Xử lý chuồng trại chăn nuôi

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Q.Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: [email protected]

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.

Nếu người chăn nuôi sát trùng không đúng kỹ thuật, mầm bệnh có thể vẫn còn, lây bệnh cho lứa sau. Vì vậy, cần tăng cường vệ sinh, tiêu độc sát trùng toàn bộ dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, khu vực xung quanh liên tục trong vòng 1 tháng sau khi đàn lợn bị tiêu hủy theo kỹ thuật sau:

1. Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại

- Quét dọn, thu gom toàn bộ rác, chất thải chăn nuôi, chất độn chuồng để tiêu hủy bằng cách đốt. Các loại thức ăn, thực phẩm, thanh chắn gỗ, giàn mát... ở trong trại xảy ra dịch bệnh cũng phải tiêu hủy.

- Phun sát trùng định kỳ 1 lần/ngày toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh, nhà ở công nhân… trong 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

- Tất cả dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh sát trùng kỹ lưỡng để hạn chế tối đa dịch bệnh tái bùng phát cho lứa sau.

- Vệ sinh tất cả bề mặt của xe như thùng xe, bánh xe, gầm xe, hai bên hông xe… bằng xà phòng. Sử dụng vòi phun có áp lực cao phun sạch các bề mặt và chờ khô. Sau đó phun thuốc khử trùng toàn bộ bề mặt xe.

2. Vệ sinh sát trùng xung quanh trại

- Phát quang toàn bộ cây, cỏ trong trại và khu vực xung quanh trại. Rải vôi bột hoặc sử dụng dung dịch vôi 1% phun toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi và bên ngoài trại.

- Nước trong ao hồ phải được xử lý bằng vôi với liều 1%. Nhưng để bảo đảm hiệu quả, người chăn nuôi cần xác định thể tích nước trong hồ để tính toán đúng liều lượng cần sử dụng.

- Đối với hệ thống biogas cần thường xuyên theo dõi hoạt động và nhiệt độ của hầm biogas, bảo đảm luôn hoạt động tốt với nhiệt độ bên trong hầm biogas ở giai đoạn sinh khí methane là 55 độ C. Ở nhiệt độ này có thể tiêu diệt được nhiều mầm bệnh có trong phân.

- Tiêu diệt động vật mang trùng như ruồi, muỗi, chuột và các loại côn trùng khác.

3. Tiến hành tái đàn sau khi vệ sinh tiêu độc

- Sau 15 ngày khi đã vệ sinh, tiêu độc chuồng trại xong, tiến hành vệ sinh tiêu độc lần 2. Sử dụng thuốc sát trùng phun toàn bộ khu vực chuồng nuôi và khuôn viên trại.

- Trong thời gian này, người chăn nuôi nên đóng kín cửa chuồng. Với những trại chăn nuôi theo mô hình chuồng hở, khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang mô hình chuồng kín nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan từ bên ngoài vào trại.

- Phun thuốc sát trùng toàn bộ hệ thống chuồng trại và khuôn viên trại trước khi nhập lợn về 30 ngày. Cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn.

- Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, lấy mẫu để xét nghiệm virus bệnh tả lợn châu Phi. Nếu xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh tả lợn châu Phi mới được tái đàn 100% tổng đàn.

- Trước khi thả lợn 1 ngày để tái đàn 100% cần phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và khuôn viên trại.

Dịch tả heo châu Phi đang gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi heo của cả nước. Và hiện tại, khi giá heo tại một số địa phương đang có xu hướng tăng lên, một số chủ trại heo đang có ý định tăng đàn hoặc nuôi heo trở lại sau cơn khủng hoảng để đón giá heo được dự đoán sẽ tăng đột biến vào cuối năm. Tuy nhiên, đối với các trại heo đã bị dịch tả heo Châu Phi, cần lưu ý Công tác Tiêu độc – Khử trùng chuồng trại kỹ lưỡng để tránh những rủi ro về dịch bệnh sẽ tái phát.

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách tiêu độc khử trùng trang trại sau khi bị dịch tả heo châu Phi từ Bộ phận Kỹ thuật của Công ty Sunjin.

Theo: Nguyễn Hữu Lực

                                                                                             Trưởng Bộ phận Kỹ thuật Sunjin Vina

  1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐÀN SAU DỊCH

“ Thời điểm tái đàn sau dịch là sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.”

Tài liệu tham khảo: Theo thông tư:

“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn”.

  1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI
  • Là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra.
  • Bệnh có nhiều biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình.
  • Tỷ lệ bệnh và chết cao (100%).
  • Bệnh đặc trưng như thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận.
  • Khi bệnh xảy ra, trở thành dịch và lưu cữu nhiều năm.
  • Virus có sức sống rất tốt: trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2-2,5 năm, phân ẩm 122 ngày,nước tiểu 45 ngày.
  • Nhạy cảm với các chất sát trùng: Formol 2%, NaOH 3 - 4% và các loại thuốc sát trùng chuồng trại.
  • Khi chuồng trại bị vẫy nhiễm vi rút ASF rất khó để tiêu diệt mầm hoàn toàn nếu vệ sinh và tẩy uế không dúng cách.

Do đó phải tăng cường tiêu độc khử trùng toàn bộ liên tục trong vòng 1 tháng sau khi tiêu hủy lợn bệnh nhằm NGĂN CHẶN Dịch tả heo châu Phi tái bùng phát.

Một số câu hỏi đặt ra:

1/ Liệu sau 30 ngày có thể tái đàn?

2/ Các trại đã thực sự làm tốt công tác tẩy uế chuồng trại, làm tốt công tác an toàn sinh học trong chăn nuôi?

3/ Liệu sau tái đàn các trại có bị mắc dịch ASF trở lại?

  1. NGUYÊN TẮC VỆ SINH CHUỒNG TRẠI
  • Dọn dẹp từ trong ra ngoài
  • Làm sạch cơ học trước
  • Vệ sinh thực hiện từ nơi sạch đến nơi bẩn (không được làm ngược lại)
  • Chỉ phun thuốc sát trùng khi đã làm sạch bề mặt chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
  • Sau khi phun phải để khô hoàn toàn mới sử dụng.

Bước 1: Vệ sinh sát trùng chuồng trại

  • Phải loại bỏ các vật chất cơ học trong chuồng bằng cách gom tất cả vật dụng chăn nuôi ra ngoài ngâm sát trùng.
  • Tiêu hủy rác thoải và các vật dụng không cần thiết.
  • Tháo dỡ tấm đan mang ra bể ngâm.

Xịt rửa sạch sẽ các các vật chất hữu cơ trên bề mặt chuồng và khung chuồng

  • Xịt rửa toàn bộ trần, tường bao, khung chuồng, hệ thống cống rãnh trong chuồng. Cọ rửa sạch sẽ các máng ăn, đường nước uống
  • Vệ sinh tủ điện, quạt thông gió.
  • Tháo giàn mát, xịt rửa vệ sinh sạch sẽ bụi và rác thải sau đó xả ống cặn, thay phun ống nước, vệ sinh rác thải, thay nước hố giàn mát

Phun Xút

  • Tiến hành dùng xút tỷ lệ 1:50. tưới 1l dd xút cho 1,5m2 diện tích bề mặt nuôi. Đợi trong vòng 60 phút để cho phân bụi bẩn bong tróc ra.
  • Rửa lại bằng nước sạch với máy áp lực cao( toàn bộ khung, nền, tường, trần, cỗng rãnh)

Chú ý: lặp lại các bước trên ít nhất 2 lần

  • Tháo rỡ toàn bộ hệ thống núm uống và ống dẫn nước, ngâm trong xút 1% ít nhất 12 h
  • Làm sạch bằng cách xả hết nước trong đường ống, pha nước sát trùng, Ion Ag+, hoặc Clorin ngâm đường ống 24h, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Làm 1 lần/ tuần cho đến khi nuôi lại heo
  • Xịt rửa đan nhựa, đan bê tông và các dụng cụ chăn nuôi
  • Ngâm tấm đan, dụng cụ chăn nuôi bằng xút 1% sau 12h sau đó Dùng máy áp lực cao xịt rửa sạch

Chú ý: Lặp lại ít nhất 2 lần

Xử lý chuồng trại chăn nuôi
  • Xông foocmol thuốc tím: Liều lượng khuyến cáo: Liều 60g thuốc tím + 120ml formol (40%) dùng cho 2.8 m3

Sau khi xử lý xong đóng kín chuồng 30 ngày mới tái đàn 

Xử lý chuồng trại chăn nuôi

Lưu ý: Trước khi tái đàn cần lấy mẫu nước và mẫu bề mặt không khí để kiểm tra trước khi tái đàn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì mới tái đàn