Xử lý địa ốc alibaba

Báo người lao động điện tử

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

© Giấy phép số 115/GP- BTTTT cấp ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên tập: TÔ ĐÌNH TUÂN

Phó Tổng Biên tập: DƯƠNG QUANG, BÙI THANH LIÊM

Tổng Thư ký Tòa soạn: LÊ CƯỜNG

Tải ứng dụng đọc báo Người Lao Động

Xử lý địa ốc alibaba
Xử lý địa ốc alibaba

Nêu yêu cầu tại phiên tòa, một bị hại cho cho biết đại diện cho 37 người xin HĐXX giảm nhẹ tội cho các bị cáo trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Công ty Địa ốc Alibaba.

Xử lý địa ốc alibaba

Các bị hại theo dõi phiên xét xử tại khu vực sân tòa án (hình: Zingnews)

Phiên xét xử vụ án Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “rửa tiền” tiếp tục phần thẩm vấn các bị hại.

Trong thời gian từ 12-15/12, HĐXX sẽ làm việc với 1.418 bị hại của 8 "dự án ma" có liên quan đến Công ty Địa ốc Alibaba. Trong phiên xét hỏi ngày 12/12, có khoảng 300 bị hại trình diện tòa án. Các bị hại sẽ trình bày các nội dung về thiệt hại và phương án bồi thường mong muốn.

Đáng chú ý, tại phiên xét hỏi buổi chiều, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại N.Đ.D. đã đề nghị HĐXX cho bị hại Duy trình bày yêu cầu của mình. Ông D. cho biết đại diện cho 37 bị hại, đọc đơn cứu xét xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm, báo Công lý thông tin.

Theo ông D., lý do ông xin giảm hình phạt cho các bị cáo là trong quá trình làm việc với Công ty Alibaba, ông cảm thấy mọi thông tin công ty đều công khai, minh bạch. Hiện nay, được biết các bị cáo đều có các hoàn cảnh gia đình khó khăn, là lao động chính trong gia đình, nuôi con nhỏ.

Ngược lại, một số bị hại cũng đề nghị HĐXX xử lý nghiêm đối với các bị cáo chưa nhận thức hành vi vi phạm của mình.

Một thông tin cũng được quan tâm tại phiên xét hỏi bị hại là phương án bồi thường các bị hại mong muốn. Theo đó, các bị hại yêu cầu công ty địa ốc Alibaba trả lại số tiền thấp nhất là 62 triệu đồng, bị hại yêu cầu trả lại nhiều nhất là 5,9 tỉ đồng, cho 17 lô đất đã đầu tư.

Nhiều bị hại muốn được nhận đất thay vì nhận tiền, có trường hợp muốn nhận 1 phần đất, 1 phần tiền, một số người yêu cầu phía công ty bồi thường cả khoản lãi 20-30% như đã cam kết trước đó.

Được biết phiên xét hỏi bị hại sẽ diễn ra từ 13-21/12, với hơn 4.500 liên quan đến 58 dự án của Địa ốc Aliababa và các công ty trực thuộc.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập Công ty Địa ốc Alibaba và 22 công ty trực thuộc, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật.

Luyện sử dụng các pháp nhân này để này mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... rồi san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng trái phép, vẽ ra 58 dự án ma, tự phân lô, tách thửa trái pháp luật, quảng cáo để bán cho hàng nghìn người, chiếm đoạt 2.260 tỉ đồng.

Công ty địa ốc Alibaba sử dụng nhiều hình thức để huy động vốn của khách hàng như: Thanh toán linh hoạt, mua lại thửa đất với giá cao, trả lãi cao dựa trên số tiền khách hàng đóng vào hoặc thuê lại... Dòng tiền có được từ các dự án ma được chuyển về công ty mẹ.

Hơn 4.000 nạn nhân Alibaba: Tiền mất, gia đình tan vỡ, có lấy được tài sản?

Tại phiên tòa, chủ tịch Alibaba khẳng định "không lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ai cả"

Tại phiên tòa xét xử Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Công ty Địa ốc Alibaba) và đồng phạm, Viện Kiểm sát giải thích sản phẩm giao dịch giữa công ty Alibaba và các bị hại không có thật nên khó có thể thực hiện bồi thường đất như nguyện vọng.

Giao dịch sản phẩm không có thật

Phiên xét xử vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “rửa tiền” liên quan đến Công ty Địa ốc Alibaba tiếp diễn với phần thẩm tra bị hại.

Nêu lên nguyện vọng về phương án bồi thường, nhiều bị hại yêu cầu được cấp đất như cam kết của Công ty Alibaba. Các bị hại trình bày trong hợp đồng ký với Công ty Alibaba là mua đất thổ cư, có số lô, số thửa đất, mục đích mua đất để ở dưỡng già, không phải mua để đầu tư kiếm lợi nhuận nên muốn nhận đất, không muốn nhận tiền.

Xử lý địa ốc alibaba

Hợp đồng giao dịch giữa bị hại và công ty Alibaba (hình: Zingnews)

Theo Tiền Phong, Viện Kiểm sát ghi nhận yêu cầu của bị hại, phân tích về các phương án bồi thưởng khả thi. Theo đó, sản phẩm phía Alibaba giao dịch với bị hại là đất nông nghiệp, không phải đất thổ cư như trong hợp đồng các bị hại cung cấp.

“Bị hại và Công ty Alibaba giao dịch một sản phẩm không có thật, nay bị hại đề nghị được nhận lại đất thì HĐXX lấy đất thổ cư đâu để giao", đại diện Viện Kiểm sát nêu rõ.

Quá trình thẩm vấn, các bị hại đưa ra nhiều yêu cầu, trong đó có các yêu cầu như nếu không lấy lại được tiền thì lấy đất hoặc xin chuyển từ dự án này sang dự án khác. HĐXX lưu ý các bị hại cần cân nhắc vì nếu xét thấy yêu cầu không đúng quy định, tòa sẽ xem xét bác yêu cầu.

Nguyễn Thái Luyện giải thích về "đất thổ cư" trong hợp đồng

Trước đó, tại phần thẩm vấn bị cáo, ghi nhận của Vietnamnet, luật sư bào chữa đã đặt câu hỏi cho bị cáo Nguyễn Thái Luyện về phương án bồi thường khi khách hàng yêu cầu: “Nếu khách hàng yêu cầu chi trả tiền hoặc đất thì bị cáo có trả không?”

Trả lời câu hỏi của luật sư, Nguyễn Thái Luyện cho biết: “bây giờ khách hàng đồng loạt muốn lấy lại tiền, công ty chỉ việc thanh lý các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất này thì đảm bảo sẽ có khả năng chi trả”.

Nguyễn Thái Luyện tự tin khẳng định những lô đất nông nghiệp mà công ty đã bán có thể "ra sổ" vì khu đất này được quy hoạch thổ cư hoặc có sẵn quy hoạch thổ cư, do đó bị cáo ký bán đất thổ cư là không sai.

Xử lý địa ốc alibaba

Bị cáo Nguyễn Thái Luyện tại phiên xét xử (hình Người lao động)

Báo Người lao động ghi nhận cáo trạng vụ án, nhiều cá nhân đại diện pháp luật của Công ty Alibaba và 22 công ty con đã ký hợp đồng bán đất thổ cư cho khách hàng trong khi hiện trạng là đất nông nghiệp. Thậm chí, có trường hợp, dù không ký hợp đồng đặt cọc hoặc nhận chuyển nhượng lô đất nông nghiệp thuộc sở hữu của người dân đang sử dụng nhưng Luyện vẫn tự đặt tên dự án, phân lô, chia nền, trên đất nông nghiệp của người khác để thu hút nguồn tiền từ khách hàng.

Đáng chú ý, bị cáo Luyện cho rằng cáo trạng chưa đúng vì thực tế, Công ty Alibaba bán 1.000-2.000 lô đất dự án mỗi tháng, kéo dài nhiều năm trước khi Luyện bị bắt. Do vậy, số người mua đất phải nhiều hơn rất nhiều so với con số khoảng 4.500 người mà cáo trạng nêu.

Về nội dung này, chủ tọa phiên xử cho biết có sự trùng lặp dữ liệu và đang rà soát lại con số chính xác. Tuy nhiên, số liệu thực tế chỉ dao động khoảng 4.000 người. Ngoài ra, HĐXX vẫn tiếp tục nhận được đơn tố cáo của các bị hại trong vụ án.

Chủ tọa cho biết, để tránh mất thời gian và tạo áp lực cho lực lượng hỗ trợ, toà án sẽ dừng tiếp nhận đơn từ ngày 16/12. Do đó, nếu các khách hàng chưa kịp nộp đơn mà thấy cần thiết thì nộp đơn ra toà giải quyết bằng 1 vụ kiện dân sự khác.

Nguyễn Thái Luyện đối diện án chung thân, từng muốn biến Alibaba thành doanh nghiệp Top đầu Đông Nam Á

Hơn 4.000 nạn nhân Alibaba: Tiền mất, gia đình tan vỡ, có lấy được tài sản?