4 độ là bao nhiêu diop?

Dưới sự tác động của hàng loạt yếu tố, bệnh cận thị đang ngày càng trở thành tật khúc xạ có tỷ lệ cao. Điều đáng nói là không ít trường hợp bị cận nặng và tăng độ cận nhanh chóng gây ra biến chứng nguy hiểm đến thị giác. Vậy bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ và làm cách nào để kiểm soát tăng độ cận? 

1. Các cấp độ của bệnh cận thị

1.1. Cận thị là bệnh gì?

Bệnh cận thị là một trong các dạng tật khúc xạ do giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài, khiến cho các điểm sáng hội tụ trước võng mạc nên người bị cận thị chỉ nhìn thấy được vật ở gần, vật ở càng xa càng không nhìn rõ và thậm chí còn không nhìn thấy được.

4 độ là bao nhiêu diop?

Mô phỏng về mức độ cận thị

Cận thị thường tăng theo thời gian. Độ cận cũng tăng từ lúc thấy mờ cho đến giai đoạn tầm nhìn bị hạn chế hoàn toàn. Muốn mắt nhìn thấy rõ cần phải đeo kính cận hoặc mổ cận thị.

1.2. Các độ cận thị

Có nhiều độ cận thị gồm:

- Cận thị nhẹ: từ -0.25 đến -3 đi ốp.

- Cận trung bình: từ -3.25 đến - 6 đi ốp.

- Cận thị nặng: từ 6.25 đi ốp trở đi.

Như vậy, người bị cận thị từ -6.25 đi ốp trở lên là bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên -10 đi ốp thì lúc này mắt không còn là cận thị đơn thuần nữa mà nó đi kèm sự thoái hóa ở phần sau nhãn cầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do cận thị.

- Cận thoái hóa: chủ yếu xảy ra khi còn nhỏ và do di truyền. Trường hợp này độ cận thị thường tăng rất nhanh làm thị lực nhanh chóng bị giảm sút, có trường hợp sẽ bị mù do không được điều trị sớm.

2. Bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ và làm cách nào kiểm soát tăng độ cận?

2.1. Cận nặng nhất là bao nhiêu độ?

Như đã nói ở trên, người bị cận thị từ -6.25 đi ốp trở lên là bị cận thị nặng. Theo lý thuyết và thực tế đều không có giới hạn cho độ cận thị, người bị cận có thể có thể chỉ cận vài độ hoặc cận đến vài chục độ. Cho nên, sẽ không có mức độ cận thị nặng nhất.

Ngoài ra, cận thị được chia ra thành nhiều loại và mức độ khác nhau như cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị ban đêm, cận thị thứ phát và cận thị thoái hóa. Trong đó, cận thị thoái hóa là mức độ nặng và nguy hiểm nhất.

4 độ là bao nhiêu diop?

Không có con số cụ thể cho vấn đề bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ

Như phân chia ở trên, cận thị gồm nhiều cấp độ nên mỗi người sẽ có mức độ cận khác nhau. Cận thị thoái hóa được xem là nguy hiểm nhất vì dù có điều chỉnh lại kính mắt thì thị lực vẫn chỉ được chấm điểm 8/10, 5/10 hoặc 3/10. Về lâu dài, dạng cận thị này còn làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt.

2.2. Cách kiểm soát tăng độ cận thị

Khi đã giải quyết được băn khoăn bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ thì bạn cũng nên biết cách kiểm soát độ cận của mình. Làm được điều này bạn sẽ có những trải nghiệm cuộc sống thú vị hơn và tránh được những biến chứng xảy ra vì cận nặng.

Để kiểm soát tình trạng tăng độ cận, bạn nên:

- Đeo kính đúng đi ốp được thăm khám và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ

Khi đeo kính đúng đi ốp được thăm khám thì mắt sẽ cân bằng và tránh được cận lệch. Không chỉ thế, việc làm này còn giúp tầm nhìn được phóng xa và có tính bao quát rộng. Nhờ đó mà não bộ được cập nhật nhiều thông tin do thị giác cung cấp. Không những thế, đeo đúng số còn là cách hạn chế các triệu chứng nhức mắt, chóng mặt, nhức đầu.

4 độ là bao nhiêu diop?

Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong khám và điều trị bệnh lý về mắt. Mọi thắc mắc về cận thị hay có nhu cầu thăm khám, quý khách có thể gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được chia sẻ các thông tin phù hợp và hướng dẫn cách đặt lịch khám nhanh chóng.

Cách tính chỉ số Diop như thế nào và cách để phân loại các mức độ cận thị,… sẽ được thapgiainhietliangchi.com chia sẻ ngay sau đây! 

Diop là gì?

Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính để mắt có thể nhìn rõ sự vật như bình thường. Diop được ký hiệu là D, – D dùng biểu thị cận thị, + D biểu thị cho viễn thị. 

Chỉ số Diop càng lớn đồng nghĩa với độ cận thị của mắt càng cao, kính cận đeo sẽ càng dày hơn. Ví dụ: 

  • – 3 Diop: Cận thị 3 độ.
  • +2 Diop: Viễn thị 2 độ.
4 độ là bao nhiêu diop?
Cận 4 độ là bao nhiêu diop?

Cùng quy đổi diop sang độ cận như sau: 

  • 1.5 diop là bao nhiêu độ? Cận 1.5 diop là cận 1.5 độ
  • 3 đi ốp là bao nhiêu độ? Là 3 độ
  • 1 diop là bao nhiêu độ? Là 1 độ
  • 6 diop là bao nhiêu độ? Là 6 độ
  • 2 diop là bao nhiêu độ? Là 2 độ. 

Phân loại các mức độ cận thị

Cận thị đơn thuần

Có nghĩa là thị lực giảm khi nhìn xa, còn khi nhìn gần vẫn bình thường, đây là tật cận thị. Cận thị hình thành bởi sự mất đối xứng giữa công suất quan hệ so với chiều dài của trục trước sau nhãn cầu. 

Trục trước sau nhãn cầu dài hơn so với công suất quan hệ, vì thế gây ra tật cận thị.

Cận thị giả

Khi nhìn vật ở xa bị mờ sau một thời gian làm việc kéo dài, khi thử đeo kính sẽ nhìn rõ vật hơn hẳn. Tình trạng này xảy ra có thể là do mắt làm việc quá sức dẫn đến mờ đi tạm thời. 

Vì thế, cần cho mắt nghỉ ngơi hợp lý, điều độ để tránh bị cận thị thật.

Xem thêm: Omega 3 là gì? Omega 3 có tác dụng gì và lưu ý khi bổ sung

Cận thị thoái hóa

Cận thị kèm theo thoái hóa ở bán phần sau nhãn cầu, tình trạng này xảy ra sớm khi trẻ chưa đi học, có tính chất gia đình. Đây là loại cận thị phát triển rất nhanh khiến cho thị lực bị giảm sút nhanh chóng, có thể gây tăng nhãn áp hoặc bong võng mạc, nguy hiểm hơn là dẫn đến mù lòa.

4 độ là bao nhiêu diop?
Phân loại các mức độ cận thị

Cận thị ban đêm

Loại cận thị này xảy ra vào ban đêm, khi ánh sáng yếu, mắt không thể phân biệt rõ. Ở môi trường ánh sáng mờ, mắt không có điểm để kích thích điều tiết chỉnh, mọi thứ gần như không có độ tương phản lại với mắt.

Cận thị thứ phát

Loại cận thị này xảy ra là do sự dao động đường huyết của bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc do một số rối loạn khác.

Phân loại cận thị theo độ cận:

  • Cận thị nhẹ: < -3.00D
  • Cận thị trung bình: -3.00 đến -6.00D
  • Cận thị nặng: > -6.00D

Phân loại dựa trên tuổi khởi phát bệnh: 

  • Cận thị bẩm sinh: bị ngay khi sinh
  • Cận thị xuất hiện khi trẻ: độ tuổi từ 6 đến dưới 20 tuổi
  • Cận thị trưởng thành: độ tuổi từ 20 – 40 tuổi
  • Cận thị cuối giai đoạn trưởng thành: Trên 40 tuổi

Hướng dẫn cách tính độ cận thị Diop

Đối với người bình thường, mắt sẽ nhìn rõ khi hình ảnh nằm trong giới hạn của điểm cực cận và điểm cực viễn. Đối với những người không bị cận có điểm cực viễn là vô cực. 

Đối với những người có tật cận thị thì điểm cực viễn của mắt càng gần nếu như độ cận càng cao. Hình ảnh khi bị nằm ngoài khoảng cực viễn, mắt sẽ không quan sát được. Vì thế người bị cận sẽ đeo kính để điều chỉnh điểm cực viễn về vô cực như những người bình thường.

4 độ là bao nhiêu diop?
Cách tính độ cận thị diop

Sự tương quan giữa độ cận thị dựa trên điểm cực viễn: 

  • Điểm cực viễn 2m: ứng với mức độ cận -1 Diop.
  • Điểm cực viễn 1m: ứng với mức độ cận là -1.5 Diop. 
  • Điểm cực viễn 0.5m: ứng với mức độ cận là -2 Diop.

Dựa vào đó giúp các bác sĩ có thể xác định được mức độ cận thị, tình trạng sức khỏe mắt của bệnh nhân, từ đó giúp đưa ra những hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe cho mắt một cách tốt nhất.

Công thức tính độ cận

Công thức tính độ cận:

Độ cận = 100/Khoảng cách (cm)

Ví dụ: Khoảng cách 50cm là khoảng cách giúp nhìn rõ, độ cận được tính = 100/50 = 2 độ.

Mức độ cận thị sẽ tương ứng với một khoảng thị lực như sau:

  • Thị lực 6 – 7/10: Độ cận là -0.5 Diop 
  • Thị lực 4 – 5/10: Độ cận là -1 Diop
  • Thị lực 1/10: Độ cận là từ -1.5 đến -2 Diop
  • Thị lực dưới 1/10: Cận trên -2.25 Diop

Thị lực 1/10, 4/10, 7/10,… có tính định lượng, nhưng không cho biết chính xác độ cận của bạn là bao nhiêu. Người có độ cận càng cao, thị lực càng giảm, các số trên cũng sẽ nhỏ dần. 

4 độ là bao nhiêu diop?
Công thức giúp tính được độ cận

Cách đo độ cận phổ biến

Để đo độ cận của mắt người ta thường sử dụng những cách phổ biến sau đây:

  • Máy đo chuyên nghiệp được áp dụng tại các phòng khám, bệnh viện được thực hiện bởi bác sĩ/kỹ thuật viên chuyên ngành. Cách này giúp đảm bảo mang lại kết quả chính xác nhất. 
  • Bảng chữ cái cận thị: với các bảng Landolt (bảng C), Armaignac (bảng E), bảng Parinaud, Snellen, bảng hình và bảng đo thị lực dạng thẻ. Đây là cách kiểm tra được dùng phổ biến giúp phát hiện mắt của bạn có nguy cơ bị cận thị hay không.
  • Đo bằng các ứng dụng online: Cách làm này giúp đánh giá được các loại tật khúc xạ. Trong đó phải kể tới một số app phổ biến như: iCare Eye Test, Eye Care Plus, Eye exam, Prescription Check,…
  • Đo độ cận tại nhà: Dùng vật dụng cơ bản để xác định điểm nhìn cực cận và cực viễn của người muốn đo. Độ chính xác của cách làm này chỉ mang tính chất tương đối.

Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được diop là gì, cũng như các loại cận thị và cách để tính độ cận thị. Nếu như bạn đang muốn kiểm tra xem thị lực của mình như thế nào, độ cận bao nhiêu, hãy đến ngay các cơ sở khám mắt để được kiểm tra chính xác nhất!

2 điốp bằng bao nhiêu độ?

Độ cận thị kí hiệu là D, kí hiệu được ghi trên bề mặt của thấu kính là -D có nghĩa là tật cận thị, ngược lại, nếu là +D thì là tật viễn thị. Chẳng hạn, -1, -2 sẽ tương đương với độ cận thị là 1 độ và 2 độ. Cận 2 diop sẽ được hiểu là cận 2 độ.

3 đi ốt là bao nhiêu độ?

Kí hiệu ghi trên bề mặt thấu kính là –D có nghĩa là tật cận thị (nếu kí hiệu là dấu “+“ là chỉ tật viễn thị). Ví dụ -1D, -2D, -3D tương đương cận thị 1 độ, 2 độ và cận thị 3 độ.

Cần độ là bao nhiêu?

Mức nhẹ: Cận từ - 0,25 đến – 3 Diop. Mức trung bình: Cận từ - 3,25 đến – 6 Diop. Mức nặng: Cận từ - 6,25 đến – 10 Diop. Mức cực đoan: Cận trên – 10,25 Diop.

Cần 5 10 là bao nhiêu độ?

Thị lực 10/10 là mắt đang ở trạng thái tốt nhất và hoàn toàn khỏe mạnh. Thị lực 6 – 7/10 thì bạn có độ cận thị vào khoảng 0.5 Diop. Thị lực 4 – 5/10 tức là độ cận của bạn khoảng từ 1.5 – 2 Diop. Thị lực dưới 3/10 thì thị lực của bạn đang ở mức kém, độ cận cao khoảng từ 2 Diop trở lên.