình của dao động điều hòa nào?

A. $x = 2\cos (t - \frac{\pi }{3})$.

B. $x = 2\cos (t + \frac{\pi }{6})$.

C. $x = 2\cos (t - 30^{\circ})$.

D. $x = 2\cos (t + \frac{\pi }{3})$.


Chọn đáp án B.

Giải thích: Phương trình tổng quát của dao động điều hòa là: $x = A\cos (wt + \varphi )$.

Trong đó:

  • Biên độ: A = 2 đơn vị chiều dài.
  • Tần số góc w = 1 rad/s.
  • $\varphi = 30^{\circ} = \frac{\pi }{6}$.

  • Lý thuyết
    • 1. Tính chất của thể tích khối đa diện
    • 2. Thể tích khối hộp chữ nhật
    • 3. Thể tích khối chóp
    • 4. Thể tích khối lăng trụ
  • Câu hỏi
    • 1. Trả lời câu hỏi 1 trang 22 sgk Hình học 12
    • 2. Trả lời câu hỏi 2 trang 22 sgk Hình học 12
    • 3. Trả lời câu hỏi 3 trang 22 sgk Hình học 12
    • 4. Trả lời câu hỏi 4 trang 24 sgk Hình học 12
  • Bài tập
    • 1. Giải bài 1 trang 25 sgk Hình học 12
    • 2. Giải bài 2 trang 25 sgk Hình học 12
    • 3. Giải bài 3 trang 25 sgk Hình học 12
    • 4. Giải bài 4 trang 25 sgk Hình học 12
    • 5. Giải bài 5 trang 26 sgk Hình học 12
    • 6. Giải bài 6 trang 26 sgk Hình học 12

Hướng dẫn giải Bài §3. Khái niệm về thể tích của khối đa diện, Chương I. Khối đa diện, sách giáo khoa Hình học 12. Nội dung bài giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 25 26 sgk Hình học 12 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập hình học có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 12.


Lý thuyết

1. Tính chất của thể tích khối đa diện

Hai khối đa diện bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.

Nếu $1$ khối đa diện được phân chia thành các khối đa diện nhỏ thì thể tích của nó bằng tổng thể tích của các khối đa diện nhỏ.

Khối lập phương có cạnh bằng $1$ thì có thể tích bằng $1$.

2. Thể tích khối hộp chữ nhật

Giả sử có $1$ khối hộp chữ nhật với $3$ kích thước $a, b, c$ đều là những số dương. Khi đó thể tích của nó là: \(V=a.b.c\).

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

3. Thể tích khối chóp

– Thể tích của 1 khối chóp bắng một phần ba tích số của mặt đáy và chiều cao khối chóp đó:

\(V=\frac{1}{3}S_{đáy}.h.\)

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

\(V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}S_{ABC}.SH\)

– Công thức tỉ số thể tích của khối chóp tam giác: 

Cho hình chóp \(S.ABC\). Trên ba tia \(SA, SB, SC\) lần lượt lấy ba điểm \(A’, B’, C’\). khi đó:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

\({{{V_{{S_{A’B’C’}}}}} \over {{V_{{S_{ABC}}}}}} = {{SA’} \over {SA}}.{{SB’} \over {SB}}.{{SC’} \over {SC}}\)

4. Thể tích khối lăng trụ

Thể tích của khối lăng trụ bằng tích số của diện tích mặt đáy với chiều cao của khối lăng trụ đó:

– \(V=S_{day}.h.\)

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

\(V_{ABC.A’B’C’}=S_{ABC}.C’H\)

Dưới đây là phần Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập trong phần hoạt động của học sinh trên lớp sgk Hình học 12.


1. Trả lời câu hỏi 1 trang 22 sgk Hình học 12

Có thể chia $(H_1)$ thành bao nhiêu khối lập phương bằng $(H_0)$ ?

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Trả lời:

Có thể chia $(H_1)$ thành $5$ khối lập phương $(H_0)$


2. Trả lời câu hỏi 2 trang 22 sgk Hình học 12

Có thể chia $(H_2)$ thành bao nhiêu khối hộp chữ nhật bằng $(H_1)$?

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Trả lời:

Có thể chia $(H_2)$ thành $4$ khối hộp chữ nhật $(H_1)$


3. Trả lời câu hỏi 3 trang 22 sgk Hình học 12

Có thể chia $(H)$ thành bao nhiêu khối hộp chữ nhật bằng $(H_2)$ ?

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Trả lời:

Có thể chia $(H)$ thành $3$ khối hộp chữ nhật $(H_2)$


4. Trả lời câu hỏi 4 trang 24 sgk Hình học 12

Kim tự tháp Kê-ốp ở Ai Cập (h.1.27) được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Kim tự tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao 147 m, cạnh đáy dài 230 m. Hãy tính thể tích của nó.

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Trả lời:

Kim tự tháp là khối chóp tứ giác đều nên đáy là hình tam giác đều có cạnh 230m

Đường cao của mặt đáy là:

\(\sqrt {{{230}^2} – {{({{230} \over 2})}^2}} = 230{{\sqrt 3 } \over 2}(m)\)

Diện tích đáy là:

\({1 \over 2}.230{{\sqrt 3 } \over 2}.230 = 52900{{\sqrt 3 } \over 4}({m^2})\)

Thể tích kim tự tháp là:

\({1 \over 3}52900{{\sqrt 3 } \over 4}.147 \approx 1122412,225\,({m^2})\)

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 25 26 sgk Hình học 12. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!


Bài tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập hình học 12 kèm bài giải chi tiết bài 1 2 3 4 5 6 trang 25 26 sgk Hình học 12 của Bài §3. Khái niệm về thể tích của khối đa diện trong Chương I. Khối đa diện cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12
Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 25 26 sgk Hình học 12

1. Giải bài 1 trang 25 sgk Hình học 12

Tính thể tích khối tứ diện đều cạnh \(a\).

Bài giải:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Cho tứ diện đều \(ABCD\). Hạ \(AH \bot \left( {BCD} \right)\)

Dễ dàng chứng minh được \({\Delta _v}AHB = {\Delta _v}AHC = {\Delta _v}AHD\,\,\left( {ch – cgv} \right) \Rightarrow HB = HC = HD,\) do đó H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(BCD\).

Do \(BCD\) là tam giác đều nên \(H\) là trọng tâm của tam giác \(BCD\).

Do đó \(BH = {2 \over 3}.{{\sqrt 3 } \over 2}a = {{\sqrt 3 } \over 3}a\)

Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông \(ABH\) ta có: \(A{H^2} = A{B^2} – B{H^2} = {a^2} – \frac{{{a^2}}}{3} = \frac{{2{a^2}}}{3} \Rightarrow AH = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\).

Do tam giác \(BCD\) đều cạnh \(a\) nên: \({S_{BCD}} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\)

Vậy \({V_{ABCD}} = \frac{1}{3}AH.{S_{BCD}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 6 }}{3}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}.\)


2. Giải bài 2 trang 25 sgk Hình học 12

Tính thể tích khối bát diện đều cạnh \(a\).

Bài giải:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Ta có:

\({V_{ABCDEF}} = {V_{ABCDE}} + {V_{FBCDE}} = 2{V_{ABCDE}} = 2.\frac{1}{2}{S_{BCDE}}.AO\)

Với O là tâm hình vuông BCDE.

Vì AO vuông góc với mặt phẳng BCDO nên theo định lý Pi-ta-go ta có:

\(AO = \sqrt {A{B^2} – B{O^2}} = \sqrt {{a^2} – {{\left( {\frac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2}} = \frac{a}{{\sqrt 2 }}\)

Vì BCDE là hình vuông cạnh a nên: \({S_{BCDE}} = {a^2}.\)

Do đó: \({V_{ABCDEF}} = \frac{2}{3}{a^2}.\frac{a}{{\sqrt 2 }} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}.\)


3. Giải bài 3 trang 25 sgk Hình học 12

Cho hình hộp $ABCD.A’B’C’D’$. Tính thể tích của khối hộp đó và thể tích của khối tứ diện $ACB’D’$.

Bài giải:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Gọi thể tích khối hộp ABCD.A’B’C’D’ là V

Ta có: \({V_{B’.ABC}} = \frac{1}{3}{V_{ABC.A’B’C’}} = \frac{1}{6}V.\)

\({V_{A.B’D’A’}} = \frac{1}{3}{V_{ABD.A’B’D’}} = \frac{1}{6}V.\)

\({V_{D’.ACD}} = \frac{1}{3}{V_{ACD.A’C’D’}} = \frac{1}{6}V.\)

\({V_{C.B’D’C’}} = \frac{1}{3}{V_{BCD.B’C’D’}} = \frac{1}{6}V.\)

Mặt khác: \({V_{C.AD’B’}} = V – \left( {{V_{B’.ABC}} + {V_{A.B’D’A’}} + {V_{D’.ACD}} + {V_{C.B’C’D’}}} \right) = V – \frac{4}{6}V = \frac{1}{3}V.\)

Do đó: \(\frac{{{V_{ABCD.A’B’C’D’}}}}{{{V_{ACB’D’}}}} = 3.\)


4. Giải bài 4 trang 25 sgk Hình học 12

Cho hình chóp \(S.ABC\). Trên các đoạn thẳng \(SA, SB, SC\) lần lượt lấy ba điểm \(A’, B’, C’\) khác với \(S\). Chứng minh rằng:

\({{{V_{S.A’B’C’}}} \over {{V_{S.ABC}}}} = {{SA’} \over {SA}} \cdot {{SB’} \over {SB}} \cdot {{SC’} \over {SC}}\)

Bài giải:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Gọi \(h\) và \(h’\) lần lượt là chiều cao hạ từ \(A, A’\) đến mặt phẳng \((SBC)\).

Gọi \(S_1\) và \(S_2\) theo thứ tự là diện tích các tam giác \(SBC\) và \(SB’C’\).

Khi đó ta có \({{h’} \over h} = {{SA’} \over {SA}}\)

và \(\frac{{{S_{SB’C’}}}}{{{S_{SBC}}}} = \frac{{\frac{1}{2}SB’.SC’.\sin \widehat {BSC}}}{{\frac{1}{2}SB.SC.\sin \widehat {BSC}}} = \frac{{SB’}}{{SB}}.\frac{{SC’}}{{SC}}\).

Suy ra \({{{V_{S.A’B’C’}}} \over {{V_{S.ABC}}}} = {{{V_{A’.SB’C’}}} \over {{V_{A.SBC}}}} = {{{1 \over 3}h'{S_2}} \over {{1 \over 3}h{S_1}}} = {{SA’} \over {SA}} \cdot {{SB’} \over {SB}} \cdot {{SC’} \over {SC}}\)

Đó là điều phải chứng minh.


5. Giải bài 5 trang 26 sgk Hình học 12

Cho tam giác \(ABC\) vuông cân ở \(A\) và \(AB = a\). Trên đường thẳng qua \(C\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\) lấy điểm \(D\) sao cho \(CD = a\). Mặt phẳng qua \(C\) vuông góc với \(BD\), cắt \(BD\) tại \(F\) và cắt \(AD\) tại \(E\). Tính thể tích khối tứ diện \(CDEF\) theo \(a\).

Bài giải:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

\(\left.\begin{matrix} BA \perp CD& \\ BA \perp CA& \end{matrix}\right\}\)\( \Rightarrow BA\bot (ADC)\) \(\Rightarrow BA \bot CE\)

Mặt khác \(BD \bot (CEF) \Rightarrow BD \bot CE\).

Từ đó suy ra

\(CE \bot (ABD) \Rightarrow CE ⊥ EF, CE \bot AD\).

Vì tam giác \(ACD\) vuông cân, \(AC= CD= a\) nên \(CE=\frac{AD}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)

Ta có \(BC = a\sqrt{2}\), \(BD = \sqrt{2a^{2}+a^{2}}=a\sqrt{3}\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(BCD\) ta có: \(CF\cdot BD = DC\cdot BC\) nên \(CF=\frac{a^{2}\sqrt{2}}{a\sqrt{3}}=a\sqrt{\frac{2}{3}}\)

Từ đó suy ra:

\(EF= \sqrt{CF^{2}-CE^{2}}=\sqrt{\frac{2}{3}a^{2}-\frac{a^{2}}{2}}=\frac{\sqrt{6}}{6}a\).

\(DF=\sqrt{DC^{2}-CF^{2}}=\sqrt{a^{2}-\frac{2}{3}a^{2}}=\frac{\sqrt{3}}{3}a\).

Từ đó suy ra \(S_{\Delta CEF}=\frac{1}{2}FE\cdot EC=\frac{1}{2}\frac{a\sqrt{6}}{6}\cdot \frac{a\sqrt{2}}{2}=\frac{a^{2}\sqrt{3}}{12}\)

Vậy \(V_{D.CEF}=\frac{1}{3}S_{\Delta CEF}\cdot DF=\frac{1}{3}\cdot \frac{a^{2}\sqrt{3}}{12}\cdot \frac{a\sqrt{3}}{3}=\frac{a^{3}}{36}.\)


6. Giải bài 6 trang 26 sgk Hình học 12

Cho hai đường thẳng chéo nhau \(d\) và \(d’\). Đoạn thằng \(AB\) có độ dài \(a\) trượt trên \(d\), đoạn thẳng \(CD\) có độ dài \(b\) trượt trên \(d’\). Chứng minh rằng khối tứ diện \(ABCD\) có thể tích không đổi.

Bài giải:

Bài 5 trang 25 SGK Hình học 12

Gọi khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau d, d’ và góc của d và d’ là \(\varphi .\)

Trong mặt phẳng (ABC) dựng hình bình hành CBAA’.

Ta có AA’//BC nên \({V_{ABCD}} = {V_{A’BCD}}\)

Gọi MN là đoạn vuông góc chung của AB và CD \(\left( {M \in AB,\,\,N \in CD} \right)\)

Vì BM//CA’ nên \({V_{BA’CD}} = {V_{MA’CD}}\)

Ta có \(MN \bot AB\) nên \(MN \bot CA’,\) hơn nữa \(MN \bot CD.\)

Do đó \(MN \bot (CDA’)\)

Chú ý rằng: \(\widehat {\left( {AB,CD} \right)} = \widehat {\left( {AC’,CD} \right)} = \varphi \)

Nên \({V_{M.A’CD}} = \frac{1}{3}.{S_{A’CD}}.MN = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}.CA’.CD.\sin \varphi .MN = \frac{1}{6}a.b.h.\sin \varphi \)

\( \Rightarrow {V_{ABCD}} = \frac{1}{6}a.b.h.\sin \varphi .\)


Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 trang 18 sgk Hình học 12

Bài tiếp theo:

  • Ôn tập chương I: Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 trang 26 27 sgk Hình học 12

Xem thêm:

  • Các bài toán 12 khác
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 12
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 12
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 12
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 12 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 12
  • Để học tốt môn GDCD lớp 12

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 12 với giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 25 26 sgk Hình học 12!


“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“