Xã hội pháp quyền hiện đại tiếng anh là gì năm 2024

Chế độ “pháp quyền” hay “nhà nước pháp quyền” ở phương Tây

ở Châu Âu, thuật ngữ “Rechtstaat” * nhà nước pháp quyền khởi nguồn từ những nhà hiến pháp học và những nhà triết học pháp quyền của Đức vào thế kỷ XIX. Thuật ngữ này có yếu tố nhà nước, đề cập đến một thuộc tính cụ thể của nhà nước- tính pháp quyền. Nhà nước pháp quyền bên cạnh ý tưởng về một chính quyền được đặt dưới quyền lực của pháp luật còn là một mô hình giới hạn công quyền bởi pháp luật để bảo vệ các quyền và tự do của công dân. Kiểm soát công quyền bằng pháp luật là nội dung cốt lõi của nhà nước pháp quyền. Theo quan điểm này, Barry Hager thuộc Trung tâm Mansfield về các vấn đề Thái Bình Dương đưa ra một số tiêu chí xác định nhà nước pháp quyền như sau: 1. Khi cơ quan lập pháp ban hành một đạo luật, công dân có quyền đặt câu hỏi về tính hợp hiến của đạo luật đó. 2. Khi cơ quan hành pháp thực hiện một hành động, công dân phải có quyền đặt câu hỏi về tính hợp hiến, hợp pháp của hành động đó; và 3. Khi cơ quan tư pháp thực hiện xét xử thì công dân phải được quyền kháng cáo; nếu quyền kháng cáo đến cấp cao nhất đã hết, phải có một cơ chế nào đó để có thể có một luật mới có hiệu lực cao hơn luật hiện có theo cách giải thích và áp dụng của toà án . 1 Với những tiêu chí tối thiểu này, có thể nhận thấy rằng trong một nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được giới hạn bởi các chuẩn mực pháp lý, và do đó hành vi của công quyền có thể dự đoán trước được. Sự giới hạn công quyền trong khuôn khổ pháp luật, đặt quyền lực của pháp luật lên công quyền là nội dung của một nhà nước pháp quyền. Từ nội dung cốt yếu này lý thuyết về nhà nước pháp quyền ở Châu Âu đặt ra những yêu cầu cho một nhà nước được gọi là nhà nước pháp quyền: chính quyền hợp hiến, chủ quyền nhân dân, phân công quyền lực, tư pháp độc lập, tôn trọng và bảo vệ các quyền của con người... Tại sao người Châu Âu khi xây dựng học thuyết nhà nước pháp quyền chỉ nhấn mạnh vấn đề nhà nước theo pháp luật mà không phải là tất cả các chủ thể trong xã hội? Tôn trọng pháp luật là một truyền thống của người phương Tây. ở phương Tây, pháp luật được quan niệm không chỉ là công cụ cai trị của nhà nước mà còn là đại lượng của công lí mà người dân có thể sử dụng để bảo vệ mình. Các nhà nước tư sản Châu Âu đều có một hệ thống tương đối đầy đủ các quy phạm pháp luật được kế thừa và phát triển thường xuyên, được xã hội mặc nhiên công nhân. Quyền lợi của công dân được thể hiện trong pháp luật. Muốn thoả mãn nhu cầu của mình, người dân phải sống theo pháp luật, cũng tất yếu như sống phải thở. Đã là tất yếu như vậy, người ta không cần đặt ra yêu cầu đối với mọi người là sống phải ăn và thở. Hơn nữa, lý do của điều này cũng nằm ở chỗ, thuật ngữ “ nhà nước pháp quyền” sinh ra ở Đức trong tình cảnh của một nhà nước cực quyền. Do đó để chống lại trạng thái cực quyền này, các nhà lý luận về nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu kiểm soát của pháp luật đối với công quyền. Trong khi đó, người Anh, Mỹ lại phát triển một chế độ mà họ gọi là “Rule of law” ư chế độ pháp quyền . Thuật ngữ này về ngữ nghĩa không có yếu tố nhà nước. Lý giải về điều này, D.Neil Cormick cho rằng từ “nhà nước” 2 không được Hiến pháp Anh dùng như một thuật ngữ. Khi các nhà hiến pháp học người Đức nói về “nhà nước” , thì người Anh nói về “Ngôi vua” hoặc “Chính phủ”, đôi khi về “Quốc hội”, hay “Toà án”. D.Neil Cormick quan niệm “Rechtstaat” của Đức và “Rule of law” của Anhư Mỹ chỉ khác nhau về thuật ngữ còn nội dung thì giống nhau. Nhà nước pháp quyền hay chế độ pháp quyền đều chứa đựng những nguyên tắc để kiểm soát công quyền bằng pháp luật. Tôi cho rằng hai thuật ngữ trên có nét khác nhau. Điểm chung của hai khái niệm là sự kiểm soát của pháp luật đối với công quyền nhưng thuật ngữ “chế độ pháp quyền” (Rule of law) có nội dung rộng hơn. Trong khi “nhà nước pháp quyền” đề cập rõ đến tinh thần pháp quyền của quyền lực nhà nước thì “chế độ pháp quyền” lại nói đến một tinh thần pháp quyền nói chung - một tinh thần pháp quyền cương toả toàn xã hội trong đó trọng yếu là công quyền.

Sự tiếp biến của Việt Nam

Việt Nam đã chấp nhận thuật ngữ “nhà nước pháp quyền”. Tuy nhiên những gì chúng ta đang nghĩ và đang làm để xây dựng một nhà nước pháp quyền rộng hơn rất nhiều so với với ý tưởng cốt lõi của nhà nước pháp quyền theo nghĩa phương Tây nói trên. Về mặt khoa học, các nhà luật học của chúng ta đề cập đến tiêu chí của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam không đơn thuần chỉ là sự kiểm soát công quyền bằng pháp luật. Theo GS Hoàng Văn Hảo, một trong những đặc trưng của mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “ quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Giáo sư diễn giải: “Đề cao tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động nhà nước và tính nhân văn của pháp luật là một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp luật phải thống trị trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với nhau, giữa nhà nước với tổ chức kinh tế, chính trị xã hội. Các chủ thể có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và được bình đẳng trước pháp luật. Và ngay cả nhà nước cũng được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” . Rõ ràng 3 là nhà nước pháp quyền được hiểu rộng hơn. Về mặt thực tiễn, chúng ta đang làm rất nhiều việc thuộc nội dung của việc xây dựng nhà nước pháp quyền như tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật để tạo một lối sống tuân theo pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân; những biện pháp khác tăng cường sự tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể trong xã hội... Vấn đề đặt ra là tạo sao lại có sự tiếp biến như vậy đối với học thuyết nhà nước pháp quyền ở Việt Nam? Khi chưa thừa nhận học thuyết nhà nước pháp quyền thì nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng của chúng ta để quản trị đất nước. Pháp chế là yêu cầu mọi chủ thể phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng. Về phía công dân, pháp chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu mọi công dân phải tuân thủ pháp luật. Nói cách khác, pháp chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu một trạng thái xã hội mà mọi người đều tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Khi học thuyết nhà nước pháp quyền được thừa nhận ở nước ta thì về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn chúng ta đã đan xen lý thuyết pháp chế vào lý thuyết pháp quyền, yêu cầu của pháp chế đã được chuyển thành yêu cầu của pháp quyền. Với sự chi phối của lý thuyết pháp chế, nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã được bổ sung nguyên tắc “ quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Đưa lý thuyết pháp chế vào nội dung của nhà nước pháp quyền ở yêu cầu “ quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” thì có lẽ không hợp lý lắm. Học thuyết nhà nước pháp quyền không phải là một “ cây đũa thần ” có thể giải quyết mọi vấn đề nhà nước và pháp luật. Vậy, chi bằng, chúng ta cứ thực thi học thuyết pháp quyền với thực chất nội dung của nó, và đồng thời vẫn thực hiện pháp chế mà không cần phải lồng lý thuyết pháp chế vào lý thuyết pháp quyền. Xã hội pháp quyền Tinh thần pháp quyền có thể được ứng dụng đối với cả công quyền lẫn trong xã hội công dân. Pháp quyền trong xã hội công dân có thể hiểu là quyền lực của pháp luật trong xã hội công dân. Đối với pháp quyền của công quyền thì công quyền là đối tượng chịu sự kiểm soát của pháp luật, còn đối với pháp quyền của xã hội công dân thì công dân là chủ thể sử dụng quyền lực của pháp luật để bảo vệ các quyền và tự do của mình. Một xã hội mà trong đó công quyền phải chịu sự kiểm soát của quyền lực pháp luật và công dân có thể sử dụng quyền lực của pháp luật để bảo vệ các quyền và tự do của mình là một xã hội pháp quyền. Lý thuyết pháp quyền của phương Tây chủ yếu đặt ra tinh thần pháp quyền đối với công quyền, còn tinh thần pháp quyền của xã hội công dân được thừa nhận mặc nhiên như đã phân tích. Nhưng trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, tinh thần pháp quyền đối với xã hội công dân cần phải đặt thành một yêu cầu vì điều này chưa được sự thừa nhận tự nhiên của xã hội. Với những truyền thống lịch sử đặc thù, người Việt không có thói quen sử dụng pháp luật để bảo vệ mình mà nhìn pháp luật như chống đối lại với mình. Tâm thức này còn đọng lại trong con người Việt Nam hiện đại. Vì vậy, người dân ta hiện nay vẫn chưa có thói quen sử dụng pháp luật để bảo vệ mình . Do đó, yêu cầu mọi công dân chủ 4 động sử dụng pháp luật để bảo vệ mình là cần thiết đối với nước ta. Để tạo dựng một xã hội pháp quyền ở Việt Nam, chúng ta phải làm gì ? Nhà nước là một bộ phận của xã hội. Một xã hội pháp quyền cần phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực công. Người ta đã bàn nhiều về vấn đề giám sát quyền lực ở Việt Nam. Tôi chỉ xin có một ý kiến nhỏ liên quan đến vấn đề này. Để chính quyền hành xử theo pháp luật không đơn thuần chỉ có các công cụ pháp lý. Công quyền vi phạm pháp luật nhiều khi lỗi không phải tại pháp luật. Nạn tham nhũng là một điển hình. Chúng ta có rất nhiều các công cụ pháp lý để chống tham nhũng nhưng kết quả không được như mong muốn. Tham nhũng liên quan đến đạo đức trong khu vực công quyền. Do đó, tôi cho rằng ngoài các công cụ pháp lý ra cần phải dùng đạo đức để kiểm soát công quyền. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu hướng lạm quyền. Do vậy, nhân loại ở mọi nơi, vào mọi thời đại đều quan tâm tìm kiếm những phương thức để kiểm soát quyền lực. Phân quyền, và kìm chế đối trọng là những cách thức mà người phương Tây nghĩ ra để kiểm soát công quyền. Nhưng cách thức này không được chấp nhận hoàn toàn ở Việt Nam. Người phương Đông trong truyền thống cũng có những cách thức để kiểm soát công quyền, mà một trong những cách thức hữu hiệu là đạo đức. Các chuẩn mực đạo đức của nhà Nho đã rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát công quyền ở Trung Hoa và Việt Nam trong truyền thống. Nến chúng ta không chấp nhận tam quyền phân lập và kìm chế đối trọng thì đạo đức có thể rất cần để kiểm soát công quyền. Những chuẩn mực của đạo đức phương Đông như: nhân, thứ, trung, tín, nghĩa, lễ, khiêm, mẫn, huệ... nếu được sử dụng hợp thời trong khu vực công quyền thì sẽ rất có ý nghĩa kiểm soát quyền lực ở nước ta. Trong một xã hội pháp quyền, pháp luật phải phục vụ người dân. Muốn như vậy, pháp luật đó phải là pháp luật tự nhiên. Đó là pháp luật thừa nhận và tạo lập những cơ chế bảo đảm các quyền tự nhiên của con người, do đó được người dân chủ động sử dụng để bảo vệ mình. Trước yêu cầu của một xã hội pháp quyền, vấn đề đặt ra đối với nhà nước là phải ban hành những đạo luật phục vụ nhân dân, phát triển xã hội dân sự. Trong khi đó luật tư ở Việt Nam phát triển chậm hơn so với luật công. Tư duy lập kế hoạch lập pháp của chúng ta dường như ưu tiên pháp luật tổ chức và hoạt động của nhà nước hơn. Hiện nay, nhu cầu về pháp luật tư của người dân và sự đáp ứng của nhà nước vẫn còn cách xa nhau. Hàng loạt những văn bản pháp luật rất cần thiết với người dân chưa được ban hành như Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật trưng cầu dân ý, Luật về luật sư... Một số văn bản pháp luật phục vụ người dân đã có và tỏ ra nhiều bất cập nhưng chậm được sửa đổi như Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, Luật phá sản...Tôi cho rằng tư duy lập kế hoạch lập pháp nên ưu tiên luật phục vụ người dân. Nhà nước cũng phải có những cơ chế để tạo điều kiện cho người dân hiểu biết và chủ động sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. Nhà nước cần đầu tư nhiều cho việc tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống. Việc làm này nhiều khi còn quan trọng hơn là làm luật. Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên đưa pháp luật đến người dân cần một tư duy phục vụ hơn là tư duy cai trị. Nhìn vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà nước ta có thể nhận thấy chúng ta ưu tiên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho việc quản lý nhà nước như Bộ luật Hình sự, Luật giao thông, Luật phòng chống ma tuý... Nhà nước cần hướng hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống đối với những lĩnh vực pháp luật phục vụ người dân. Một tư duy tuyên truyền để người ta sử dụng cần hơn tư duy tuyên truyền để người ta tuân theo./.