1 ca máy bao nhiêu giờ


Năng suất của máy làm việc theo chu kỳ sau một giờ làm việc liên tục được xác định theo

công thức :

3600

. v . k1 . k2 ... kn

(6-1)

Ngiờ = n . v . k1 . k2 ... kn hay Ngiờ =

Tck

Trong đó :

n : Số chu kỳ tiêu chuẩn trong 1 giờ làm việc liên tục của máy;

v : Dung tích (năng suất lý thuyết) của máy trong 1 chu kỳ;

k1 . k2 ... kn : Các hệ số tính đến tính năng kỹ thuật của máy và các chỉ tiêu sử

dụng máy trong điều kiện thi công bình thường như hệ số đầy gầu của máy xúc, hệ số tơi

xốp của đất ...

Tck: Thời hạn 1 chu kỳ tính bằng giây.

Máy làm việc liên tục: là máy trong suốt thời kỳ liên tục chỉ thực hiện một chuyển động

liên tục. Ví dụ như máy nghiền đá, băng vận chuyển, máy xúc nhiều gầu ...

Năng suất của máy làm việc liên tục sau 1 giờ làm việc liên tục được xác định theo công

thức sau :

(6-2)

Ngiờ = w. k1 . k2 ... kn

Trong đó :

w : là số lượng sản phẩm sau 1 giờ làm việc liên tục với tải trọng đầy đủ và không

đầy đủ

k1 . k2 ... kn : là hệ số có tính đến ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau

đối với năng suất 1 giờ của máy làm việc liên tục.

6.2 Nội dung chủ yếu của giai đoạn thiết kế thành phần tổ công nhân

Cần phải xác định được số lượng công nhân cần thiết cho quá trình thi công và bậc

nghề của họ, trong đó có số công nhân điều khiển máy và số công nhân phục vụ máy.

Thành phần công nhân điều khiển máy: Nhìn chung từng loại máy đã có quy định về số

công nhân điều khiển ghi trong lý lịch máy. Nhưng trong một số trường hợp mức độ cơ

giới hoá cao và sử dụng nhiều máy cùng loại thì có thể bố trí 1 công nhân điều khiển

đồng thời một số máy.

Nếu điều kiện cho phép 1 công nhân điều khiển nhiều máy thì số máy 1 công nhân điều

khiển có thể được xác định như sau :

Đối với máy hoạt động chu kỳ :

Tca . Kt

(6-3)

m=

T pv

Đối với máy hoạt động liên tục :

Tm

+ 1

(6-4)

m=

61

Tpv

Trong đó :

m : số máy mà công nhân có thể điều khiển;

Tca : độ lâu ca làm việc;

Kt : hệ số sử dụng thời gian;

Tm : thời gian máy có thể hoạt động được;

Tpv: thời gian cần thiết để người công nhân điều khiển máy trong 1 ca

hoặc 1 chu kỳ;

1 : con số thực nghiệm.

Xác định số công nhân xây lắp phục vụ máy:

Đối với máy hoạt động theo chu kỳ: về nguyên tắc phải đảm bảo chu kỳ làm việc của

công nhân < chu kỳ làm việc của máy.

Đối với máy hoạt động liên tục :

Năng suất 1 phút tác nghiệp của máy

Số công nhân phục vụ máy =

Năng suất 1 phút tác nghiệp của CN

Sca

Năng suất 1 phút tác nghiệp của máy =

Tca . Kt

1

Năng suất 1 phút tác nghiệp của

CN =

Ttn

Thiết kế chế độ làm việc của ca máy :

Khi thiết kế chế độ làm việc của ca máy cần vạch ra những sự ngừng việc liên quan

đến tổ chức thi công của máy trong ca làm việc, phạm vi giao động tiêu chuẩn và thời hạn

nhỏ nhất có thể của những sự ngừng máy đó, chế độ làm việc trong xây dựng (như số ca

và độ lâu ca, thời hạn ngừng đặc biệt).

Khi thiết kế chế độ làm việc của ca máy cần tạo mọi khả năng để giảm bớt thời hạn

của những sự ngừng việc đến mức thấp nhất.

Để xác định chế độ làm việc của ca máy cần xác định các thời điểm chủ yếu sau đây:

Thời gian có mặt của công nhân ở nơi làm việc.

Thời gian chuẩn bị cho máy ra hiện trường.

Thời gian bắt đầu công tác có hiệu quả của máy khi bắt đầu ngày làm việc và sau khi

ngừng đặc biệt.

Thời gian kết thúc công tác có hiệu quả của máy trước khi ngừng đặc biệt và trước khi kết

thúc ngày làm việc.

62

Trị số hệ số sử dụng máy trong ca được xác định theo công thức:

100 - ( thl + tđb )

Tca - ( Thl + Tđb )

hay

Ktg =

(6-5)

Ktg =

100

Tca

Trong đó :

Ktg : là hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy;

Tca : là thời hạn 1 ca máy;

Thl : là thời gian ngừng hợp lý được quy định của máy;

Tđb : là thời gian làm việc đặc biệt của máy (ví dụ : đối với máy làm việc có chu kỳ là thời

gian máy làm những công việc không chu kỳ của máy. Đối với máy làm việc liên tục là

thời gian máy chạy không tải);

thl , tđb : là thời gian ngừng hợp lý và thời gian làm việc đặc biệt của máy tính theo trị số

tương đối (%).

Xác định định mức năng suất ca máy , định mức thời gian sử dụng máy :

Định mức năng suất của ca máy được xác định bằng cách nhân định mức năng

suất một giờ máy làm việc liên tục với số giờ làm việc liên tục của máy trong ca. Số

lượng giờ máy làm việc liên tục trong ca chính bằng số giờ máy trong ca nhân với hệ số

sử dụng máy trong ca .

(6-6)

Nca = Ngiờ . Tca . Ktg

1

(6-7)

Đtgm =

Ngiờ . Ktg

6.3 Một số ví dụ và công thức tính định mức cho một số loại máy chính

6.3.1 Định mức cho máy trộn bê tông :

Xác định năng suất của máy trộn bê tông có dung tích 250 lít để sản xuất vữa bê tông

mác 100

Căn cứ tài liệu quan sát , sau khi tiến hành chỉnh lý người ta xác định được :

Thời hạn của các bộ phận trong chu kỳ của máy trộn như sau:

- Đổ vật liệu vào thùng trộn

T1 = 7 giây

- Quay thùng trộn đến vị trí quay

T2 = 4 giây

- Quay thùng trộn để trộn vữa

T3 = 60 giây

- Quay thùng trộn đến vị trí đổ

T4 = 4 giây

- Đổ bê tông đã trộn ở thùng ra

T5 = 11 giây

- Quay thùng trộn về vị trí ban đầu

T6 = 4 giây

Thời hạn 1 chu kỳ máy trộn là :

(i=1-6)

Tck = S Ti = 90 giây

Thời gian của các bộ phận trong chu kỳ của máng đổ vật liệu :

63

- Chất vật liệu vào máng

T7 = 35 giây

- Nâng máng lên

T8 = 10 giây

- Đổ vật liệu từ máng vào thùng trộn

T9 = 8 giây

- Hạ máng xuống

T10 = 4 giây

Thời hạn 1 chu kỳ máy trộn là :

( i = 7 - 10 )

Tck = S Ti = 57 giây

Ngoài ra còn một số phần việc khác :

- Chuyển đá và cát từ bãi đến máng của máy trộn bê tông T11 = 1.5 phút

- Chuyển hỗn hợp bê tông từ máy trộn đến nơi sử dụng

T12 = 3 phút

Hệ số xuất liệu (a) tức là khối lượng bê tông máy trộn ra chiếm bao nhiêu phần khối

lượng vật liệu a = Vđã trộn/V. Kết quả quan sát cho thấy a = 0,7.

So sánh Tckỳ của thùng trrộn = 90 giây > Tckỳ của máng đổ vật liệu = 57 giây. Vì vậy năng

suất của máy trộn bê tông cần phải xác định theo Tckỳ của thùng trộn.

Năng suất kỹ thuật của máy trộn bê tông sau 1 giờ:

3600

3600

.V.a =

. 0,25 . 0,7 = 7 m3/giờ

Nsgiờ =

90

Tck

Trong đó V là dung tích thùng trộn : 250 lít = 0,25 m3

Tính hệ số sử dụng thời gian theo công thức (6 - 5 ) :

Theo kết quả quan sát thì thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật tổ chức thi công bao gồm :

Thời gian máy trộn chờ đợi để cấp vật liệu vào thùng lúc đầu ca và sau khi nghỉ trưa giữa

ca :

2 . (T11 + T7 + T8) = 2 . (1,5 . 60 + 35 + 10) = 270 giây = 4,5 phút

Thời gian máy trộn phải nghỉ trước một mẻ trộn cuối cùng trước lúc nghỉ ăn trưa giữa ca

và trước khi kết thúc ca làm việc :

2 . T12 = 2 . 3 = 6 phút

Vậy Tngtc = 4,6 + 6 = 10,6 phút

Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên theo kết quả quan sát và đã được chỉnh lý :

Tnggl = 10% Tca = 60 . 8 . 0,1 = 48 phút

Thời gian đặc biệt trong trường hợp này coi như không có :

480 - ( 10,6 + 48 )

Tca - ( Thl + Tđb )

Ktg =

=

= 0,88

480

Tca

1

1

=

= 0,162 giờ/m3

Đtgm =

7 . 0,88

Nsgiờ . Ktg

Nsca = 7 . 8 . 0,88 = 49,28 m3

64

6.3.2 Định mức cho máy xúc gầu thuận :

Xác định năng suất của máy xúc gầu thuận theo các tài liệu sau :

Máy có dung tích gầu v= 0,5 m3, Chiều cao hố đào 1m, đất nhóm 1 . Hệ số đầy gầu kđ =

0,88.

Sau khi chỉnh lý các tài liệu quan sát, người ta xác định được thời hạn trung bình của các

phần tử trong chu kỳ như sau:

+ Ngoạm đất vào gầu

T1 = 5 giây

+ Nâng gầu kết hợp với quay

T2 = 6 giây

+ Đổ đất từ gầu ra

T3 = 11 giây

+ Quay gầu trở về kết hợp hạ gầu

T4 = 7 giây

Ngoài ra thời gian ngừng máy hợp lý và thời gian đặc biệt là T5 = 40 phút.

Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên : tnggl = 12% ; Tca = 8 giờ

Giải :

Tck = T1 + T2+ T3+ T4 = 5 + 6 + 11 + 7 = 29 giây

Năng suất giờ của máy sau 1 giờ làm việc liên tục:

3600

3600

. v . kđ =

. 0,5 . 0,88 = 55 m3 đất

Nsgiờ =

29

Tck

Hệ số sử dụng thời gian của máy :

480 - ( 40 + 58 )

Tca - ( Thl + Tđb )

=

= 0,8

Ktg =

Tca

480

Định mức thời gian sử dụng máy :

Đtgm =

=

= 0,023 giờ/m3

Định mức thời gian tính cho 100 m3 là : 2,300 giờ máy

Định mức năng suất ca máy :

Nsca = 55 . 8 . 0,8 = 352 m3

6.3.3 Định mức cho máy băng truyền

Định mức năng suất của máy băng truyền trong 1 ca làm việc thuần tuý được xác định

bằng công thức :

(T/ca)

Nsca = kx . 3600 . F . v . g . Tca . Ktg

Trong đó :

kx: hệ số sử dụng khối lượng sản phẩm của băng truyền khi xét đến độ nghiêng

của nó;

F : thiết diện của sản phẩm nằm trên băng (m2);

v : tốc độ vận chuyển (m/giây) tuỳ thuộc vào vòng quay của trục chủ động;

g : tỉ trọng của sản phẩm (T/m3)

65

Định mức cho máy bơm bê tông :

p . d2

. s . n . j . Tca . Ktg

(m3/ca)

Nsca = 60 .

4

Trong đó :

d : đường kính pít tông;

s : chiều dài di chuyển pít tông (m);

n : số lần di chuyển pít tông trong 1 phút;

j : hệ số đẩy của pít tông, phụ thuộc vào kết cấu loại bơm và độ đặc của vữa (0,6 0.9).

Câu hỏi

1. Phương pháp xác định năng suất của máy sau một giờ làm việc thuần tuý và liên tục

2. Nội dung chủ yếu của giai đoạn thiết kế thành phần tổ công nhân

CHƯƠNG 7 ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU TRONG XÂY DỰNG

7.1 Nhiệm vụ của định mức tiêu dùng vật liệu trong xây dựng

Trong sản xuất việc sử dụng vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm

ngoài chi phí về lao động sống và máy móc thiết bị . Sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm sẽ

nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt đối với ngành xây dựng cơ bản, vì tỉ trọng của chi

phí vật liệu trong giá thành công trình xây dựng cơ bản chiếm khoảng 60 - 70%, và thực

tế chỉ rõ rằng nếu giảm bớt được 1% chi phí vật liệu có thể đảm bảo hạ thấp giá trị của

công tác xây dựng hàng năm nhiều tỷ đồng.

Để sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm cần thiết phải có hệ thống định mức tiêu dùng vật

liệu, định mức đó được xây dựng có căn cứ khoa học kỹ thuật và việc sử dụng chúng

trong quá trình sản xuất một cách đúng đắn.

Hệ thống định mức này là căn cứ để xác định nhu cầu vật liệu , và là cơ sở cho việc

tính toán kiểm tra chi phí thực tế của vật liệu xây dựng, giúp các đơn vị thi công thực hiện

tổ chức, quản lý trong sản xuất và hạch toán kinh tế.

Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật là cơ sở chủ yếu khi lập định mức dự

toán cho các công tác xây lắp và các loại kết cấu xây dựng.

Ngoài ra định mức tiêu dùng vật liệu còn có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến kỹ

thuật phát triển, tăng năng suất lao động , nâng cao trình độ quản lý kinh tế trong xây

dựng cơ bản.

Định mức tiêu dùng vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nó bao gồm vật liệu trực tiếp tạo

ra sản phẩm và lượng vật liệu hao hụt, mất mát cho phép trong quá trình vận chuyển, cất

dữ và thi công.

Phần vật liệu hữu ích : là lượng vật liệu cần thiết ít nhất để tiến hành chế tạo đơn vị

sản phẩm , mà không tính đến phế liệu và mất mát vật liệu sinh ra trong tất cả các giai

66

đoạn vận chuyển, bảo quản và thi công ... Đây chính là chi phí vật liệu cần thiết để chế tạo

ra thực tế sản phẩm .

Phế liệu : là phần vật liệu còn lại không thể sử dụng để tạo thành sản phẩm cần thiết ,

nhưng có thể sử dụng để chế tạo sản phẩm khác nào đó. Ví dụ : phế liệu gỗ (Mẫu vụn, vỏ

bào, mụn cưa ...) có thể dùng để làm gỗ ván ép, gỗ dán hoặc các sản phẩm khác.

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó, phế liệu được phân thành phế liệu trừ bỏ

được và phế liệu khó trừ bỏ được (phế liệu cho phép).

Phế liệu trừ bỏ được là những phế liệu không thể xẩy ra khi tiến hành công tác theo đúng

yêu cầu của quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công.

Phế liệu khó trừ bỏ được là những phế liệu sinh ra không thể tránh khỏi được ngay cả

trong những điều kiện sử dụng vật liệu hợp lý. Ví dụ : phế liệu gỗ xẻ sinh ra khi chế tạo

các chi tiết hay kết cấu bằng gỗ.

Mất mát vật liệu : khác với phế liệu, nó là phần vật liệu còn lại không thể sử dụng được

cho bất cứ sản phẩm nào. Ví dụ: phần vữa bê tông còn lại bị rắn, xi măng bị rắn chắc và

mất mát khi phun ... mất mát trong quá trình vận chuyển hoặc quá trình đưa vào sản xuất.

Mất mát khó trừ bỏ được là những mất mát xảy ra khi đã thực hiện đúng nguyên tắc

sản xuất và sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm.

Định mức tiêu dùng vật liệu được xác định trên một đơn vị đo của sản phẩm xây dựng

thích hợp và được tính theo công thức:

(7 - 1)

V0 = V 1 + P + M

Trong đó :

V0 : Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật

V1 : Định mức vật liệu hữu ích;

P : Phế liệu cho phép;

M : Mất mát vật liệu cho phép.

Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật là số lượng vật liệu cần thiết để chế

tạo một đơn vị sản phẩm xây dựng thích hợp, thoả mãn các yêu cầu của điều kiện kỹ

thuật trong sản xuất.

7.2 Các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu

Những phương pháp cơ bản dùng để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu trong

xây dựng là phương pháp phân tích nghiên cứu, phương pháp thí nghiệm và phương pháp

phân tích tính toán. Ngoài ra có thể dựa trên cơ sở những tài liệu thống kê - kỹ thuật.

Tuỳ thuộc vào tính chất của vật liệu và kết cấu được tạo thành bởi chúng, định mức tiêu

dùng vật liệu có thể hình thành từ kết quả của việc áp dụng 2 hoặc 3 phương pháp.

Phương pháp thống kê kỹ thuật : định mức tiêu dùng vật liệu được thực hiện bằng cách đo

số lượng vật liệu khi cung cấp và số lượng còn lại sau khi công tác hoàn thành.

Phương pháp phân tích nghiên cứu : là phương pháp mà định mức tiêu dùng vật liệu được

xác định trên cơ sở quan sát trực tiếp tại nơi làm việc bằng cách đo và ghi chép số lượng

67