5 cdms hàng đầu trên thế giới năm 2022

20:41 - 19/12/2011  |  6147 lượt xem

Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17 (COP-17) diễn ra tại Durban - Nam Phi vào đầu tháng 12/2011 đã đạt được sự nhất trí của các nước gia hạn nghị định thư Kyoto thêm 5 năm nữa, đem lại hy vọng cho các nước đang phát triển như Việt nam có thêm nguồn vốn đầu tư sạch thông qua Cơ chế phát triển sạch - CDM.

Nghị định thư Kyoto được các nước phát triển thông qua vào tháng 12/1997 là văn bản ràng buộc pháp lý duy nhất quy định trách nhiệm cắt giảm khí thải của 37 nước công nghiệp, trừ Mỹ sẽ hết hạn vào cuối năm 2012. Theo Nghị định thư này, CDM là cơ chế được ưu tiên hàng đầu giúp các nước phát triển đạt được cam kết về giảm lượng phát thải khí nhà kính của mình thông qua việc đầu tư trực tiếp vào nước đang phát triển bằng các dự án CDM.

Tính đến nay toàn, thế giới có khoảng 4.646 dự án CDM đã được chấp nhận bởi Ủy ban CDM của Liên Hiệp Quốc (CDM-EB), hơn ba phần tư trong số các dự án này (82,06%) nằm ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Trung bình mỗi năm, các dự án này tạo ra khoản hơn 200 triệu CER, tức là hơn 200 triệu tấn CO2 tương đương. Bốn nước đứng đầu về số dự án CDM trên toàn thế giới được thực hiện hàng năm là Trung Quốc với 1.698 dự án (chiếm 46,57% tổng số dự án), Ấn Độ xếp thứ hai với 749 dự án (chiếm 20,64%), tiếp theo là Braxin và Mehico với số dự án lần lượt là 198 (chiếm 5,43%) và 134 (chiếm 3,68%).

Hiện nay, Việt nam có khoảng 205 dự án CDM đã được phía Việt nam đăng ký, tuy nhiên chỉ có 84 dự án được CDM-EB phê duyệt, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng quốc gia có số dự án CDM được Liên Hiệp Quốc chấp nhận, chiếm 2,3% tổng số dự án toàn thế giới.

Hiện nay, các hoạt động dự án CDM ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh nhưng số lượng dự án được thẩm định thành công và được phê duyệt là rất ít so với tiềm năng. Mặc dù nhận thức về CDM và lập dự án CDM đối với các chủ đầu tư đã dần được cải thiện nhưng khi tiến hành thực hiện các dự án, các chủ đầu tư vẫn còn gặp nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là thủ tục hành chính. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp hàng loạt khó khăn khi tiếp cận các dự án CDM. Thủ tục hành chính về cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án CDM tại Việt nam quá rườm rà, gây tốn kém về chi phí; các chính sách pháp luật chưa cụ thể và chưa có khung chiến lược phát triển CDM; thiếu cơ chế minh bạch, thuận tiện trong việc xác nhận và phê duyệt dự án CDM. Một khó khăn khác nữa là vấn đề về nguồn nhân lực, ở Việt nam rất khó tìm được các chuyên gia có kinh nghiệm về CDM để đảm nhận các thủ tục đăng ký một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Ngoài ra, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án CDM là chứng minh tính bổ sung về tài chính, nghĩa là phải chỉ ra rằng dự án không khả thi về mặt tài chính nếu không có thu nhập phụ từ việc giảm lượng giảm phát thải. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể nào liên quan đến vấn đề này để cơ quan lập dự án, cũng như chủ dự án áp dụng. Hơn nữa, thực tế cho thấy rằng sẽ không có chủ đầu tư nào mạnh dạn triển khai một dự án không khả thi về mặt tài chính để nhận được vốn bổ sung từ việc bán khí thải dự án.

Mặc dù Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu - COP17 đã tạo ra một “Kyoto giai đoạn II” được cho là thành công đối với các nước đang phát triển, song nó vẫn chỉ được xem là một chiến thắng mong manh, bởi lẽ các quốc gia phát thải nhiều nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… sẽ chỉ tham gia hiệp định ràng buộc trên từ năm 2020, mà điều này cũng được xem là chưa chắc chắn. Như vậy, sẽ phải có một giai đoạn cam kết tiếp theo cho Kyoto nhằm duy trì như một hiệp định tạm thời trước khi các nước tiến hành thương lượng về một thỏa thuận mới. Thời điểm kết thúc Nghị định này vào năm 2017 hay năm 2020 sẽ được tiếp tục bàn thảo vào năm đến, tại Hội nghị COP18 ở Qatar. Như vậy, thị trường mua bán giảm phát thải trên thế giới sẽ bị ảnh hướng lớn và đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khả năng nhận được nguồn vốn đầu tư sạch từ các dự án CDM vẫn không phải là bài toán dễ dàng gì.

Hồ Thị Thương – Phan Công Tiến

Để công nghệ 5G trở thành một phần cho nỗ lực chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, không chỉ xây dựng hạ tầng mạng viễn thông mà còn phải phát triển một hệ sinh thái di động 5G. Đó là một nhiệm vụ mà không một công ty hay nhà mạng riêng lẻ nào có thể làm được.

Đó là lý do trong cuộc hội thảo với tiêu đề "Thúc đẩy kết nối: Phát triển Hệ sinh thái 5G tại Việt Nam" trong ngày 26 tháng 8 năm 2022 vừa qua tại Hà Nội, Qualcomm Technologies và Samsung đã quy tụ đại diện nhiều bên liên quan để thúc đẩy mục tiêu chung là phát triển một hệ sinh thái di động 5G tại Việt Nam, cũng như ủng hộ nỗ lực chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của đất nước.

5 cdms hàng đầu trên thế giới năm 2022

Sự kiện có sự góp mặt của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Qualcomm Technologies, Samsung và VNPT Technology cùng có sự góp mặt từ các nhà mạng viễn thông hàng đầu tại Việt Nam như Mobifone, Viettel, để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của 5G tại Việt Nam và vai trò của họ trong việc góp phần thúc đẩy mạng 5G trong nước.

5 cdms hàng đầu trên thế giới năm 2022

Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam

Phiên tọa đàm cũng đã diễn ra với sự tham gia của đại diện từ Qualcomm Technologies, Samsung, Viettel và TikTok, chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về công nghệ 5G, cụ thể liên quan đến việc hợp lực để thúc đẩy những trọng tâm về 5G tại Việt Nam, tiềm năng của các thiết bị hỗ trợ 5G trong nước, việc tăng cường sự hiện hữu của 5G khắp cả nước, và cách 5G có thể nâng tầm trải nghiệm của người tiêu dùng, đặc biệt là trên mạng xã hội.

Điều này báo hiệu một bước tiến tích cực trong việc hợp tác phát triển một hệ sinh thái di động 5G rộng mở. Sự tham gia của các nhà mạng viễn thông di động có thể giúp 5G dễ tiếp cận đến nhiều khu vực trong nước hơn, nhưng việc xây dựng một hệ sinh thái di động 5G còn cần có sự hỗ trợ từ chính phủ trong việc mở rộng quy mô 5G, các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) phát triển nhiều thiết bị hỗ trợ 5G hơn và được phân phối rộng rãi bởi các đại lý trên toàn quốc.

5 cdms hàng đầu trên thế giới năm 2022

Ông O.H. Kwon, Phó chủ tịch cấp cao của Qualcomm CDMA Technologies

Ông O.H. Kwon, Phó chủ tịch cấp cao của Qualcomm CDMA Technologies (tại Hàn Quốc) YH kiêm Chủ tịch Qualcomm tại Hàn Quốc và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), chia sẻ: “Việc xây dựng một hệ sinh thái di động 5G rộng mở tại Việt Nam cần có sự tham gia của các bên liên quan khác nhau từ phía nhà nước lẫn doanh nghiệp. Bằng cách quy tụ mọi người lại với nhau, chúng tôi tin rằng mình có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các công ty, tổ chức và cùng hợp lực giúp Việt Nam tiến gần hơn đến kế hoạch và mục tiêu về 5G được đề ra. Qualcomm Technologies vẫn giữ nguyên cam kết hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan thông qua việc chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn và công nghệ của mình, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chung,”.

5 cdms hàng đầu trên thế giới năm 2022

Ông Kevin Lee, Tổng Giám Đốc Công ty điện tử Samsung Vina

Ông Kevin Lee, Tổng Giám Đốc Công ty điện tử Samsung Vina, cho biết: “Chúng ta sử dụng các sản phẩm và công nghệ do Qualcomm tạo ra hàng ngày, đặc biệt là những chiếc điện thoại thông minh hỗ trợ 5G của Samsung như dòng Galaxy Z, dòng S hoặc A. Samsung rất vui mừng khi có cơ hội hợp tác lâu dài với Qualcomm trong việc sản xuất chip Snapdragon. Tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác chiến lược của Qualcomm và Samsung sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam lên một tầm cao mới, mang đến trải nghiệm siêu tốc độ cho người dùng trong tương lai,”.

5 cdms hàng đầu trên thế giới năm 2022

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết: “Việt Nam đặt mục tiêu sớm phủ sóng 5G tới các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu, khu công nghiệp có nhu cầu ứng dụng 5G ngay khi cấp phép và đến năm 2025, cơ bản dân số được phủ sóng 5G và đến 2030, 100% dân số được phủ sóng 5G. Với việc sẵn sàng về hạ tầng viễn thông băng rộng qua cáp quang và di động, công nghệ 5G sẽ là tiền đề để tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế thực hiện chuyển đổi số, sẵn sàng cho Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chúng tôi vô cùng cảm kích nỗ lực từ Qualcomm Technologies và Samsung đã dẫn đầu trong việc quy tụ các bên liên quan lại với nhau để thúc đẩy nhanh hơn nữa việc áp dụng công nghệ 5G tại Việt Nam”.

5 cdms hàng đầu trên thế giới năm 2022

Ông Trần Hữu Quyền, Chủ tịch HĐQT VNPT Technology

Ông Trần Hữu Quyền, Chủ tịch HĐQT VNPT Technology, đơn vị Khoa học Công nghệ thuộc Tập đoàn VNPT chia sẻ: “5G sẽ giúp xây dựng một xã hội kết nối, tạo thuận lợi cho triển khai các dịch vụ trực tuyến trên nền tảng số tới mọi người dân, mọi tổ chức. Với nhận thức đó, chúng tôi đã và đang nỗ lực phát triển các sản phẩm, giải pháp cũng như tham gia triển khai hạ tầng kết nối số, các nền tảng số, tận dụng và phát huy hiệu quả các lợi ích của công nghệ 5G, góp phần xây dựng hạ tầng số thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.”

Từ năm 2020, Việt Nam đã được xem là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm và ứng dụng 5G. Điều này có thể trở thành hiện thực là nhờ vào tầm nhìn của chính phủ trong việc thúc đẩy Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhờ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.

Dù các chính sách đã được đề ra, nhiều đối tác trong hệ sinh thái đã và đang đầu tư vào việc triển khai 5G trong nước cũng như phát triển các sản phẩm tận dụng lợi ích từ công nghệ 5G, Qualcomm Technologies và Samsung tin rằng sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa tất cả các bên liên quan sẽ hỗ trợ thúc đẩy 5G trên khắp cả nước.