Baảo đảm thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024

Khi Chủ đầu tư (Bên A) và Nhà thầu (Bên B) ký kết Hợp đồng xây dựng, theo điều khoản trong Hợp đồng đã ký kết, bên B phải nộp bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng (nếu có) của một Ngân hàng ; có các trường hợp xảy ra :

- Bảo lãnh được bên B cung cấp bởi Ngân hàng được ghi trong Hợp đồng.

- Bảo lãnh được bên B cung cấp bởi một Ngân hàng khác không phải Ngân hàng ghi trong hợp đồng.

- Hợp đồng không yêu cầu bảo lãnh Ngân hàng.

Câu hỏi :

1. Đối với từng trường hợp cụ thể ở trên, nếu đang trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, bên B đề nghị thay đổi tài khoản và thay đổi Ngân hàng trong hợp đồng thì có được không ?

2. Nếu sau khi Hợp đồng đã hết thời gian thực hiện, công trình đã được bàn giao và đã quyết toán A-B, nhưng bên A vẫn còn nợ bên B (bảo lãnh hợp đồng đã hết hiệu lực), bên B có đơn đề nghị bên A thay đổi tài khoản và thay đổi Ngân hàng trong Hợp đồng, như vậy có được không ? Và cần những thủ tục gì để thanh toán qua Kho bạc.

Câu trả lời :

1. Về thay đổi tài khoản và Ngân hàng trong Hợp đồng xây dựng :

- Theo quy định tại Điều 143 Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 thì :“Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng và do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan”. Như vậy, việc điều chỉnh tài khoản Ngân hàng và Ngân hàng do Bên A và Bên B tự thỏa thuận dựa trên nguyên tắc phù hợp quy định của Luật Xây dựng và pháp luật khác có liên quan đảm bảo trong thời gian Hợp đồng còn hiệu lực.

- Trường hợp cụ thể của độc giả nêu trên, để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc điều chỉnh tài khoản ngân hàng và ngân hàng trong Hợp đồng xây dựng, đề nghị độc giả có ý kiến với Bộ Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể hơn.

2. Về thanh toán qua KBNN:

- Việc kiểm soát thanh toán đối với vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước qua KBNN được thực hiện theo quy định tại Điều 144 Luật Xây dựng ngày 18/6/2014: “Việc thanh toán Hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết”.

- Hồ sơ thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016, Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 và Thông tư 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đối với Hợp đồng xây dựng có quy định thời hạn hiệu lực của Hợp đồng được tính từ khi nhà thầu có Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng, để đảm bảo nguyên tắc trên thì Chủ đầu tư gửi Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Bản sao, có đóng dấu xác nhận sao y bản chính) để KBNN có cơ sở kiểm soát thanh toán cho dự án.

Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng là để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của các bên. Vậy, ? Bắt buộc đối với đối tượng nào, trường hợp nào?

Baảo đảm thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024
Bảo đảm thực hiện hợp đồng có bắt buộc không?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng có bắt buộc không?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu/ nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm như đặt cọc, ký quỹ, nộp thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng/ chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư đó.

\=> Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với các nhà thầu, nhà đầu tư để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng

Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết trong bảo đảm, thì bên được bảo đảm có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc bên có nghĩa vụ bảo đảm phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm các quyền lợi cho mình.

Một số trường hợp nhà thầu không áp dụng Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Căn cứ Điều 66 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, việc bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn. Tuy nhiên, với một số trường hợp, bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ không áp dụng, cụ thể:

.jpg)Trường hợp không bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng

- Nhà thầu, nhà đầu tư cung cấp các dịch vụ tư vấn:

+ Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, lên tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc.

+ Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Khảo sát, lập thiết kế, dự toán.

+ Lập các hồ sơ mời quan tâm, mời sơ tuyển, mời thầu, đề xuất; thẩm tra, thẩm định.

+ Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định.

+ Giám sát.

+ Quản lý dự án.

+ Thu xếp tài chính.

+ Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ.

- Các dịch vụ tư vấn khác:

+ Nhà thầu được lựa chọn dựa theo hình thức tự thực hiện đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý và sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm có thể đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

+ Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự tham gia thực hiện của các cộng đồng: cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu trong các trường hợp:

Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo hay các vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Gói thầu có quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm được

Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng

Baảo đảm thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024
Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng

Tại Điều 72, Luật Đấu thầu năm 2013, quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng. Cụ thể::

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể được thực hiện thông qua các hình thức văn bản, lời nói….

- Nội dung của bảo đảm thực hiện hợp đồng bao gồm nghĩa vụ được bảo đảm; quyền, nghĩa vụ của các bên; Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

- Thời điểm bảo đảm thực hiện hợp đồng được thực hiện là trước khi hợp đồng có hiệu lực.

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng trong hợp đồng với nhà đầu tư được quy định trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu theo quy định.

- Giá trị của bảo đảm thực hiện hợp đồng là khoảng từ 1% - 3% dựa trên tổng mức đầu tư của dự án phụ thuộc vào quy mô, tính chất của dự án.

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp: nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt, việc bảo đảm được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm và theo thỏa thuận khác.

- Thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực được xác định kể từ ngày hợp đồng được ký chính thức cho đến ngày công trình được hoàn thành, bàn giao và được nghiệm thu hoặc được xác định từ ngày hợp đồng được ký chính thức cho đến ngày mà các điều kiện bảo đảm cho việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định trong hợp đồng.

Nếu thuộc các trường hợp cần phải gia hạn thêm thời gian thực hiện bảo đảm hợp đồng thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu nhà đầu tư phải gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tương ứng với thời gian thực hiện hợp đồng.

Trên đây là đầy đủ những nội dung chia sẻ về vấn đề bảo đảm thực hiện hợp đồng có bắt buộc không. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích trong quá trình thực hiện hợp đồng của đơn vị.

Quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng bao nhiêu?

Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

Sau khi trúng thầu bên trúng thầu phải đặt cọc kí quỹ bao nhiêu phần trăm sơ với giá trị hợp đồng để đảm bảo thực hiện hợp đồng?

Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng. 2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

Nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng khi nào?

Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây: - Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực; - Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng; - Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của nhà đầu tư nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng lựa chọn nhà thầu bằng bao nhiêu giá trúng thầu?

- Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. - Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.