Ăn hồng đó có tốt không

Quả hồng là một loại trái cây quen thuộc được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ ngoài rực rỡ cùng hương vị ngọt ngào, tươi mát. Tuy thân quen là vậy, thế nhưng ít ai biết rằng, thứ quả này còn rất có ích cho sức khỏe. Hôm nay, cùng Blog Ăn Chơi tìm hiểu 10 công dụng của quả hồng đối với cơ thể nhé!

Show

Nội dung chính

  • 1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
  • 2. Kháng viêm, chống nhiễm trùng
  • 3. Tăng khả năng miễn dịch
  • 4. Tăng cường thị lực
  • 5. Ngăn ngừa tăng huyết áp
  • 6. Tăng cường quá trình trao đổi chất
  • 7. Chống oxy hóa
  • 8. Chống ung thư
  • 9. Hỗ trợ quá trình giảm cân
  • 10. Cầm máu

1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Hồng chứa rất nhiều chất xơ (ảnh: internet)

Tương tự như nhiều loại hoa quả khác, hồng có rất nhiều chất xơ. Tuy không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ lại rất có ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa trong cơ thể. Chất xơ trong quả hồng chín có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Quả hồng xanh lại có khả năng chữa tiêu chảy vô cùng hiệu quả.

Trong đường ruột, chất xơ góp phần hình thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi phát triển, giúp việc hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột diễn ra tốt hơn.

2. Kháng viêm, chống nhiễm trùng

Bên cạnh khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, quả hồng còn có công dụng trong việc kháng viêm, chống nhiễm trùng rất hiệu quả.

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Nhiều thành phần trong quả hồng có tác dụng kháng viêm hiệu quả (ảnh: internet)

Quả hồng chứa rất nhiều chất phytochemicals, polyphenol và catechin. Không chỉ là các chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, các chất này còn góp phần rất lớn trong việc giảm viêm, nhiễm. Đặc biệt phải kể đến là catechin. Catechin là một chất chống oxy hóa tự nhiên có nhiều trong lá trà xanh, táo, ổi, nho, dâu tây,…được chứng minh có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm trùng mạnh.

3. Tăng khả năng miễn dịch

Quả hồng là một loại thực phẩm giàu vitamin C. Các vitamin C trong loại quả này có tác dụng kích thích việc hình thành những tế bào bạch cầu, tạo thành một “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn, ngăn ngừa các vấn đề như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng,…

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Quả hồng chứa nhiều vitamin C (ảnh: internet)

Do đó, chúng ta có thể ăn hồng thường xuyên để tăng sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh.

4. Tăng cường thị lực

Ngoài vitamin C thì quả hồng cũng chứa một lượng vitamin A vô cùng dồi dào. Được ví như “bác sĩ” của đôi mắt, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường thị lực. Nếu cơ thể thiếu vitamin A, mắt sẽ bị quáng gà, khô giác mạc, viêm mắt,… thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Với lượng vitamin A “giàu có”, quả hồng chính là một lựa chọn phù hợp trong việc hỗ trợ bảo vệ thị giác.

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Hồng chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt (ảnh: internet)

Cùng với vitamin A, quả hồng cũng chứa lutein và zeaxanthin. Đây là 2 loại carotenoid có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc chống oxy hóa, ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,… đồng thời có khả năng lọc ánh sáng xanh giúp giảm mỏi mắt, mờ mắt và tăng cường thị lực.

5. Ngăn ngừa tăng huyết áp

Với khoảng 8% kali trong thịt quả cùng hàm lượng natri cực thấp, hồng là loại trái cây phù hợp cho những người bị cao huyết áp.

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Quả hồng tươi có khả năng làm giảm huyết áp (ảnh:internet)

Theo các nghiên cứu sức khỏe, nồng độ kali trong cơ thể tăng sẽ làm giảm nồng độ natri (natri làm tăng huyết áp), đồng thời có tác dụng cân bằng nước – điện giải, làm giãn mạch,… từ đó làm giảm huyết áp, giảm áp lực tim, giúp máu lưu thông hiệu quả,… Do đó, đối với những người bị huyết áp cao thì việc sử dụng hồng thường xuyên chính là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.

6. Tăng cường quá trình trao đổi chất

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Hồng được chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe (ảnh: internet)

Quả hồng có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất do chứa các thành phần của vitamin B phức hợp như vitamin B6, vitamin B9, vitamin B1. Các vitamin này trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Sự cung cấp các vitamin nói trên từ quả hồng góp phần đảm bảo hoạt động trao đổi chất được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

7. Chống oxy hóa

Thuộc nhóm quả mọng có màu sắc sặc sỡ, hồng cung cấp cho cơ thể nhiều beta-carotene (tiền chất vitamin A), lutein, lycopene, catechin, axit gallic,… Đây là các thành phần có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào trước các tổn thương, từ đó ngăn chặn, làm chậm quá trình lão hóa, suy giảm trí nhớ và các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư,…

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Các món ăn từ hồng có khả năng chống oxy hóa hiệu quả (ảnh: internet)

8. Chống ung thư

Như đã nói ở trên, quả hồng chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài việc bảo vệ tế bào, làm chậm quá trình lão hóa, các chất chống oxy hóa này còn có chức năng chống lại các gốc tự do trong cơ thể – tác nhân phá hủy cấu trúc tế bào, làm tổn thương tế bào, mô,… dẫn đến ung thư.

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng có thể phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính (ảnh: internet)

Với việc chứa một lượng lớn vitamin A, vitamin C, axit Betulinic cùng các hợp chất phenolic có khả năng bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư,… quả hồng được đánh giá là một trong những loại hoa quả tốt ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

9. Hỗ trợ quá trình giảm cân

Một quả hồng trung bình chứa khoảng 120 – 130 kcal và 0,3 gram chất béo, thấp hơn khá nhiều so với một quả trứng gà (trứng gà chứa khoảng 155 kcal và 11 gram chất béo). Do đó, đây được xem là loại quả thích hợp để ăn vặt cho những người đang giảm cân.

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Hồng có thể trở thành món ăn vặt trong quá trình giảm cân (ảnh: internet)

10. Cầm máu

Ngoài thịt quả có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, các bộ phận khác của cây hồng cũng có nhiều lợi ích khác.

Theo đông y, vỏ, lá, thân và rễ của cây hồng có tác dụng cầm máu vô cùng hiệu quả. Chất tanin có trong nhựa (mủ) của cây hồng không chỉ có khả năng sát trùng mà còn tạo thành lớp màng mỏng ngăn xuất huyết và làm máu mau đông.

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không
Nhiều bộ phận khác của hồng có tác dụng cầm máu hiệu quả (ảnh: internet)

Ở nước ta, hồng là một loại quả phổ biến, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, khi sử dụng hồng, chúng ta cũng nên chú ý một số điều như: tụt huyết áp nên hạn chế ăn hồng; không ăn hồng khi quá đói hay ăn với hải sản vì trong hồng có nhiều tanin, chất này khi gặp protein và axit trong dạ dày sẽ dễ gây kết tủa tạo thành sỏi,…

Xem thêm lợi ích của quả hồng đối với sức khỏe trong video dưới đây:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan như:

  • 10 tác dụng của bí đỏ tốt cho sức khỏe của bạn
  • 8 công dụng của nghệ với sức khỏe không phải ai cũng biết
  • 5 công dụng của tắm nước lá ổi cực tốt cho sức

Các bạn đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Xem thêm

Ăn hồng đó có tốt không
Ăn hồng đó có tốt không

8 thực phẩm được ví như thuốc kháng sinh tự nhiên, bạn nên ăn thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh

Để cơ thể luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật, bạn cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Sau đây là 8 thực phẩm được mệnh danh là “thuốc kháng sinh tự nhiên” bạn nên bổ sung thường xuyên vào thực đơn của mình.

Theo dõi bình luận

Đăng nhập

Thông báo về

Label

Tên

Email

Nhập email để nhận thông báo các bình luận mới nhất của bài viết...

Label

Tên

Email

Nhập email để nhận thông báo các bình luận mới nhất của bài viết...

0 Bình luận

Phản hồi nội tuyến

Xem tất cả bình luận

  • TAGS
  • cầm máu
  • chống oxy hóa
  • chống ung thư
  • công dụng
  • công dụng của quả hồng
  • giảm cân
  • hệ tiêu hóa
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • kháng viêm
  • khỏe mạnh
  • list
  • List 10
  • miễn dịch
  • Ngăn ngừa tăng huyết áp
  • nhiễm trùng
  • quả hồng
  • sức khỏe
  • tác dụng
  • tăng cường thị lực
  • Tăng huyết áp
  • tiêu hóa
  • trái hồng
  • trao đổi chất
  • ung thư

CHIA SẺ

Facebook

Twitter

Bài viết trướcReview sữa rửa mặt Bielenda Dr Medica Dermatological Cleansing Emulsion: sữa rửa mặt kiêm tẩy trang

Bài kếReview kem chống nắng Romand Daily Sun Filter: dưỡng ẩm nhẹ nhàng, nâng tone sáng mịn

mytruong

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Ăn hồng đó có tốt không

Mỹ phẩm

TOP 10 sữa rửa mặt Nivea dành cho cả nam và nữ – loại nào làm sạch tốt nhất?

Ăn hồng đó có tốt không

Mỹ phẩm

Review serum Garnier Bright Complete Anti-Acnes – ngăn ngừa, giảm mụn và mờ thâm với giá siêu hời

Ăn hồng đó có tốt không

Làm đẹp da

Top 10 viên uống Vitamin C chất lượng nhất hiện nay

Ăn hồng đó có tốt không

Mỹ phẩm

Ferulic Acid là gì? Top 10 sản phẩm chứa Ferulic Acid an toàn và hiệu quả

Ăn hồng đó có tốt không

Món ngon

Thử món Canh tôm lá ớt vô cùng độc đáo!

Ăn hồng đó có tốt không

Mỹ phẩm

Review 6 loại Retinol đáng mua nhất: nồng độ từ thấp đến cao cho bạn dễ dàng lựa chọn

Ăn hồng đó có tốt không

Dinh dưỡng

5 lợi ích cho sức khỏe khi chúng ta ăn quả bơ thường xuyên

Ăn hồng đó có tốt không

Làm đẹp da

Blue HA là gì? Blue HA có công dụng gì trong làm đẹp da?

Ăn hồng đó có tốt không

Mỹ phẩm

Review nước tẩy trang Nature Republic Good Skin- làm sạch sâu mà không gây khô, rít

Bài nổi bật

Ăn hồng đó có tốt không

Dinh dưỡng

5 thực phẩm giúp bạn giảm triệu chứng “sương mù não”

Tường Nhân -

28/12/2022

Ăn hồng đó có tốt không

Dinh dưỡng

6 món ăn vặt giúp tăng cường miễn dịch cho cơ...

Tường Nhân -

27/12/2022

Ăn hồng đó có tốt không

Dinh dưỡng

6 thực phẩm dễ gây ngộ độc mà bạn cần chú...

Tường Nhân -

27/12/2022

Bài xem nhiều

Bài mới đăng

Ăn hồng đó có tốt không

6 loại thực phẩm cần tránh dùng khi bị đau họng

Dinh dưỡng

Tường Nhân -

26/12/2022

Vào những ngày lạnh, cổ họng của chúng ta rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như hay viêm họng, đau họng,...

Ăn hồng đó có tốt không

6 món ăn nhẹ giúp người bệnh đái tháo đường cải thiện sức khỏe

Dinh dưỡng

Tường Nhân -

25/12/2022

Các món ăn nhẹ rất có lợi cho sức khỏe của người bị đái tháo đường, một số món ăn nhẹ còn giúp hỗ...

Ăn hồng đó có tốt không

Những loại thực phẩm bộ não “thích ăn” giúp trí óc luôn khỏe mạnh

Dinh dưỡng

phuongthao0110 -

24/12/2022

Não là trung tâm điều khiển cơ thể con người, chiếm khoảng 20% lượng calo mà cơ thể đốt cháy hằng ngày. Để não...

Ăn hồng đó có tốt không

Sữa mẹ gồm những phần nào và các mẹ cần làm gì để bảo...

Dinh dưỡng

minhpham1122000 -

24/12/2022

Sữa mẹ chính là món quà quý giá nhất đối với trẻ nhỏ. Do đó, các mẹ cần tìm hiểu về sữa mẹ một...

Ăn hồng đó có tốt không

6 loại rau củ giàu dưỡng chất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Dinh dưỡng

Tường Nhân -

23/12/2022

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa thức ăn, đào thải độc...

Ăn hồng đó có tốt không

6 thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bạn luôn ấm áp trong thời tiết...

Dinh dưỡng

Tường Nhân -

23/12/2022

Vào những ngày trời se se lạnh, ngoài việc giữ ấm bạn cũng nên bổ sung thêm cho mình các thực phẩm giàu dinh...