Vũ thành an là ai

Vũ Thành An (1943– ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của các Bài không tên, Vũ Thành An là một trong những nhạc sĩ nổi bật của miền Nam thời kỳ sau 1954 - 1975.

Khoảng 50 Bài không tên, được đánh số không theo thứ tự thời gian, trong đó một số bài vẫn có mang tên khác. Môt vài Bài không tên khác không đánh số như Bài không tên cuối cùng và Bài không tên cuối cùng tiếp nối...

Vũ Thành An sinh tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Năm 1960, ông vào học trường trung học Nguyễn Trãi, có theo học nhạc sĩ Chung Quân cùng Ngô Thụy Miên, Đức Huy. Năm 1961 ông thi hỏng Tú tài và về trường Hưng Đạo học tiếp Đệ nhị. Năm 1963, Vũ Thành An thi đậu Tú tài toàn phần.

Sau đó ông được linh mục Trần Đức Huynh, giám đốc trường Hưng Đạo cho dạy lớp Đệ thất để có tiền học Đại học. Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên ở Đài phát thanh Sài Gòn, ở đó ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Năm 1965, ông viết Tình khúc thứ nhất, thơ Nguyễn Đình Toàn và nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tay đó. Những năm tiếp theo, ông viết nhiều Bài không tên khác. Năm 1967, Vũ Thành An nhập ngũ khóa 25 Sĩ quan dự bị Thủ Đức và 1969 ông lập gia đình.

Năm 1969, ông phát hành tập nhạc Những bài không tên. Các tác phẩm của Vũ Thành An được yêu thích ở khắp miền Nam khi đó. Người ta có thể nghe tại gần như hầu hết các quán cà phê nhạc của Sài Gòn và những thành phố lớn khác, tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh. Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh đêm ba mươivà các Bài không tên gắn liền với giới trẻ thời bấy giờ. Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng.

Năm 1971, Vũ Thành An tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông tiếp tục làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn với cấp bậc sĩ quan, và trải qua nhiều chức vụ: Trưởng cơ sở dân vận Gia Định 1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũ Thành An là người cuối cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn, lúc 10 giờ 30 giờ sáng. Sau đó ông phải học tập cải tạo suốt mười năm dài từ 1975 đến 1985 tại miềnBắc. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, Những Bài Nhân Bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981.

Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1996, ông ghi danh học chương trình Cao học Thần học của Tổng giáo phận Portland, Oregon. Năm 2000, Vũ Thành An được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác tình khúc và chỉ tiếp tục soạn các bản thánh ca, và tham gia các công việc từ thiện.

Theo wikipedia.org


Page 2

Có 46 bài hát của nhạc sĩ Vũ Thành An

[C] Nếu yêu em là [Am] xa em, [G] anh cũng đành biến [C] mất thôi Anh biến mất [F] thôi để trả lại [C] em cuộc sống tự do [Am] Để trả lại [Dm] em niềm vui [G] đợi…
Ca sĩ thể hiện: Tuấn Ngọc Nhạc Trữ tình

1. Nhớ em [Am] nhiều nhưng chẳng nói Nói ra [A7] nhiều cũng vậy [Dm] thôi Ôi đớn [Am] đau đã nhiều [E7] rồi Một lời thêm càng buồn [E7] thêm Còn hứa [Am] gì? 2. Biết bao [Am] lần…
Ca sĩ thể hiện: Elvis Phương, Bằng Kiều, Ngọc Anh, Ngọc Lan, Duy Quang, Khánh Hà, Lưu Hồng, Xuân Phú, Vũ Thành An (trước 75), Khánh Ly (trước 75), Chế Linh (trước 75) Nhạc Trữ tình

1. Nhớ rất [Am] nhiều, câu chuyện đó Ngỡ như [A7] là, ngày hôm [Dm] qua Ôi ước [E7] ao, có một [G] ngày Được gặp [E7] em, hỏi chuyện em Lần cuối [Am] cùng. 2. Vẫn con [Am] đường,…
Ca sĩ thể hiện: Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Như Mai Nhạc Trữ tình

1. [Asus2] Xin đời sống cho tôi mượn tiếng [F] Xin cho cơn mê thêm [Am] dài một [Em] chuyến [G] Cuộc tình buông [C] xuôi còn lưu [Em] luyến [Am] Còn đắng [Asus2] cay còn hận còn [Am] đau…
Ca sĩ thể hiện: Duy Quang, Hoàng Nam, Lệ Quyên, Minh Oanh Nhạc Trữ tình

[Dm] Em thướt tha như một [F] câu thơ, hắt hiu trong ngàn lời đêm [Dm] chờ [Gm] Ta đời lỡ dòng [C] sông khô, chờ uống lời [Bb] em ru, [A7] lả giấc đời [Dm] chiều thu Tình [Dm]…
Ca sĩ thể hiện: Diễm Liên, Trang Duyên Nhạc Trữ tình

[Am] Chiều [Dm] vàng dìu nhau trong [Bb] gió Rì [E7] rào hàng dương thương [Am] nhớ Thẫn [F] thờ bàn chân lối [E7] mòn dấu ai [C] xưa [Am] Xào [Dm] xạc hàng cây nghiêng [Bb] ngả Rạo [E7]…
Ca sĩ thể hiện: Lệ Thu Nhạc Trữ tình

Một bóng dáng mảnh [C] mai, một mái tóc mềm [Em] mướt dài Thướt [F] tha buông [Dm] chảy gió [G7] chiều thoáng ngất [C] ngây [G7] Một tiếng nói lặng [C] thinh, một ánh mắt ẩn [Em] dấu tình…
Ca sĩ thể hiện: Tuấn Ngọc, Ngọc Hạ, Khánh Hà Nhạc Trữ tình

1. Đà Lạt xanh [Em] trong in dấu chân em hồng Đà Lạt nắng [Am] say điểm [C] tô thời con [G] gái [E7] Đà Lạt mù [Am] sương mộng [D7] mơ sóng cuồn [G] cuộn Tình yêu mới chớm…
Ca sĩ thể hiện: Kim Anh Nhạc Trữ tình

1. Ngày nào ta còn có [Em] nhau biết đâu mai sau đẹp xấu Dòng đời vui buồn trôi [Am] mau thoáng đây đã bạc mái [B7] đầu Tình nào đã hằn vết [Em] đau cứa sâu con tim nhỏ…
Ca sĩ thể hiện: Nguyễn Hưng Nhạc Trữ tình

Lời em [Em] nói vẫn [G] như văng vẳng [Am] đâu đây Giờ chia tay ưu [D7] tư chết lặng hàng cây Mất em [G] rồi không [D7] bao giờ có [G] lại Tiễn người [Am] đi cả hồn [D7]…
Ca sĩ thể hiện: Thanh Hà Nhạc Trữ tình

Mới đây, nhạc sỹ Vũ Thành An đã xuất hiện trong chương trình Music Box do Trung tâm Thúy Nga thực hiện, cùng 3 ca sỹ, là những giọng ca thành công với nhạc phẩm của ông. Nhạc sỹ tiết lộ lý do vì sao ông không đặt tên cho bài hát, mà lấy luôn là “không tên”: “Tôi bắt đầu viết nhạc năm 63, 64, khi 20, 21 tuổi. Lúc đó nền văn nghệ ở miền Nam rất là phong phú, không chỉ bên nhạc, mà văn chương, hội họa đều thế. Không khí rất vui. Riêng về các nhạc sỹ viết nhạc đã có đến trăm vị. Tôi thấy đơn độc và nghĩ: Mình phải làm cái gì đó để người ta để ý đến mình, các ông ấy nổi tiếng quá rồi, mình thì mới bước chân vào. Hồi đi học, thầy của tôi nói: Muốn làm gì thành công, phải có gì đó đặc biệt thì người ta sẽ chú ý. Nếu tôi đặt tên cũng không thể nào hay hơn các ông kia được. Thôi thì mình đứng riêng một chỗ, mình không đặt tên”.

Nhạc sỹ Vũ Thành An trong "Music Box" (Ảnh: Chụp từ màn hình)

Nhiều “Bài không tên” của Vũ Thành An đã trở nên nổi tiếng, được nhiều thế hệ yêu thích. Ông có “Bài không tên số 1”, “Bài không tên số 4”, “Bài không tên số 2”… Nhiều người thường nghĩ, số thứ tự trong những “Bài không tên” thể hiện trật tự thời gian ra đời của các tác phẩm. Nhạc sỹ Vũ Thành An phủ nhận điều này: “Những bài từ số 1 đến số 10 đó là những sáng tác của tôi trong thời gian còn đi học trung học. Khi tôi phát hành bài “Tình khúc thứ nhất”, có yêu cầu của nhiều người là muốn nghe thêm. Với lại có điều đặc biệt, sau khi phổ biến bài “Tình khúc thứ nhất” năm 1965 thì năm 67 tôi nhập ngũ, vắng mặt một thời gian. Khi tôi trở lại, năm 67, tôi lại nghĩ mình phải có gì đặc biệt nên có “Bài không tên số 2”. Tôi tin mình phát hành sẽ thành công vì tôi biết, hầu như người con gái nào đi lấy chồng chẳng có một mối tình đầu, nhất là người con gái đẹp. Bao giờ một người đẹp đi lấy chồng cũng có một mối tình mang theo”. Đúng như dự đoán của nhạc sỹ Vũ Thành An, “Bài không tên số 2” được lòng khán giả yêu nhạc Việt đến tận bây giờ: “Đời người con gái ước mơ đã nhiều/Trời cho không được mấy đến khi lấy chồng/Chỉ còn một mối tình mang theo”.

Không chỉ thành công với nhạc Phú Quang, Ngọc Anh còn thành công với một số ca khúc của Vũ Thành An. Trong chương trình chị hát "Bài không tên số 4", "Hoài niệm"... (Ảnh: Chụp từ màn hình)

Cũng trong buổi trò chuyện, nhạc sỹ Vũ Thành An chia sẻ, những “Bài không tên” không hẳn là những sáng tác đầu tay: “Hồi đó có phong trào in những tập nhạc. Ông Trịnh Công Sơn cũng ra, các ông khác cũng ra, người ta cũng yêu cầu tôi ra một tập 10 bài, tôi mới gom góp lại để ra một tập. “Bài không tên số 4” nằm trong thời điểm đó”.

Trong số những “Bài không tên” nổi tiếng của Vũ Thành An, ám ảnh và xót xa hơn cả chính là “Bài không tên số 4”. “Bóng hồng” trong “Bài không tên số 4” là một người phụ nữ rất đẹp và nổi tiếng ngoài đời: “Khi tôi viết thì tôi không nghĩ sẽ phổ biến bài đó vì rất là riêng tư. Có những điều mà chỉ tôi và người đó biết thôi. Mình nói ra người ta cũng không thể thông cảm được. Nhưng vì nhu cầu phải ra tập nhạc thì thôi tôi phải lấy nó, đặt tên là “Bài không tên số 4”. Ca khúc này là sự liên hệ giữa tôi với một người rất là đẹp nhưng cuộc sống gia đình không thành công. Cô ấy đẹp, nổi tiếng nhưng gia đình đổ vỡ , mỗi lần gặp tôi là cô khóc, khóc như mưa, phải nói dễ sợ lắm. Về sau này tôi cũng có gặp một số cô, các cô cũng có khóc nhưng không bằng cô này. Tôi càng chia sẻ thì cô càng trút nỗi buồn. Cô đổ vỡ gia đình khi đã có 3 đứa con trai. Cô ấy nổi tiếng đến mức đi ra ngoài đường ai cũng biết cô ấy”. “Bài không tên số 4” nhuốm tiếng khóc và nước mắt, vì thế: “… Mai về sau nước mắt có cạn/Khi xa đời thương cho đàn con/Triệu người quen có mấy người thân/Khi lìa trần có mấy người đưa”.

Vũ Thành An đã có “Bài không tên cuối cùng”: “Nhớ em nhiều nhưng chẳng nói/Nói ra nhiều cũng vậy thôi/Ôi đớn đau đã nhiều rồi/Một lời thêm càng buồn thêm, còn hứa gì…”. Nhưng không có nghĩa sau khi viết “Bài không tên cuối cùng” nhạc sỹ gác bút, ông vẫn tiếp tục viết. Tiết lộ của Vũ Thành An chắc chắn khiến người hâm mộ ngạc nhiên: Hiện nay ông có hơn 140 “Bài không tên”. Tuy nhiên, rất nhiều “Bài không tên” chưa có cơ hội để ra mắt khán giả. Cũng có “Bài không tên” ông phổ thơ, như trường hợp “Bài không tên số 50”: “Năm 91, tôi sang Mỹ, tôi gặp một người, vị đó đọc cho tôi mấy câu thơ: “Em bảo anh đi đi/Sao anh không đứng lại”, tôi thấy hay quá. Vị đó không cho tôi biết tác giả là ai. Tôi phổ 4 câu thơ mà vị ấy đọc và viết thêm để phát triển ý. Đó là “Bài không tên số 50”, Vũ Thành An nói.

Trần Thu Hà hát "Bài không tên số 50" (Ảnh: Chụp từ màn hình)