Xây tầng 2 đua ra bao nhiêu

Tôi mới mua nhà ở mặt phố có vỉa hè rộng 2,5m. Căn nhà cũ tồn tại từ trước đã có ban công (chiều dài 1m rộng 60cm) từ tầng 2 đua ra khoảng không trên vỉa hè. Tôi xin hỏi nếu tôi muốn sửa lại ban công rộng thêm ra có phải xin phép không? Tôi được phép

Tôi mới mua nhà ở mặt phố có vỉa hè rộng 2,5m. Căn nhà cũ tồn tại từ trước đã có ban công (chiều dài 1m rộng 60cm) từ tầng 2 đua ra khoảng không trên vỉa hè.


Tôi xin hỏi nếu tôi muốn sửa lại ban công rộng thêm ra có phải xin phép không? Tôi được phép xây dựng những bộ phận của ngôi nhà như ban công, mái đua, mái vẩy nhô ra là bao nhiêu? Đỗ Đình Đại (Hà Nội)

Trả lời

Theo quy định tại Điều 62 của Luật Xây dựng về Giấy phép xây dựng thì trường hợp xây dựng các công trình làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng. Như vậy việc ông định sửa ban công rộng thêm ra thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng.

Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì những phần được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua... nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:

+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

LS Bạch Tuyết Hoa

 Là 1 trong những bộ phận quan trọng đối với kiến trúc nhà ở, ban công không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan mà còn có nhiều công năng sử dụng đối với gia chủ. Vậy với nhà cao tầng ở thành phố, đô thị thì quy định đua ban công như nào? Cập nhật ngay kiến thức mà Xây Dựng Minh Bảo cung cấp dưới đây để không thi công xây nhà sai quy định hành chính bạn nhé.

1. Vai trò của ban công trong kiến trúc nhà ở

Ban công là một chi tiết rất nhỏ trong thi công xây nhà tuy nhiên vai trò của nó lại rất lớn, có thể điểm qua một vài lợi ích của ban công như:

  • Với những gia chủ có tâm hồn “chill” thì ban công là nơi để họ thỏa thích sáng tạo ngồi uống trà chiều hoặc trồng cây, trồng hoa, ngắm bình minh hoàng hôn, ngắm phố phường…
  • Với các căn hộ nhỏ hoặc căn hộ kiểu nhà ống thì ban công thực sự là cứu cánh cho sự bí bách, chật chội. Giúp đón gió, đón nắng, lưu thông không khí.
  • Ở thành phố, đô thị lớn các hộ gia đình thường tận dụng ban công để làm nơi phơi đồ hoặc lắp đặt 1 số thiết bị như máy giặt, máy sấy, cục nóng điều hòa,…thậm chí là để chuồng nuôi thú cưng.
Ban công là bộ phận có nhiều lợi ích đối với nhà ở.

Chính vì những lợi ích trên, mà rất nhiều gia chủ muốn thêm ban công trong kiến trúc căn nhà mình. Điều này khá dễ dàng ở khu vực nông thôn, hoặc các khu biệt thự riêng vì kiểu gì thì ban công cũng vẫn nằm trong không gian mảnh đất của mình. Nhưng ở thành phố thị trấn thì lại là cả một vấn đề khi không gian những nơi này nhỏ hẹp, phụ thuộc vào cảnh quan chung của ngõ hẻm…, đua ban công phải tuân thu nghiêm ngặt quy định của nhà nước.

2. Ban công được đua ra mấy mét?

Muốn tham khảo chi tiết và đầy đủ về việc ban công được đua ra mấy mét thì các bạn có thể tra cứu tại các tài liệu dưới đây:

  • Luật xây dựng 2014
  • Quyết định số 04/2008/QĐ- BXD của Bộ Xây Dựng v/v: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
  • Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh BĐS; Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; Quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; Quản lý phát triển nhà và công sở.

Lược dẫn điều 2.9 trong Quyết định 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng” có quy định về việc đua ban công như sau:

Trong khoảng không cao từ 3,5m so với vỉa hè trở lên, các bộ phận cố định của ngôi nhà như ô văng, ban công, mái đua,…(trừ mái đón mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện:

  • Độ vươn ra (đua ra) tùy thuộc vào chiều rộng lộ giới, được quy định chi tiết tại bảng bên dưới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè tối thiểu 1m.
  • Vị trí độ cao và độ đua ra (vươn ra) của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong những hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như cho tổng thể toàn khu vực.
  • Phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo buồng hay lô gia

       Cụ thể như sau:

  • Chiều rộng lộ giới < 7m (L < 7m) thì không được không được phép xây dựng ban công
  • Chiều rộng lộ giới từ 7m đến 12m (7m < L < 12m) thì được phép xây dựng ban công 0.9m
  • Chiều rộng lộ giới từ 12m đến 20m ( 12m < L < 20m) thì được phép xây dựng ban công 1.2m
  • Chiều rộng lộ giới từ 20m trở lên (L >= 20m) trở lên thì được phép xây dựng ban công 1.4m

Vậy thì ban công được đua tối đa 1,4m với điều kiện chiều rộng lộ giới phải trên 15m. Và dù đua ra bao nhiêu thì đều phải tuân thủ tuyệt đối an toàn lưới điện chung đó là: Cách đường dây có vỏ bọc tối thiểu 0,7m và cách đường dây trần tối thiểu 1m.

Đối với ban công biệt thự riêng, gia chủ có thể thoải mái đua ra và decor theo phong cách riêng.

Ban công của các biệt thự riêng có thể thỏa mái đua ra và decor theo phong cách của gia chủ.

3. Ban công đua sai quy định sẽ xử lý như thế nào?

Với các quy định rất rõ ràng về việc đua ban công như đã trình bày ở trên, bất kỳ chủ đầu tư hay gia chủ nào vi phạm đều sẽ bị xử phạt hành chính bằng tiền mặt. Mức phát từ 500 nghìn đồng đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng còn có thể bị cưỡng chế tháo dỡ.

  • Phạt từ 500,000 – 1,000,000 VNĐ với các nhà ở riêng lẻ ở nông thôn
  • Phạt từ 10 triệu đến 20 triệu VNĐ với các nhà ở riêng lẻ ở thành phố và khu đô thị
  • Phạt từ 30 triệu đến 50 triệu VNĐ với các công trình được đầu tư
Nếu bạn xây nhà trong hẻm nhỏ thì nên tìm hiểu kỹ về vấn đề đua ban công để tránh bị phạt.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết “Ban công được đua mấy mét?” của Minh Bảo. Chúng tôi chuyên tư vấn và thi công xây nhà trọn gói, thi công sửa chữa nhà. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây nhà, Minh Bảo đã có nhiều dự án tư vấn đua ban công thành công cho các hộ gia đình trong ngõ nhỏ hoặc địa hình không thuận lợi. Nếu các bạn cũng đang gặp phải tình trạng tương tự thì hãy liên hệ đến hotline 0931 386 222 để Minh Bảo tư vấn phương án giúp bạn nhé.